Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trĩ sau sinh có tự khỏi không? Cách chữa bệnh trĩ sau sinh như thế nào?

Cập nhật: 22/08/2019 11:01 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh trĩ sau sinh là hiện tượng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân như táo bón, rặn nhiều khi sinh...Nếu không được phát hiện sớm và có sự can thiệp kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Tại sao phụ nữ hay bị trĩ sau sinh?

Trĩ sau sinh là một hiện tượng khá phổ biến với chị em. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, những chủ yếu là những lý do sau đây:

Do bị táo bón:

Táo bón là hiện tượng mà chị em phụ nữ ai cũng gặp phải trong quá trình mang thai. Lý giải về điều này, bác sĩ cho rằng mẹ bầu nếu ngồi hoặc nằm nhiều sẽ khiến phân lưu lại trong ruột lâu hơn và tái hấp thu nước nhiều sẽ gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng không hợp lý như uống ít nước, ăn ít rau xanh, hay bổ sung quá nhiều canxi cũng khiến mẹ bầu dễ bị táo bón hơn. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ.

Có nhiều nguyên nhân bị trĩ sau sinh

Tham khảo thêm:

Do thai phụ rặn nhiều khi sinh nở: 

Trong quá trình sinh con, nếu mẹ bầu rặn đẻ không đúng cách hoặc rặn quá nhiều sẽ khiến cho tử cung mở to hơn và tăng áp lực xuống khoang chậu. Chính điều này sẽ gây tụ máu và phù hậu môn dẫn đến sa búi trĩ.

Do trọng lượng thai nhi quá to

Khi thai nhi to sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn trực tràng gây chèn ép tĩnh mạch, máu khó lưu thông căng phình lên, gây giãn nở các mạch máu và hình thành trĩ.

Do tiền sử mắc bệnh trĩ

Những người có tiền sử mắc bệnh trĩ thì nguy cơ bị mắc trĩ sau sinh ngày càng cao và có diễn biến nặng hơn gây chảy máu, phù nề búi trĩ...Bên cạnh đó trong quá trình mang thai, nếu nồng độ progesterone quá cao ở mẹ bầu sẽ khiến các tĩnh mạch giãn và và ứ máu khiến người có tiền sử bệnh trĩ sẽ rất dễ tái phát trở lại.

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Hiện tượng trĩ sau sinh khá phổ biến, nó không gây hại cho sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của người bệnh. Thông thường trĩ sau sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng này dễ dàng biến mất. Nhưng không phải ai cũng tự điều trị khỏi trĩ, nhiều trường hợp do chủ quan hay ngại chữa bệnh mà chỉ đi khám khi tình trạng quá nặng dẫn đến phải phẫu thuật cắt trĩ.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, ngay khi có những dấu hiệu của bệnh sớm thì mẹ sau sinh nên đi thăm khám sớm để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất và đơn giản nhất.

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh

Đa số trĩ sau sinh tự khỏi nếu can thiệp đúng cách

Hầu hết bệnh nhân bị trĩ sau sinh đều không phải can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật. Nếu như biết cách thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý và chăm sóc đúng cách thì khối trĩ sẽ tự tiêu. Dưới đây, các thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh hướng dẫn những cách giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh:

  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng. Thay vào đó, mẹ hãy nằm xuống khi cho con bú, đọc sách hay xem TV
  • Chườm đá lên vùng bị trĩ sưng đau nhiều lần giúp bạn bớt cảm giác khó chịu hơn
  • Sử dụng loại giấy vệ sinh mềm, không mùi để hạn chế kích ứng da
  • Ngâm hậu môn dưới nước ấm khoảng 10 phút mỗi ngày để giảm đau. Hãy chườm đá rồi sau đó ngâm nước ấm.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của các bác sĩ.
  • Uống thuốc nhuận tràng để giảm đau đớn khi đi vệ sinh. Các mẹ lưu ý, trước khi sử dụng loại thuốc nào trong thời gian cho con bú cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa mẹ nhé.

Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh để nhanh khỏi hơn

Khi bị bệnh trĩ, điều đầu tiên bạn phải thay đổi thói quen sinh hoạt, từ việc đi đứng , ngồi nghỉ cho đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

  • Bị trĩ sau sinh nên ăn gì? Người bệnh nên ăn đủ các loại trái cây và rau củ có chứa nhiều chất xơ, đậu và các ngũ cốc nguyên hạt
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày ( 2 lít nước)
  • Hãy tập thể dục thường xuyên bằng cách đi bộ. Một số bài tập rất tốt cho bệnh nhân bị trĩ, không chỉ giảm thiểu bệnh là còn tăng cường các cơ xung quanh. Bài tập này nên thực hiện đều đặn và đúng cách.

Bị trĩ sau sinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu thực hiện tất cả các hướng dẫn trên mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có biểu hiện nặng hơn thì bạn cần đi gặp các bác sĩ  càng sớm càng tốt.

Khi thấy khối trĩ to hơn về kích thước, ngày càng cứng và gây đau đớn thì rất có thể bên trong nó đã hình thành khối huyết. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được thực hiện một số thủ thuật. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. 

Trên đây là bài viết về bệnh trĩ sau sinh nhiều chị em gặp phải. Chắc hẳn bài viết này đã cung cấp những thông tin cực hữu ích. Nếu có băn khoăn, thắc mắc nào người bệnh hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé. 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990