Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 25/02/2020 12:03 | Người đăng: Lường Toán

Tụ cầu vàng là một trong những loại vi khuẩn tụ cầu gây ra nhiều bệnh nhiễm khuẩn nhất trong cộng đồng. Chúng gây ra những vấn đề nhức nhối trong ngày y học hiện nay, nguy hiểm nhất là tụ cầu vàng gây kháng kháng sinh thông dụng. Bởi vậy mà việc phòng tránh bệnh là rất quan trọng.

Tụ cầu vàng là gì?

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus, là do một loại vi khuẩn tụ cầu kháng với nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường.

Đa số những trường hợp bị nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng thường xảy ra với những bệnh nhân nằm viện dài ngày hay những cơ sở chăm sóc sức khỏe như trung tâm lọc máu và viện dưỡng lão …Bên cạnh đó nhiễm khuẩn tụ cầu vàng còn liên quan đến một số thủ thuật hay những thiết bị xâm lấn như phẫu thuật, ống tiêm tĩnh mạch hay các khớp nhân tạo.

Vi khuẩn tụ cầu vàng

>>>Tham khảo thêm: Bệnh nhược cơ sống được bao lâu?

Không chỉ gây nhiễm khuẩn ở bệnh viện, tụ cầu vàng còn gây nên tình trạng nhiễm trùng cộng đồng, bắt đầu là do nhọt da đau đớn, sau đó lây lan tiếp xúc da cận kề. Thường đối tượng dễ bị mắc nhiễm trùng tụ cầu vàng trong cộng đồng thì bao gồm những người tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới hay những người sống trong môi trường đông đúc, chật hẹp, mất vệ sinh.

Một số bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng gây nên thì bệnh viêm nội tâm mạc hay nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh rất nặng. Cả hai bệnh có liên quan đến nhau, có diễn biến lâm sàng nặng và rất phức tạp, chiếm tỷ lệ từ 30 – 40% các trường hợp. Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là bệnh cấp tính nhưng nặng có thể gây tử vọng, nhất là nhiễm khuẩn máu gây tử vong cao do suy đa tạng nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Tụ cầu vàng được xem là loại vi khuẩn kháng kháng sinh rất tốt, chúng rất khó điều trị, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng con người.

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh gì?

Theo các dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM giải đáp, khi cơ thể bị nhiễm tụ cầu vàng thì người bệnh sẽ gặp phải những tình trạng phổ biến sau đây:

Nhiễm khuẩn da

Nhiễm khuẩn da chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên. Chúng thường sống ký sinh trên da và niêm mạc nên dễ xâm nhập qua đường lỗ chân lông, chân tóc và các tuyến dưới da. Ở đó chúng sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo mủ. Triệu chứng đầu tiên là xuất hiện các ổ áp xe, mụn nhọt và chốc lở trên da.

Nhiễm khuẩn huyết

Những vi khuẩn tụ cầu vàng thường gây nhiễm khuẩn ngoài da, chúng có thể di chuyển vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn máu. Đây được xem là loại nhiễm trùng khá nặng, có thể gây nguy hiểm bởi khi bị nhiễm khuẩn máu thì các vi khuẩn tụ cầu dễ đi vào nội tạng bao gồm gan, phổi, tủy và não. …sau đó sẽ gây ra các ổ áp xe tại những cơ quan này. Bên cạnh đó thì người bệnh có thể gặp phải tình trạng viêm tắc tĩnh mạch, chúng có thể trở thành dạng viêm mãn tính như viêm xương.

Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn cũng thường xảy ra khi người bệnh ăn phải nguồn thực phẩm có nhiễm tụ cầu. Đó có thể là do trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm không được đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn tụ cầu vàng sẽ nhiễm trực tiếp vào thực phẩm thông qua chế biến, nhất là khi bị hắt hơi hay tay có xuất hiện vết thương hở.

Tụ cầu vàng trong thực phẩm thì chúng phát triển nhanh và mạnh, đồng thời phát ra các ngoại độc tố của những loại vi khuẩn khác. Điều đặc biệt là chúng không làm thay đổi mùi vị của thực phẩm khiến người khác khi ăn vào sẽ bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Trong môi trường bệnh viện, vi khuẩn tụ cầu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng bao gồm: nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng vết bỏng hay nhiễm trùng vết mổ. Chúng có thể lây truyền qua các dụng cụ y tế xâm lấn vào các vết thương hở, trầy xước hay những dụng cụ cá nhân như khăn mặt và dao cạo râu…Đa số bệnh tụ cầu vàng này đều kháng kháng sinh rất mạnh.

Hội chứng sốc nhiễm độc

Hội chứng sốc nhiễm độc rất hiếm gặp, chúng có tính chất đột ngột và dễ gây nguy hiểm cho người khác. Bệnh do nguyên nhân chủ yếu là giải phóng độc tố từ vi khuẩn tụ cầu khi chúng phát triển quá mức. Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt khi sử dụng băng vệ sinh hay các loại bông băng thấm hút nhiễm khuẩn. Người bệnh sẽ bao gồm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau đầu, khát nước, tim đập nhanh, nổi mẩn toàn thân và hạ huyết áp…

Biện pháp phòng ngừa bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng

Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể gây nguy hiểm

Tại bệnh viện:

  • Người mắc bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu vàng thì sẽ được áp dụng biện pháp phòng ngừa tiếp xúc nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn
  • Người nhà bệnh nhân hay nhân viên y tế chăm sóc người bệnh cách ly có thể được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ và tuân thủ quy trình vệ sinh tay nghiêm ngặt
  • Vệ sinh môi trường bệnh viện sạch sẽ
  • Vô khuẩn tuyệt đối những dụng cụ y tế để tiêu diệt vi khuẩn sinh vật gây bệnh.

Trong môi trường cộng đồng:

  • Rửa tay: Hãy rửa tay sạch sẽ mỗi khi có điều kiện. Tốt nhất nên mang thai người chai nhỏ chất khử trùng tay 62% cồn để phòng ngừa trường hợp bạn không được tiếp cận nước với xà phòng.
  • Khi chơi thể thao và những bài tập thể lực thì chú ý tắm rửa sạch sẽ , sử dụng xà bông nhưng không được dùng chung khăn tắm
  • Vết trầy xước hay vết cắt cần phải được đảm bảo sạch sẽ và bằng kín, khô cho đến khi lành vết thương. Tránh vi khuẩn tụ cầu vàng lây lan sang cộng đồng.
  • Hãy giặt quần áo và chăn màn bằng nước nóng hoặc sử dụng thuốc tẩy có chứa thành phần an toàn. Nếu có điều kiện hãy sấy khô trong máu hơn là phơ ngoài không khí bởi vi khuẩn có thể tồn tại bên ngoài môi trường.
  • Không được tiêm thuốc bừa bãi mà không theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân dùng thuốc tiêm tĩnh mạch sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm bao gồm nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.
  • Không nên dùng chung vật dụng cá nhân như khăn trải giường, khăn tắm, dao cạo, quần áo, dụng cụ thể thao bởi nhiễm khuẩn có thể lây lan sang vật dụng hoặc lây từ người này sang người khác
  • Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
  • Vệ sinh cá nhân tốt bằng cách tắm rửa hàng ngày
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách tiêm vắc xin đúng cách, ăn uống chế độ hợp lý.

Những thông tin về bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vừa được giải đáp trên đây hi vọng hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990