Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng của rối loạn tiền đình, nguyên nhân và cách chữa

Cập nhật: 13/02/2020 08:27 | Người đăng: Lường Toán

Rối loạn tiền đình là một trong những căn bệnh phổ biến, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có thể là nguyên nhân gây nên những bệnh lý khác. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình dưới đây có thể giúp các bạn phát hiện bệnh sớm và có cách chữa phù hợp.

Những triệu chứng của rối loạn tiền đình phổ biến

Những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp

Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh quan trọng nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò trong việc duy trì tư thế, dáng bộ, đồng thời phối hợp với mắt đầu, thân mình để cử động. Trong đó dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Tuy nhiên khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương thì có thể gây nên các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.

  • Người bệnh thường chóng mặt

Khi bị rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mất thăng bằng, chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt nhất là khi thay đổi tư thế. Khi đó bệnh nhân cần phải giữ nguyên tư thế không dám cựa quậy, sợ ngã

  • Chóng mặt không rõ nguyên nhân

Hiện tượng này thường gặp với những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo lắng, nghĩ nhiều về vấn đề nào đó. Người bệnh thường có cảm giác lâng lâng, nặng nề

  • Cơ thể mất thăng bằng

Một trong những triệu chứng của rối loạn tiền đình là đi đứng không vững do bị mất đi sự đồng bộ thông tin từ tiền đình, ngoại tháp, tiểu não…

  • Ngất xỉu

Thường gặp ở những người rối loạn tiền đình đồng thời mắc phải các bệnh khác như huyết áp cao, mỡ máu, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật do máu không được cung cấp lên nxo đầy đủ. Một số dấu hiệu đi kèm như: buồn nôn, đổ mồ hôi, mắt mờ…

Triệu chứng ban đầu của rối loạn tiền đình rất khó nhận biết, có thể là cơ thể mệt mỏi, mất ngủ. Khi thức dậy, người bệnh thường có cảm giác lao đao, nhìn mọi vật không bình thường. Trường hợp bệnh nhân bị nhẹ cố đứng dậy có thể gây mất thăng bằng và dễ ngã.

Với những người bị bệnh nặng, người bệnh sẽ buồn nôn dữ dội gây mất nước. mở mắt ra thấy mọi thứ đảo lộn, quay cuồng và không thể thay đổi được tư thế.

Các dấu hiệu rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong vài ngày rồi dần biến mất. khi đó cơ thể đã hồi phục. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, mắt mờ nhờ, chân tay run rẩy, người lao đao, lâu dần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình do rất nhiều nguyên nhân. Không ít người ngờ rằng có những nguyên nhân gây bệnh chính là do lối sống sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như sau:

  • Người làm việc thường xuyên trong trạng thái căng thẳng
  • Người phải ngồi lâu trước máy tính và gặp nhiều áp lực công việc
  • Phụ nữ thiếu máu sau sinh, nam giới bị mất nhiều máu do phẫu thuật hoặc chấn thương. Hoặc đơn giản người bệnh bị mất quá nhiều máu do một vài trường hợp nào đó.
  • Người bị huyết áp thấp khiến máu không lưu thông đủ lên não
  • Người uống rượu quá nhiều
  • Người bị nhiễm độc do hóa chất hoặc sử dụng thuốc nhiều cũng gây rối loạn tiền đình

Những cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả

Rối loạn tiền đình có thể gây cho bệnh nhân nhiều ảnh hưởng về cuộc sống. Do đó cần phải xem xét cách điều trị phù hợp để giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Thuốc chữa rối loạn tiền đình

Sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ

Trước hết người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán tình trạng bệnh đồng thời xác nhận nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh nặng hay nhẹ ở mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn cho những loại thuốc sau đây:

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên Piragink kết hợp với ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên Betaserc 16mg. Người bệnh cần sử dụng liên tiếp trong 5 – 7 ngày, sau đó giảm liều uống duy trì trong vòng 1 tháng

Ngày uống 2 lần Thuốc Tanganil 500mg hoặc Sibelium kết hợp với Piragink trong 5 đến 7 ngày.

Việc sử dụng thuốc cần tuân chỉ theo ý kiến của các bác sĩ để có hiệu quả và phòng tránh được các tác dụng phụ.

Một số phương pháp dân gian chữa rối loạn tiền đình mà không phải dùng thuốc

Lưu truyền trong thời xa xưa, các cụ đã có nhiều cách chữa rối loạn tiền đình rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để chữa bệnh hoặc kết hợp với phương thuốc trên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Ngâm chân bằng nước nóng: Biện pháp này giúp cho máu được lưu thông nên não, đồng thời giảm căng thẳng và ngăn ngừa được chứng chóng mặt
  • Mỗi ngày vận động bằng cách đi bộ nhẹ nhàng 30 phút
  • Day ấn huyệt: Nên dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường ( giữa 2 lông mày), nội quan, tam âm giao, huyệt hợp cốc…mỗi lần 5 – 10 phút
  • Nên massage nhẹ nhàng vùng trán, hai bên ổ mắt, gáy và đỉnh đầu

Đối với những bệnh nhân mắc chứng bệnh này lâu ngày thì cần phải kết hợp thuốc với các bài tập duy trì sau đây để phòng ngừa bệnh:

  • Tập đầu và cổ:

Cách thực hiện: Người bệnh thực hiện động tác ngửa đầu ra sau, cúi về đằng trước, nghiêng sang trái, phải và quay đầu hình chữ O bên trái, bên phải 10 – 15 lần nhẹ nhàng.

Chạy bộ rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Ngoài ra người bệnh có thể nằm ngửa trên giường, một tay để ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, vặn mạnh sang trái phải để phát ra tiếng kêu răng rắc khoảng 10 lần.

  • Bài tập xoa mắt, mặt và tay:

Dùng 2 bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng rồi xoa đều lên 2 hốc mắt, mặt và tai để tác động lên các nút thần kinh mắt, mặt, tai

  • Tập thể dục hàng ngày:

Chạy bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày

  • Tập Yoga:

Đây là một môn tập rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình giúp cơ thể dẻo dai và lưu thông máu cực tốt.

Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ, nên ăn những thực phẩm giàu axit folic, vitamin, chất xơ và các khoáng chất khác. Đồng thời hạn chế những thức uống có cồn như rượu, bia, cafe, thực phẩm có lượng đường, muối cao...

Trên đây là những triệu chứng của rối loạn tiền đình, nguyên nhân và cách chữa. Hi vọng với những thông tin vài viết này sẽ giúp các bạn phát hiện sớm bệnh có có cách chữa thích hợp nhất. Mời các bạn theo dõi thông tin trên trang nhiều hơn, các thầy cô trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cập nhật các kiến thức sức khỏe bổ ích. 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990