Top
Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị hóc dị vật: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời

Cập nhật: 04/06/2019 10:54 | Người đăng: Lường Toán

Hóc dị vật không hề hiếm gặp với trẻ nhỏ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì trẻ có thể gặp nhiều nguy hiểm. Do vậy mọi người cần phải bỏ túi kinh nghiệm sơ cứu càng sớm càng tốt và những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc dị vật

Nhận biết trẻ bị hóc dị vật rất dễ dàng

Dấu hiệu trẻ bị hóc dị vật rất dễ nhận biết. Bố mẹ có thể để ý trẻ đang chơi đột nhiên ho dữ dội, tím tái, chân tay cứng đờ, miệng không thể ú ớ và khóc. Với những trường hợp nặng có thể thấy nước canh, sữa hoặc nước trào ra từ miệng, mũi của trẻ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì trẻ có thể bị ngừng thở hoặc tử vong ngay lúc nào đó.

Xem thêm:

Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật tùy thuộc vào độ tuổi để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo thầy cô Cao Đẳng Y Dược TP HCM, khi thấy những biểu hiện trẻ bị hóc dị vật thì hãy thật bình tĩnh để xử lý theo những cách dưới đây nhé:

 Xử lý khi trẻ bị hóc dị vật dưới 2 tuổi:

Ở độ tuổi này, bố mẹ có thể dùng biện pháp vỗ lưng, ấn ngực để sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của bố hoặc mẹ, đầu hướng xuống đất. Hãy giữ chắc phần đầu và cổ của trẻ để giữ thăng bằng không bị ngã.  Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 – 7 cái vào lưng ( phần giữa hai xương bả vai). Việc làm này sẽ tạo nên sức ép trong lồng ngực của trẻ tăng lên, đẩy được dị vật ra ngoài.

Lật trẻ từ tay trái phải và ngược lại vài lần xem trẻ đã thở, khóc hay da dẻ hồng hào, dị vật trong họng đã được đẩy ra chưa. Trường hợp vẫn thấy trẻ vẫn chưa thở được thì tiếp tục thực hiện các biện pháp ấn ngực. Dùng 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị( là vùng trên rốn và dưới xương ức). Thực hiện động tác ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

Khi thấy cháo, sữa canh chảy ra từ mũi, miệng thì bố mẹ cần hút sạch chúng để thông đường thở cho con. Cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh sữa không bị ứ đọng trong mũi, miệng.

Sau khi sơ cứu các bước trên xong, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và thăm khám.

Xử lý khi trẻ bị hóc dị vật với trẻ trên 2 tuổi

Các biện pháp xử lý trẻ bị hóc dị vật

Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh

Bố mẹ thực hiện sơ cứu trẻ bị hóc dị vật như sau: Để trẻ đứng, người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối. Choàng 2 tay ra phía trước đặt ở vùng thượng vị. Một tay nắm như nắm đấm, tay còn lại nắm chặt tay trên, hãy ấn thật mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp 5 cái. Nếu dị vật chưa được lấy ra thì hãy thực hiện biện pháp này từ 6 – 10 lần cho đến khi di vật được lấy ra.

Trường hợp trẻ bị hôn mê, bất tỉnh

Nên đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, hai chân tựa lên đùi trẻ. Rồi nắm hai bàn tay thành nắm đấm ấn vào dưới xương ức của trẻ. Thực hiện liên tiếp 5 cái ấn từ dưới lên trên.

Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê và không thở đc, hãy bắt đầu bằng cách cách hà hơi thổi ngạt 2 cái. Khi trẻ chưa thở được thì cần phải kết hợp hà hơi thổi ngạt với phương pháp dùng tay ấn cho đến khi dị vật được văng ra ngoài, bệnh nhân có thể khóc đọc, thở được và da dẻ hồng hào trở lại.

Những lưu ý khi trẻ bị hóc dị vật

Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ cần phải thật bình tĩnh, không nên cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng của trẻ vì không những không lấy ra được mà còn bị đẩy vào sâu hơn. Bên cạnh đó việc móc họng trẻ còn khiến trẻ hít lại chất ói hoặc nôn ói khiến trẻ ngày càng bị nguy hiểm hơn.

Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh táo, không bị khó thở thì cần phải giữ nguyên tư thế ngồi rồi nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có cách xử lý

Trường hợp trẻ có những biểu hiện tím tái, khó thở, không khóc, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu cần thực hiện các biện pháp sơ cứu kể trên để phòng tránh những nguy cơ.

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu, dị vật được lấy ra thì bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra, ngoại trừ trường hợp dị vật có thể bị sót lại.

Các biện pháp phòng tránh trẻ bị hóc dị vật

Sau khi lấy dị vật bị hóc ở cổ họng của trẻ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay

Theo dõi trẻ sát sao không để chúng lấy được những vật nhỏ bỏ vào miệng. Không nên cho trẻ cầm những vật quá nhỏ hoặc đồ chơi sắc, nhọn. Đây là cách phòng tránh trẻ bị hóc dị vật tốt nhất mà bố mẹ nên quan tâm trẻ nhiều hơn.

Với trẻ đang ăn dặm: Không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Khi trẻ đang nói chuyện, chạy nhảy hay chơi đùa thì không nên cho ăn.

Với trẻ đang bú: Hãy bế bé trong thư thế cao đầu. Hãy quan sát quá trình cho trẻ em, từ động tác mút sữa và nuốt xuống nhịp nhàng. Để trẻ bú từ từ không nên liên tiếp quá dễ khiến trẻ bị sặc.

Những thông tin trẻ bị hóc dị vật trên đây chắc hẳn đã giúp các bậc cha mẹ có kinh nghiệm trong việc xử lý và cách phòng tránh hiệu quả. Bài viết về chăm sóc sức khỏe sẽ liên tục được cập nhật trong chuyên mục bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.

Thông tin hữu ích khác
tong-quan-ve-benh-vay-nen-va-cach-dieu-tri Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh vảy nến là một trong những bệnh về da mãn tính, xảy ra do tình trạng tăng sinh tế bào và viêm. Biểu hiện của bệnh xuất hiện những mảng màu đỏ,... cach-lam-dep-da-bang-mat-ong 10+ cách làm đẹp da mặt bằng mật ong hữu hiệu Mật ong cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Do vậy mà từ lâu mật ong đã trở thành một trong những cách làm đẹp được nhiều chị em quan tâm.... uong-toi-ngam-mat-ong-vao-luc-nao-tot-nhat-tim-hieu-tac-dung-cua-toi-ngam-mat-ong Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Uống vào lúc nào tốt nhất? Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với công dụng của tỏi trong việc cải thiện sức khỏe tốt hơn. Trong đó thì tỏi ngâm mật ong còn mang lại nhiều giá trị... thuoc-canesten-cream Thuốc Canesten Cream có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng Thuốc Canesten Cream được sử dụng bôi ngoài da với tác dụng là kháng nấm với ký sinh trùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả dùng thuốc... lap-ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể gây nguy hiểm cho người bệnh do tình trạng tắc hoặc vỡ động mạch. Bởi vậy bạn phải biết cách lập kế... thuoc-daktarin Daktarin là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn Thuốc Daktarin được điều trị kháng nấm ở miệng và đường tiêu hóa, an toàn cho trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ về liều dùng, cách...
Xem thêm >>



0899 955 990