Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

TP HCM xuất hiện bệnh bạch hầu: con đường lây nhiễm và mức độ nguy hiểm của bệnh

Cập nhật: 26/06/2020 12:54 | Người đăng: Lường Toán

Mới đây, một thanh niên 20 tuổi tại TPHCM đang điều trị bệnh bạch hầu tại bệnh viện Quân y 175. Thông báo có khoảng 16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được cách ly, xét nghiệm âm tính.

Theo chia sẻ của Trung tá Phan Bá Hiếu, phụ trách Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 175 của Bộ Quốc phòng ngày 25/6, khoảng 9 ngày trước bệnh nhân đã được nhập viện trong tình trạng sốt, đau họng, sưng hạch cổ và vùng hàm. Sau đó bệnh nhân được làm xét nghiệm kết quả nhiễm bệnh bạch hầu.

Bệnh viện sau đó đã nhanh chóng báo cáo cho các cơ quan chức năng khoanh vùng đồng thời xử lý và thực hiện những công tác phòng tránh lây nhiễm bệnh tại các bệnh viện. Theo đó thì đã có 16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân hiện đã được cách ly tại nơi ở đồng thời uống thuốc điều trị dự phòng. 

Bên cạnh đó bệnh viện cũng đã thực hiện phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ bệnh nhân ngay từ đầu do vẫn tuân thủ phương pháp phòng ngừa dịch Covid 19 trước đó.

Cho đến nay sau hơn một tuần điều trị, bệnh nhân hiện đã có sức khỏe ổn định, hết đau họng, sốt và sưng hạch cổ.

Triệu chứng bệnh bạch hầu như thế nào?

Trước những diễn biến phức tạp khi liên tục ghi nhận các ca bệnh bạch hầu trong thời gian gần đây và đang có xu hướng lan rộng thì mỗi người cần phải trang bị cho mình thông tin về căn bệnh này để có cách phòng ngừa cho bản thân.

Được biết bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, tác nhân chính là vi khuẩn corynebacterium diphtheriae. Chúng có thể lây qua các chất tiết đường hô hấp hay các chất dịch ở sang thương ngoài da. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu là ho, sốt, viêm họng, viêm mũi và nuốt đau, có thể xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng.

Hiện nay bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.

Vừa qua thì TPHCM là địa phương thứ hai ghi nhận xuất hiện ca bệnh bạch hầu. Trước đó thì Đăk Nông hiện ghi nhận 12 ca bạch hầu, trong đó có một trường hợp tử vong, và có một bệnh nhân 13 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch, được hồi sức tích cực.

Bệnh bạch hầu là bệnh lây truyền rất dễ qua đường hô hấp, nhất là khi người bệnh có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ họng,  niêm mạc mũi của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi.

Bệnh này do nhiễm khuẩn hay nhiễm độc cấp tích từ vi khuẩn bạch hầu gây nên, là một bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đa số bệnh nhân mắc phải là trẻ nhỏ hoặc người lớn cũng có nguy cơ.

Theo chia sẻ của Bác sĩ Huỳnh Minh Tuấn, hiện là Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Y dược TP HCM, chia sẻ con đường lây truyền của vi khuẩn bạch hầu chủ yếu do hít phải chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh trực tiếp thông qua những giọt nước nhỏ li ti phát ra từ đường hô hấp khi người bệnh bị ho, hắt hơi hoặc khi nói chuyện. Không chỉ vậy những loại vi khuẩn trong chất tiết từ đường hô hấp ở người bệnh cũng là con đường lây nhiễm. Chúng có thể được tồn tại trên bề mặt của các đồ vật xung quanh người bệnh khoảng từ vài ngày cho đến vài tuần bao gồm nước uống và sữa đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần.

Bên cạnh đó loại vi khuẩn này có thể lan trực tiếp do các sang thương trên da, bao gồm những nang dạng biểu bì, mụn cóc, u mỡ và nốt ruồi.

Theo đó thì thời kỳ lây truyền bệnh bạch hầu thường là ở cuối thời kỳ ủ bệnh hay ngay khi khởi phát bệnh, chúng có thể kéo dài từ hai đến khoảng bốn tuần. Thường người bệnh sẽ khởi phát bệnh sau khi hít phải vi khuẩn khoảng từ 2-5 ngày.

Bất kể ai nếu tiếp xúc với mầm bệnh thì đều có khả năng bị lây nhiễm, nhất là với trẻ nhỏ. Bởi đối tượng này chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh hoặc những người cao tuổi sức đề kháng kém, bao gồm cả bệnh nhân có hệ miễn dịch kém do thuốc hay một số bệnh lý khác.

Địa điểm bùng phát dịch bệnh dễ nhất là nơi có dân sinh cao hay những nơi không được vệ sinh sạch sẽ. Có thể thấy bệnh bạch hầu có diễn biến phức tạp nhưng nhờ vào vaccine phòng bệnh hiện nay đã giúp khống chế được tình trạng bệnh phát triển rông. Hiện nay mỗi năm chỉ xuất hiện một vài ca bệnh chủ yếu là nơi chưa được phòng ngừa hoặc tiêm chủng đầy đủ.

Không chỉ vậy những người có tiền sử mắc bệnh bạch hầu hoặc dù đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu nhưng vẫn có khả năng nhiễm lại, Nguyên nhân là do cơ thể không tạo ra miễn dịch hoặc khả năng miễn dịch thấp.

Thời điểm để bệnh bạch hầu phát triển nhất là tại những tháng lạnh ở vùng ôn đới. Bệnh thường có tính mùa, tản phát. Trước đây chưa có vắc xin thì chúng có thể phát triển thành dịch bệnh nhất là ở trẻ dưới 15 tuổi mà chưa được gây miễn dịch đầy đủ và tại các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh đa số xuất hiện nhiều vào một số tháng 8, 9, 10 trong năm. Hiện nay với mức độ người dân thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu ở Việt Nam đã giảm đi đáng kể.

Theo đó để phòng ngừa bệnh bạch hầu thì Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần phải thực hiện vệ sinh tốt tại những nơi như: nhà trẻ, nhà ở hay lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đối với những nơi từng xuất hiện ổ dịch bạch hầu thì trước tiên cần tăng cường giám sát để phát hiện những trường hợp viêm họng giả mạc. Bên cạnh đó cần phải xét nghiệm những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân để khoanh vùng và điều trị kịp thời tránh những tổn thương.

Không chỉ vậy nếu xuất hiện những triệu chứng bệnh bạch hầu thì người bệnh cần phải đi đến cơ sở y tế thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về phòng lây lan và điều trị kịp thời.

Trong đó phương pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện nay ngày càng có nhiều địa phương cần tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đối với người dân nếu có điều kiện thì khoảng 5 năm cần phải tiến hành đánh giá tiêm chủng thêm một lần hoặc thực hiện đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu trong quần thể trẻ em.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Sau thời gian ủ bệnh bạch hầu trong khoảng từ 2-5 ngày, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi và nổi hạch ở cổ. Ở giai đoạn đầu khi chưa có giả mạc ở mũi họng, người bệnh dễ bị nhầm lẫn với những chứng của bệnh đau họng khác.

Nếu tình trạng bệnh phát triển thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm  triệu chứng như khó thở, khó nuốt. nhiều bệnh nhân xuất hiện biểu hiện nặng với tình trạng da xanh, nhịp tim rối loạn, thậm chí là liệt thần kinh. Trong đó biến chứng bạch hầu thường gặp nhất là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.

Tình trạng biến chứng viêm cơ tim thường có nguy cơ cao xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Bên cạnh đó nó có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh nhân đã khỏi. còn nếu như tình trạng viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh thì tiên lượng bệnh nhân thường xấu, tỉ lệ tử vong rất cao.

Còn biến chứng viêm dây thần kinh chủ yếu gây ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sau đó thường hồi phục hoàn toàn trường hợp bệnh nhân không bị tử vong vì biến chứng khác. Còn biến chứng Liệt màn khẩu cái (màn hầu) thường xảy ra khi vào tuần thứ ba của bệnh. Bên cạnh đó người bệnh có thể bị liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi hay liệt cơ hoành nhưng phổ biến nhất là vào tuần thứ năm của bệnh. Tình trạng này có thể dẫn đến Viêm phổi và suy hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Những biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp phổ biến nhất là ở trẻ em và đặc biệt là nhũ nhi.

Người bệnh có thể được điều trị khỏi hay trầm trọng hơn hoặc cũng có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày với tỷ lệ khoảng 5% - 10%.

Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990