Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trường hợp hành khách đi lại bắt buộc phải xét nghiệm

Cập nhật: 01/11/2021 15:50 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Người dân phải xét nghiệm khi có một trong các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.

Trong dự thảo của Sở GTVT TP.HCM về tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn TP.HCM đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong thời gian thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ có nêu rõ các trường hợp cần xét nghiệm.

Cụ thể, hành khách cần xét nghiệm là các trường hợp có một trong các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; người đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

Trường hợp hành khách đi lại bắt buộc phải xét nghiệm

Trường hợp hành khách đi lại bắt buộc phải xét nghiệm

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Đặc biệt, khuyến khích người dân TP.HCM tự thực hiện việc xét nghiệm trước khi có hành trình đi từ TP.HCM đến các tỉnh, TP khác.

Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng phương pháp RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận kết quả.

Bên cạnh đó, người dân cần tuân thủ thông điệp 5K, khai báo di chuyển nội địa theo quy định thông qua ứng dụng PC-COVID.

Song song đó, người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Bộ GTVT, UBND TP.HCM và các tỉnh, TP liên quan (nơi đến).

Sở GTVT TP.HCM khuyến khích đơn vị vận tải tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 7 ngày/lần cho người điều khiển phương tiện, nhân viên đi cùng trên phương tiện khi hoạt động vận tải từ TP.HCM đến các tỉnh, TP khác (trừ Long An, Bình Dương và Đồng Nai) cho đến khi có chỉ đạo mới.

Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990