Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ em và cách điều trị

Cập nhật: 11/11/2019 13:59 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là một căn bệnh rất thường gặp đối với những trẻ sinh sống ở nơi ẩm thấp. Khi thấy xuất hiện triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuyệt đối không được chữa bằng những phương pháp dân gian.


Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là một căn bệnh rất thường gặp đối với những trẻ sinh sống ở nơi ẩm thấp

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yêu là do vi khuẩn cầu, tụ cầu, liên cầu hoặc virus Adenovirus gây ra. Trẻ thường bị đau mắt đỏ nhất vào mùa nắng nóng, khi thời tiết mưa nhiều, giao mùa, thời tiết ẩm ướt. Trong những thời điểm này sức đề kháng của trẻ yếu, thường cảm thấy mệt mỏi cùng với những yếu tố từ môi trường, vệ sinh kém nên rất dễ khiến cho bệnh đau mắt đỏ bùng phát thành dịch.

Bên cạnh đó, những trẻ hay có thói quen dịu mắt cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao vì khi trẻ tiếp xúc cùng với người bệnh hoặc những đồ vật không đảm bảo vệ sinh và dịu mắt sẽ khiến cho vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Bé chơi và tiếp xúc cùng với những trẻ bị đau mắt đó cũng có nguy cơ bị lây nhiễm rát cao. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chú ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho con thường xuyên.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với những người bị đau mắt đỏ.
  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: chăn gối, khăn mặt, chậu rửa với người bệnh.
  • Chạm vào đồ vật hay những vật dụng cá nhân của người bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Hay dụi mắt
  • Sử dụng chung nguồn nước đã bị nhiễm bệnh hay tiếp xúc chung 1 nguồn nước cùng với người bệnh ở hồ bơi.
  • Những nơi đông người như trường học, bệnh viện, nơi công cộng là môi trường rất dễ lây nhiễm bệnh

Triệu chứng và diễn biến của bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ em rõ ràng nhất chính là mắt có nhiều ghèn và lòng trắng bắt đầu chuyển dần sang màu đỏ. Bé sẽ cảm thấy mắt bị cộm rất khó chịu nên thường xuyên quấy khóc và khi ngủ dậy 2 mí mắt thường dính chặt vào nhau do có nhiều ghèn. Ghèn có thể có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.

Đối với những trường hợp bị viêm kết mạc có giả mạc (một lớp màng trắng trong suốt nằm ở dưới mi) sẽ thường lâu khỏi bệnh hơn đối với những trường hợp khác. Khi trẻ mắc bệnh cũng thường có một số biểu hiện khác như: có hạch, ho khan hoặc sốt nhẹ…

Mặc dù bệnh đau mắt đỏ sẽ thường giới hạn nhưng nếu như trẻ không được chăm sóc tốt và có những phương pháp điều trị phù hợp thì có thể bệnh sẽ triển biến nghiêm trọng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: sẹo giác mạc, đau mắt hột, giảm thị lực, viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, mù mắt…

Khi trẻ bị đau mắt đỏ nên chăm sóc như thế nào?

Đau mắt đỏ sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu nên hay quấy khóc. Do đó chúng ta sẽ cần phải có những biện pháp chăm sóc mắt phù hợp để giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đây là một số cách chăm sóc giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.

Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt

Khi trẻ đã bị đau mắt đỏ, chúng ta có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt cho trẻ khoảng 6-7 lần mỗi ngày. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh, những thành viên trong gia đình cũng cần phải nhỏ nước muối sinh lý vào mắt khoảng 4-5 lần mỗi ngày để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan.

Lưu ý: Mỗi một người sẽ cần phải sử dụng một lọ nước muối sinh lý khác nhau, không được dùng chung kể cả với những người không bị mắc bệnh.

Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Hiện nay, những loại bệnh do vi rút gây ra như bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em hay bệnh sốt phát ban… đều chưa có thuốc đặc trị. Hầu hết tất cả các loại thuốc chỉ có tác dụng là giảm bớt triệu chứng và khó chịu cho người bệnh. Phương pháp điều trị bệnh và phòng bệnh tốt nhất chính là giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Khi sức đề kháng của trẻ bị yếu đi sẽ khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và vi rút cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Hãy tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều các loại rau củ quả. Đối với những trẻ con đang bú sữa mẹ thì các mẹ nên cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt. Các mẹ cũng nên ăn nhiều những loại thực phẩm có thể gia tăng sức đề kháng của bản thân để gián tiếp tăng sức đề kháng cho trẻ thông qua sữa của mình.

Vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ hàng ngày

Để vệ sinh sạch sẽ mắt cho trẻ mỗi ngày, các bạn có thể thực hiện theo những bước sau đây: 

  • Bước 1: Trước khi vệ sinh mắt cho trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng
  • Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý cùng với 2 miếng băng gạc vô khuẩn để sử dụng cho 2 mắt
  • Bước 3: Thấm băng gạc vào nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Mỗi ngày nên vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ khoảng 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối sau đó sử dụng khăn ấm để lau mặt cho trẻ. Nên cho trẻ sử dụng khăn riêng và sau khi sử dụng khăn nên giặt sạch sẽ và phơi ở nơi thoáng mát.


Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tránh để trẻ dụi mắt

Làm thế nào để trẻ bị đau mắt đỏ nhanh khỏi bệnh

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ chính là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Khi giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ ngăn chặn được bệnh đau mắt đỏ lây lan.

Khi trẻ bị đau mắt đỏ sẽ cảm thấy khó chịu nên sẽ quấy khóc nhiều hơn, chúng ta có thể làm giảm khó chịu cho trẻ và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn bằng những cách sau đây:

  • Nên sử dụng khăn lau mắt, khăn lau mặt và khăn lau người riêng.
  • Tất cả những vật dụng của trẻ như khăn mặt, chăn ga gối nên giặt sạch sẽ và phơi khô ở một nơi thoáng mát.
  • Đối với những trẻ đã đi học nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để tránh trường hợp bệnh có thể lây lan thành dịch. Ngoài ra, chúng ta cũng nên hạn chế cho trẻ ra người để tránh khói bụi bay vào mắt.
  • Sử dụng băng gạc vô trùng cùng với nước muối sinh lý để rửa mắt hàng ngày cho trẻ. Hãy để trẻ nằm ở tư thế nghiêng sau đó sử dụng nước muối rửa ghèn trong mắt cho bé, sau đó lấy bông lau sạch. Không được để ghèn bám nhiều lên mắt vì sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, cộm ngứa cho bé. Nên lấy ghèn ra khỏi mắt khi chúng còn ướt, nếu để khô mới lấy ra sẽ có thể khiến cho trẻ bị đau rát, khó chịu.
  • Cho trẻ uống nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng, nếu như trẻ đang bú sữa mẹ thì cố gắng cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.
  • Hãy để cho mắt trẻ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với sách báo và các loại màn hình điện tử.
  • Tuyệt đối không được áp dụng những phương pháp dân gian để điều trị bệnh đau mắt đỏ cho trẻ.

Sau khoảng 1 đến 2 ngày mà trẻ không khỏi thì chúng ta cần phải đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh đau mắt đỏ của trẻ. Vậy khi trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì?

Có rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp trẻ bị đau mắt đỏ cảm thấy dễ chịu hơn và nhanh khỏi bệnh hơn.

  • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc tăng sức đề kháng, làm dịu những cảm giác nóng rát ở mắt. Trong các loại quả như dâu tây, cam, hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng vitamin C lớn. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên bổ sung lượng vitamin C vừa đủ để cung cấp cho những hoạt động hàng ngày của cơ thể và không nên lạm dụng vì sẽ có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực với trẻ.
  • Các loại thực phẩm bổ sung vitamin A, B12, D như rau cải, rau bina... cũng có tác dụng rất tốt đối với trẻ bị đau mắt đỏ. 
  • Trong đu đủ và bí đỏ có chứa beta-carotene. Khi đi beta-carotene đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng, sáng mắt và ngăn chặn bệnh đau mắt đỏ phát triển.
  • Gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà đề có chứa vitamin bổ sung cho mắt.
  • Nếu như trẻ không bú mẹ thì hãy cho trẻ uống nhiều nước. 
  • Thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan đều là những chất bổ sung vitamin cho mắt.

Chất dinh dưỡng là một phần rất quan trọng đối với cơ thể. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu không chỉ có tác dụng rất tốt đối với sự phát triển của cơ thể mà còn làm tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật một cách hiệu quả.

Trẻ bị đau mắt đỏ không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm có lợi đối với trẻ bị đau mắt đỏ thì cũng có một số loại thực phẩm cần phải tránh để hạn chế cảm giác khó chịu cũng như giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

Những đồ ăn cay nóng: Theo Đông Y, can phong nhiệt chính là nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ nên phải tránh những đồ ăn cay như: hành, tỏi, ớt… Những loại thực phẩm này sẽ có thể khiến cho mắt bị nóng hơn và gây cho bé nhiều cảm giác khó chịu.

Rau muống: Những người đau mắt đỏ cần phải kiêng tuyệt đối loại rau này vì chát nhựa trong rau muống sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

Chất tanh: Những loại thực phẩm có chất tanh như: tôm cá sẽ có thể tạo cho vi rút một điều kiện tốt để phát triển khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Mỡ động vật: Có rất nhiều chất béo không tốt ở trong mỡ động vật gây ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ khi đang bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, nên sử dụng dầu thực vật thay thế cho dầu động vật.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

Đau mắt đỏ là một căn bệnh ít gây ra nguy hiểm nhưng có tốc độ lân lan rất nhanh chóng và gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nếu như bệnh đau mắt đỏ không được nhanh chóng điều trị khỏi sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Chính vì thế, việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau mắt đỏ là hết sức quan trọng.

Người bệnh vẫn sẽ có khả năng lây bệnh trước khi phát bệnh 2-3 ngày hoặc sau khi khỏi bệnh khoảng 1 tuần. Chính vì thế, cách phòng tránh bệnh tốt nhất chính là thực hiện một cách triệt để những biệt pháp cách ly, vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh. Cụ thể các phương pháp phòng tránh như sau:

Phòng tránh khi không có dịch

  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé
  • Không dùng tay dụi mắt.
  • Giặt sạch khăn bằng xà phòng, phơi khô dưới ánh nắng hàng ngày.
  • Dùng riêng vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm…
  • Thường xuyên rửa tay cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân.

Phòng tránh khi đang có dịch đau mắt đỏ

Khi có dịch đau mắt đỏ, không chỉ cần phải thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng trên bên trên mà còn cần phải thực hiện thêm những điều sau đây:

  • Hạn chế cho bé đi ra ngoài, tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc không khí ô nhiễm
  • Hạn chế đi bơi, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
  • Ít đến các nơi đông người như bệnh viện, trung tâm mua sắm
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đau mắt
  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt ít nhất 1 ngày 3 lần
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em nói riêng và bệnh đau mắt đỏ nói chung rất dễ lây lan. Vì thế, khi xuất hiện triệu chứng bệnh đau mắt đỏ cần phải đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990