Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng hợp nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét

Cập nhật: 24/11/2022 15:58 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta thì Việt Nam là một trong những nơi có nhiều bệnh nhân mắc bệnh sốt rét, do sự phát triển của muỗi Anophen. Vậy nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét là gì? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây.

1. Bệnh sốt rét là gì?

Bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium đi vào máu gây nên. Loại ký sinh trùng này chủ yếu ở trong con muỗi Anophen . Khi những bệnh nhân bị loại muỗi đốt thì khả năng mắc bệnh cao và bệnh có nguy hiểm đến tính mạng.

Muỗi Anophen - nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét

Hiện nay vẫn chưa có thuốc phòng chống bệnh sốt rét. Do vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống bệnh sốt rét là cách hiệu quả nhất giúp bạn giảm thiểu được tình trạng bệnh này.

Bài viết tham khảo:

2. Nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét

Khi mắc phải bệnh sốt rét, người bệnh thường xuất hiện những cơn sốt tái diễn theo chu kỳ 2 – 3 ngày/ lần. Ngoài ra những dấu hiệu bệnh sốt rét tùy vào từng mức độ sẽ xuất hiện vài triệu chứng như: xuất hiện những cơn sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu, bị tiêu chảy, nôn mửa, đại tiện ra máu, hôn mê và co giật…

Trong trường hợp này, tốt nhất các bệnh nhân hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị. Ngoài ra việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sốt rét dưới đây cũng là cách giúp các bạn phòng tránh bệnh hiệu quả.

Khi bị muỗi Anophen đốt, những ký sinh trùng Plasmodium sẽ đi vào trong cơ thể sẽ di chuyển đến gan để sinh trưởng. Một số loại ký sinh trùng có thể ngủ yên trong vòng một năm

Khi có ký sinh trùng đi vào trong cơ thể sẽ trưởng thành và tấn công vào máu, có khả năng lây nhiễm vào các tế bào hồng cầu trong vòng từ 48 – 72 giờ, khiến cho các tế bào bị nhiễm vỡ ra.

Những ký sinh trùng này chủ yếu lây nhiễm qua đường máu nên những đối tượng dùng chung bơm kim tiêm cũng có khả năng cao mắc phải bệnh này.

  • Bệnh sốt rét có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên có những trường hợp khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn như:
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu
  • Những người ở vùng quê khó khăn
  • Người di cư hoặc sống tại vùng nhiệt đới tại các quốc gia như Châu Phi, quần đảo Solomon…
  • Những người thiếu hiểu biết về cách phòng chống bệnh an toàn.

3. Cách biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

Toàn dân phát động phòng chống bệnh sốt rét mùa mưa

Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, phòng tránh bệnh sốt rét hiện nay là phương pháp hạn chế tình trạng bệnh này tốt nhất.

  • Trước khi đi ngủ phải mắc màn cẩn thận. Nên chọn những loại màn ô dày, và không có cửa để muỗi không thể chui vào trong. Sau khi thức dậy, hãy gấp gọn màn cho vào túi ni lông để hạn chế muỗi trú ngụ trong màn
  • Hiện nay có một số loại màn tẩm hóa chất xua muỗi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người nhà có thể tẩm hóa chất xua muỗi vào những tấm rèm để muỗi không bay vào nhà đốt người. Với những màn tẩm hóa chất thì dùng trong vòng 6 tháng mới phải giặt, ngoài tác dụng chống muỗi loại màn này còn có thể loại bỏ được những loại côn trùng khác như rệp, chất, rận, bọ chét…
  • Đốt hương để xua muỗi vào buổi tối.
  • Nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà để hạn chế nơi trú ngụ của muỗi.
  • Phun thuốc diệt muỗi: Đây là cách phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả và an toàn nhất được nhiều gia đình áp dụng
  • Bôi thuốc chống muỗi: Hiện nay có nhiều loại thuốc bôi chống muỗi ngoài da. Đây cũng là cách phòng tránh bệnh sốt rét khá đơn giản. Loại thuốc này lưu giữ trên da khoảng vài giờ ( tùy từng loại thuốc), nên các bạn nhớ đọc hướng dẫn trước khi sử dụng nhé.
  • Ở nhà nên mặc những bộ quần áo dài tay nhất la những vùng có dịch bệnh lan rộng
  • Dọn dẹp sạch sẽ quanh nhà: Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, phát quang bụi rậm quanh nhà là một trong những cách hạn chế nơi sinh sống và tồn tại của muỗi. Đặc biệt quanh nhà không nên để những chum nước, ao hồ - đây là nơi sản sinh ra những ấu trùng muỗi.
  • Khi xuất hiện những triệu chứng bệnh sốt rét kể trên , người bệnh nên được đưa đến trạm Y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị.

3. Điều trị bệnh sốt rét như thế nào?

Nếu bạn có xuất hiện những biểu hiện bệnh sốt rét thì hãy nhanh chóng đế đưa đi gặp các bác sĩ để được xét nghiệm. Phương pháp phát hiện bệnh chính xác nhất hiện nay là xét nghiệm máu. Phương pháp xét nghiệm này không chỉ để phát hiện ký sinh trùng trong máu mà còn  phát hiện loại ký sinh trùng, và những cơ quan bị ảnh hưởng. Một số xét nghiệm có kết quả sau 15 phút nhưng cũng có thể sau vài ngày với có kết quả.

Trên thực tế, việc điều trị sốt rét không kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được theo dõi. Tùy vào loại ký sinh trùng gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị bệnh. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh, các bạn sẽ được kê đơn thuốc như  chloroquine, quinine sulfate, hydroxychloroquine, mefloquine hoặc kết hợp atovaquone và proguanil.

Trên đây là một số thông tin về cách phòng chống bệnh sốt rét. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để hạn chế mức nhiễm bệnh. Chúc các bạn sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990