Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ung thư dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Cập nhật: 01/11/2022 10:39 | Người đăng: Lê Thảo

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm mà bất kì ai trong chúng ta đều có khả năng mắc phải. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày vô cùng đa dạng, chủ yếu là do thói quen ăn uống không khoa học. Tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Bệnh ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường các tế bào trong dạ dày, mất kiểm soát dẫn đến sự hình thành các khối u. Tình trạng này nặng thêm khiến cho khối u ác tính lan rộng xung quanh, sau đó di căn đến các cơ quan khác, tác động nhiều đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Ung thư từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của tất cả chúng ta. Bởi lẽ một khi mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác cũng là lúc người bệnh phải nhận lấy án tử về mình.

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân phổ biến gây ưng thư dạ dày
Thực phẩm bẩn là nguyên nhân phổ biến gây ưng thư dạ dày

Các giai đoạn ung thư dạ dày:

  • Giai đoạn 0: Tế bào ung thư ở lớp niêm mạc dạ dày, ung thư biểu mô.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày.
  • Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn ra khắp cơ thể. 

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có trên 94.000 ca tử vong do ung thư nói chung và con số này thậm chí còn cao gấp 9 lần số người chết vì tai nạn giao thông. Trong số các bệnh ung thư thường gặp nhất hiện nay, ung thư dạ dày được xem là căn bệnh nguy hiểm, có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Hàng năm, bệnh ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Tính riêng tại Việt Nam, ưng thư dạ dày phổ biến đến mức đứng hàng thứ hai ở nam giới ngay sau ung thư phổi, và hàng thứ ba ở nữ giới sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung.

Trong những năm qua, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày của người Việt có xu hướng tăng không ngừng. Nếu như ở năm 2000 chỉ có 5.711 ca mắc ung thư dạ dày thì đến năm 2010, số người bệnh đã tăng gấp đôi lên là 10.394 ca. Ước tính năm 2020, số ca mắc sẽ còn tiếp tục gia tăng lên 11.502 ca. Ngoài ra, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nữ thấp hơn ở nam giới nhưng cũng có sự gia tăng nhanh chóng. Từ con số 3.418 năm 2000, 10 năm sau số ca mắc ung thư dạ dày ở nữ giới đã lên 4.728.

2. Các nguyên nhân ung thư dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày, dưới đây là những lý do chính dẫn đến bệnh này:

  • Do tổn thương tiền ung thư: Tình trạng teo niêm mạc dạ dày; hình thái, cấu trúc tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi giống như tế bào ruột và đại tràng (chuyển sản ruột) thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là yếu tố gây viêm loét dạ dày, phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra sự tổn thương tiền ung thư.
  • Béo phì: Những người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị.
  • Di truyền: Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con chiếm đến 48%. Không chỉ vậy, sự đột biến di truyền của E - cadherin gen (CDH1) hoặc một số hội chứng di truyền gồm ung thư đại trực tràng, đa polyp tuyến cũng liên quan đến ung thư dạ dày.
  • Nhóm máu: Nghiên cứu cho thấy, người nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày hơn so với các nhóm máu O, B, AB.
  • Phẫu thuật dạ dày: Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật.
  • Tuổi tác: Tuổi càng lớn thì nguy cơ bị mắc bệnh ung thư dạ dày càng cao, nhất là sau tuổi 50.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần nữ giới.

3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày

Dưới đây là những yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày hơn, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống nhiều muối, nhất là đồ đóng hộp, đông lạnh gồm thịt hun khói, thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng…
  • Người bị viêm dạ dày lâu năm.
  • Thức ăn bị nấm mốc, bảo quản không tốt, kém chất lượng.
  • Người có tiền sử mắc bệnh thiếu máu ác tính.
  • Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
  • Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).

4. Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm nhất cần lưu ý

Bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng hoặc biểu hiện không rõ ràng. Đa số người mắc bệnh chỉ được phát hiện khi khối u di căn sang các cơ quan khác hoặc khi đi khám sức khỏe định kỳ.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng mã QR Code giúp người dùng yên tâm mua sắm
Chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt phòng ngừa bệnh

Người bệnh cần chú ý đến dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày dưới đây:

  1. Xuất hiện cơn đau bụng từng đợt, ngày càng trầm trọng, dùng thuốc cũng không thuyên giảm.
  2. Sưng bụng, đầy bụng tái diễn liên tục, kèm theo tình trạng buồn nôn, khó chịu.
  3. Ợ nóng.
  4. Sụt cân nhanh chóng.
  5. Đi ngoài phân đen hoặc phân có lẫn máu.
  6. Chán ăn, khó nuốt, luôn có cảm giác thức ăn nghẹt trong cổ họng.
  7. Nôn ra máu.

Nếu như xuất hiện những triệu chứng trên thì bệnh nhân hãy chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để có chẩn đoán và phương án điều trị hiệu quả. Tránh trường hợp chủ quan với những dấu hiệu bất thường khiến cho bệnh tiến triển nặng và khó khăn trong việc điều trị.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư dạ dày

5.1. Chẩn đoán

- Khám lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng người bệnh gặp phải để đưa ra chẩn đoán.

- Khám cận lâm sàng:

  • Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm.
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm nội soi dạ dày.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
  • Sinh thiết dạ dày.

5.2. Điều trị

Khi phát hiện ra bệnh ung thư dạ dày, tùy vào thể trạng của từng người bệnh sẽ được chẩn đoán điều trị với những phương pháp sau đây:

  • Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ định với bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ dạ dày.
  • Hóa trị: Dùng thuốc chống ung thư nhằm tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Điều trị đích: Điều trị ung thư dạ dày bằng thuốc nhưng đây là liệu pháp có mục tiêu cụ thể, tấn công vào các gen hoặc protein chuyên biệt được tìm thấy ở tế bào ung thư hay các tế bào có liên quan đến sự phát triển của khối u.
  • Điều trị miễn dịch: Dùng thuốc tác động vào hệ miễn dịch người bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư.

6. Phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả

Để chăm sóc sức khỏe tốt nhất thì người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, qua đó cũng là cách phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày hiệu quả”

  • Duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ, đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Hạn chế những thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều muối hay nhiều dầu mỡ.
  • Từ bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu hay các chất kích thích khác.
  • Trường hợp mắc phải bệnh dạ dày thì nên được đi thăm khám và điều trị triệt để.
  • Khám và chữa trị tốt các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày.
  • Khám sức khỏe định kỳ 1 năm 2 lần nhằm phát hiện sớm khối u, có phương án điều trị hiệu quả nhất.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày, qua đó có phương án điều trị hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Dược TPHCM

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990