Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tràn dịch màng ngoài tim: Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết

Cập nhật: 06/01/2020 11:08 | Người đăng: Lường Toán

Tràn dịch màng ngoài tim là một tình trạng lâm sàng rất thường gặp. Bệnh có thể âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, việc nắm bắt kiến thức về căn bệnh này là hoàn toàn cần thiết.

Khi có sự xuất hiện của máu trong khoang màng tim hoặc khi dịch màng tim bị phong tỏa sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng ngoài tim. Nếu như bạn cảm thấy tình trạng đau ngực, khó thở kéo dài hoặc đau đớn và ngất mà không rõ nguyên nhân sẽ cần đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh một cách hợp lý nhất.

Tràn dịch màng ngoài tim là gì?

Tràn dịch màng ngoài tim chính là sự tích tụ những chất lỏng dư thừa ở trong lớp màng đôi có cấu trúc tương tự như những túi rỗng bao quanh tim và gây ra áp lực lên tim khiến cho các chức năng của tim bị suy giảm. Một khi màng tim đã bị tổn thương, quá trình viêm nhiễm tại chỗ sẽ làm tăng lượng dịch trong khoang màng tim. Đối với một số trường hợp, lượng dịch có thể tăng lên nhưng không gây ra hiện tượng viêm, như trong chảy máu sau chấn thương ngực.


Tràn dịch màng ngoài tim chính là sự tích tụ những chất lỏng dư thừa ở trong lớp màng đôi có cấu trúc tương tự như những túi rỗng bao quanh tim và gây ra áp lực lên tim

Tràn dịch màng ngoài tim là triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh màng ngoài tim nguyên phát hoặc có liên quan đến tới những quá trình bệnh lý của cơ thể. Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cùng với khả năng ảnh hưởng tới huyết động của người bệnh. Nếu như không được điều trị bệnh kịp thời, tràn dịch màng ngoài tim có thể gây ra suy tim hoặc dẫn tới tử vong.

Màng bên ngoài tim thường có 2 lớp bao gồm thành lá và lá tạng. Chúng được được phân tách bởi 15 đến 35 mL dịch. Lớp màng ngoài tim chính là một vật liệu siêu lọc huyết tương và có đặc trưng chính là nồng độ Protein thấp và trọng lượng riêng thấp.

Thành lá mà một cấu trúc có dạng sợi, có thành phần chủ yếu từ Collagen bám vào các mạch máu lớn, không đàn hồi và cấu trúc khác của lồng ngực để duy trì sự ổn định của tim. Lớp màng này cũng hoạt động giống như một tấm rào chắn, ngăn cản tình trạng nhiễm trùng.

Những thuộc tính bán cứng ở lớp màng ngoài tim sẽ có thể kiềm chế được quá trình đổ đầy tim đồng thời thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau của tâm thất. Ở trong một điều kiện bình thường, thể tích dự trữ của màng ngoài tim có thể đáp ứng lại những thay đổi về sinh lý giúp làm đầy tâm thất. Tuy nhiên, nếu thể tích dự trữ vượt quá giới hạn sẽ khiến cho áp suất màng ngoài tim tăng nhanh và hạn chế đáng kể quá trình làm đầy tim.

Do màng ngoài tim không có sự đàn hồi có thể giãn ra khi gắng sức mãn tính. Mặc dù sau khi mối quan hệ áp suất – thể tích màng ngoài tim đạt đến giai đoạn không phù hợp, khả năng giãn nở sẽ bị hạn chế cùng với những mức tăng nhỏ về thể tích cũng sẽ khiến cho áp lực ngoài tim tăng lên đáng kể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình làm đầy tâm thất.

Nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim chính là một phản ứng với bệnh, rối loạn ảnh hưởng đến màng ngoài tim hoặc bị thương. Tràn dịch ngoài tim chính là một dấu hiệu của phản ứng viêm

Bên cạnh đó, tràn dịch màng ngoài tim cũng có thể xảy ra khi dòng chảy của chất dịch màng ngoài tim bị chặn hoặc khi máu tích tụ trong màng ngoài tim.

Ngoài ra, nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim cũng có thể là do:

  • Virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh nhiễm.
  • Viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật tim hoặc nhồi máu cơ tim (hội chứng Dressler).
  • Viêm màng ngoài tim không rõ nguyên nhân (viêm màng ngoài tim vô căn).
  • Sản phẩm chất thải trong máu do suy thận (ure huyết).
  • Rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus.
  • HIV / AIDS.
  • Suy tuyến giáp (hypothyroidism).
  • Ung thư màng ngoài tim hoặc tim.
  • Ung thư di căn, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vú, u ác tính, bệnh bạch cầu, không Hodgkins lymphoma, bệnh Hodgkin.
  • Hóa trị liệu điều trị ung thư, chẳng hạn như doxorubicin (Doxil) và cyclophosphamide (Cytoxan).
  • Xạ trị cho bệnh ung thư nếu tim trong khu vực bức xạ.
  • Chấn thương hoặc vết thương thủng gần tim.
  • Một số loại thuốc kê toa như: hydralazine, một loại thuốc tăng huyết áp, isoniazid, một loại ma túy; và phenytoin (Dilantin, Phenytek, những loại khác), loại thuốc cho động kinh.

Triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim

Người bệnh bị tràn dịch màng ngoài tim điển hình không triệu chứng, đặc biệt là khi lượng dịch tăng từ từ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Khó thở khi nằm xuống (orthopnea).
  • Khó thở.
  • Ho.
  • Đau ngực khi thở, đặc biệt là khi hít hoặc nằm xuống.
  • Đau ngực, thường là phía sau xương ức hoặc bên trái của ngực thường cảm thấy tồi tệ hơn khi hít thở và cảm thấy tốt hơn khi ngồi lên.
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm giác lo lắng.
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt.
  • Tim đập nhanh.
  • Có thể có tràn dịch màng ngoài tim đáng kể và không trải nghiệm dấu hiệu hoặc triệu chứng, đặc biệt nếu các chất lỏng tăng từ từ.

Nếu như các bạn cảm thấy bị đau ngực kéo dài trong khoảng hơn một vài phút, đau đớn hoặc khó khăn khi thở hoặc bị ngất và không rõ nguyên nhân thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.


Khi màng ngoài tim chứa dịch, làm cản trở thể tích buồng tim, lượng máu mà tim tống ra trong mỗi nhát bóp sẽ giảm hơn

Biến chứng nguy hiểm của tràn dịch màng ngoài tim

Khi nắm được những biến chứng nguy hiểm của tình trạng tràn dịch màng ngoài tim, chúng ta sẽ có thể có những thái độ xử trí tích cực hơn, tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy đến với người bệnh. Cụ thể những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với tình trạng tràn dịch màng ngoài tim là:

Chèn ép tim và trụy mạch

Chèn ép tim là biến chứng đáng sợ nhất của tràn dịch màng ngoài tim. Tình trạng này xảy ra khi lượng dịch thành lập với tốc độ nhanh và lượng nhiều. Lượng dịch quá lớn làm thành tim bị đè sụp, thể tích trong buồng tim giảm nặng. Máu không được bơm ra ngoài sẽ nhanh chóng dẫn đến trụy mạch và tim ngừng đập, bệnh nhân nhanh chóng tử vong.

Biện pháp cấp cứu trong các hoàn cảnh này là chọc dịch màng ngoài tim để giải áp. Tuy nhiên, nếu nguồn dịch chảy vào khoang màng ngoài tim không thể ngăn chặn được, như tràn máu màng tim do chấn thương, vỡ tim, cần phải phẫu thuật mở lồng ngực kịp thời để xử lý.

Tụt huyết áp

Khi buồng tim bị dịch trong khoang màng tim đè vào, lượng máu tống ra giảm sẽ làm huyết áp thấp, nặng hơn là tụt huyết áp.

Lúc này, người bệnh sẽ chịu các biến chứng của tụt huyết áp là thiếu máu tưới đến các cơ quan. Nặng nề nhất là thiếu máu lên não làm người bệnh hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm, choáng váng. Thiếu máu đến thận gây suy thận, tiểu ít. Tình trạng nhẹ hơn cũng khiến bệnh nhân nhợt nhạt, tay chân lạnh, thở nhanh, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức và phải đến bệnh viện ngay.

Tim đập nhanh

Bình thường, mạch đập của mỗi người trung bình là 70 lần trong một phút, dao động trong khoảng 60 đến 90 lần. Đây cũng là số lần tim phải co bóp mang lượng máu cần cung cấp đến các cơ quan.

Khi màng ngoài tim chứa dịch, làm cản trở thể tích buồng tim, lượng máu mà tim tống ra trong mỗi nhát bóp sẽ giảm hơn. Để bù trừ lại, tim phải tăng số lần co bóp, tần số tim có thể lên đến 120 đến 150 lần trong một phút. Tim đập nhanh sẽ khiến cho người bệnh cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực liên tục trong lồng ngực khi làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, vô cùng khó chịu.

Khó thở

Màng ngoài tim có vai trò bảo vệ tim, giữ hình dạng cho tim và giảm ma sát khi tim co bóp. Bình thường luôn có một lớp dịch rất mỏng trong khoang này. Nếu có nhiều dịch trong khoang màng ngoài tim sẽ làm cản trở hoạt động của tim.

Một trong những biểu hiện đầu tiên khi bị tràn dịch màng ngoài tim là khó thở. Và khó thở cũng là hậu quả khi sức co bóp cơ tim suy giảm. Khó thở sẽ biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân gắng sức, làm việc nặng nhọc như mang vác vật dụng, đi lại, leo cầu thang... Nếu dịch thành lập nhanh và lượng nhiều, bệnh nhân cũng sẽ khó thở ngay cả khi nằm nghỉ.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng tràn dịch màng ngoài phổi mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được những kiến thức hữu ích nhất để bảo vệ sức khỏe cho mọi người. 

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990