Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật: 17/05/2023 17:29 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh về da mãn tính, xảy ra do tình trạng tăng sinh tế bào và viêm. Biểu hiện của bệnh xuất hiện những mảng màu đỏ, với bề mặt tróc vảy. Trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến và cách điều trị nhé.

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một bệnh tự miễn mạn tính, khiến cho da bị tổn thương, ngứa ngáy và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhiều nhất trong độ tuổi 15 – 30 tuổi, theo thống kê thì số người mắc bệnh vảy nến chiếm 1,5 – 2% dân số.

Bệnh vảy nến có thể gặp ở mọi bộ phận trên cơ thể
Bệnh vảy nến có thể gặp ở mọi bộ phận trên cơ thể

Khi bị vảy nến người bệnh thường xuất hiện một vài triệu chứng như: xuất hiện những mảng da đỏ hồng, tróc vảy trắng trên bề mặt, xuất hiện thêm vảy mảnh, gây tổn thương móng tay và trên móng tay có những nếp gồ lên gây hỏng toàn bộ móng…Vảy nến có thể xuất hiện mọi vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp là ở đầu gối, cùi chỏ, xương thiêng

Tùy vào từng người mà có thể xuất hiện thêm biểu hiện ngứa rát, trong trường hợp nặng sẽ có nhiều mụn mủ đỏ toàn bộ cơ thể. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây những khó khăn trong đời sống sinh hoạt thường ngày cho người bệnh.

Vảy nến xuất hiện với 5 dạng khác nhau: Vảy nến mảng, vảy nến đỏ da, vảy nến mủ, vảy nến giọt, vảy nến khớp…Do vậy mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Để tìm hiểu được bệnh của mình ở dạng nào thì tùy thuộc vào dấu hiệu nhận biết hoặc thăm khám các bác sĩ.

Xem thêm:

Vảy nến cho lây không?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Câu trả lời là KHÔNG. Vảy nến không lây từ người này sang người khác cũng không lan truyền từ vị trí này sang vị trí khác trong cơ thể. Nhưng vảy nến có tính di truyền. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng con mắc là 10%, và cả bố và mẹ mắc bệnh thì 40% con sẽ bị mắc. Do vậy mà không phải ai cũng có thể bị di truyền từ bố hoặc mẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh tự xuất hiện.

Việc tìm rõ được nguyên nhân gây vảy nến giúp bệnh nhân sẽ có cách chữa hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là gì?

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định rõ hết những nguyên nhân gây bệnh vảy nến mà hầu hết là do gen và rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh dẫn đến tăng sinh tế bào nhanh chóng và bất thường.

Nguyên nhân bệnh vảy nến do Gen

Theo một số nghiên cứu thì có đến 75% bệnh nhân mắc vảy nến do di truyền. Đây là một trong những nguyên nhân hầu hết của bệnh nhân mắc vảy nến.

Lạm dụng nhiều thuốc Tây:

Việc sử dụng nhiều thuốc có khả năng gây nên nhiều các tác dụng phụ trong đó là gây nên tình trạng vảy nến ở bệnh nhân. Không chỉ là nguyên nhân khởi phát mà còn khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Một số loại thuốc là thuốc kháng sốt rét tổng hợp, thuốc điều trị cao huyết áp, và một số thuốc kháng viêm.

Do nhiễm khuẩn:

Một số loại virut vi khuẩn từ môi trường ngoài sẽ làm gia tăng tình trạng vảy nến như đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng gây nên viêm amidan, viêm họng có thể gây nên vảy nến giọt. Hoặc những bệnh nhân bị HIV cũng làm tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.

Do stress:

Bệnh vảy nến thường xảy ra ở những người stress kéo dài
Bệnh vảy nến thường xảy ra ở những người stress kéo dài

Một số người hay căng thẳng mệt mỏi, buồn phiền, chán nản thì sẽ dễ mắc phải bệnh vảy nến nhiều hơn

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn một số nguyên nhân khác như: thời tiết hanh khô, người hoạt động nhiều trong môi trường ngoài trời, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, café…cũng có thể khiến tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.

Vảy nến có chữa khỏi được không?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Các biện pháp chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh nhằm hạn chế tái phát và phòng ngừa biến chứng. Với y học hiện đại thì ngày nay có không ít cách điều trị bệnh vảy nến tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo ngay sau đây:

Cách điều trị bệnh vảy nến bằng lô hội

Lô hội ( hay còn gọi là nha đam) được biết đến với nhiều công dụng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Bởi trong lô hội có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin E, A…Không những được sử dụng trong vai trò dưỡng ẩm mà lô hội còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông rất tốt.

Với những tác dụng trên thì việc sử dụng lô hội có thể làm giảm đi các triệu chứng tấy đỏ, xóa vảy trắng nhờ cân bằng làn da giúp gia trở lên trắng sáng, mịn màng.

Cách dùng:

  • Rửa sạch lá lô hội
  • Tách lớp vỏ của lá ra bên ngoài rồi lấy lượng gel của lô hội vừa đủ cho ra bát
  • Thoa trực tiếp lớp gel lên vùng da bệnh
  • Để một khoảng thời gian vừa đủ cho gel thấm vào da rồi rửa sạch lại với nước
  • Thực hiện ngày 2,3 lần cho đến khi làn da trở lại mịn màng.

Cách điều trị bệnh vảy nến bằng muối biển chết

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, muối biển chết  có tác dụng cải thiện tốt cho làn da, không chỉ giúp điều trị rối loạn da mà còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông cải thiện tình trạng da thô ráp. Do vậy việc sử dụng nước muối biển chết đều đặn rất có ích cho làn da bị vảy nến.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan một lượng muối biển chết trong nước ấm
  • Ngâm mình trong hỗn hợp nước tầm 15 phút

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng muối biển chết hòa tan với một bát nước để rửa vùng da bị tổn thương

Nên sử dụng kem dưỡng da ngay sau khi sử dụng xong muối biển bởi muối có tình chất tẩy rửa mạnh có thể khiến da khô hơn nếu lạm dụng nhiều. Một tuần chỉ nên sử dụng  2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa bệnh vảy nến bằng cây muồng lác

Cây muồng lác - phương thuốc trị bệnh vảy nến
Cây muồng lác - phương thuốc trị bệnh vảy nến

Theo y học dân gian, cây muồng lác có tác dụng cực tốt để chữa các bệnh ngoài da. Nên với bệnh vảy nến bạn hoàn toàn có thể sử dụng được.

Cách dùng:

  • Rửa sạch lá, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn
  • Trộn với một ít thuốc đặc trị với kem điều trị bệnh lác với tỉ lệ 2:1
  • Sử dụng bông để thấm hỗn hợp chấm lên vùng da bị tổn thương

Trên đây là một số thông tin về Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị giúp người bệnh có thể chung sống với nó được Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế được lời khuyên của bác sĩ. Bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để biết thêm thông tin còn băn khoăn thắc mắc.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990