Virus rota chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về tiêu chảy rota để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này khi trẻ mắc phải.
- Hội chứng 3 giảm trong tràn dịch màng phổi là gì?
- Virus RSV gây ra tình trạng viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
- Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị mồ hôi trộm
Tiêu chảy rota chính là một căn bệnh tiêu chảy cấp tính do virus rota gây nên và thường xảy ra ở trẻ nhỏ
Tiêu chảy rota là gì?
Tiêu chảy rota chính là một căn bệnh tiêu chảy cấp tính do virus rota gây nên và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Virus rota là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiêu chảy cấp và có thể khiến cho trẻ nhỏ bị tử vong.
Tiêu chảy rota sẽ thường gây ra những triệu chứng điển hình như: tiêu chảy, đau bụng, nôn ói, cơ thể dễ bị mất nước, có thể gây ra tình trạng trụy mạch và dẫn đến tử vong.
Bệnh tiêu chảy rota thường xảy ra phổ biến nhất ở những trẻ dưới 5 tuổi và thường phân bố ở những nước có khí hậu ôn đới, xảy ra theo từng mùa, mùa dễ mắc bệnh nhất là mùa đông. Tại những nước nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào tất cả các mùa trong năm.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy rota
Virus rota ra đi ra môi trường bên ngoài theo phân của trẻ. Nếu như trẻ không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc cùng với những đứa trẻ khác, sau khi đi vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm virus thông qua đường miệng. Những người chăm sóc cho trẻ cũng có thể là nguồn lan truyền bệnh nếu như không rửa tay sạch sẽ sau khi vệ sinh cho trẻ.
Virus rota có thể sống sót được khoảng vài ngày ở trên những bề mặt cứng và khô ráo và trên tay người nó cũng có thể sống sót được trong khoảng vài tiếng. Bệnh tiêu chảy cấp do virus rota gây ra có khả năng lây nhiễm rất cao.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy rota
Sau khi trẻ bị nhiễm virus trong khoảng 1 đến 3 ngày sẽ thường thể hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tiêu chảy cấp chính là nôn mửa. Sau đó trẻ sẽ bắt đầu bị tiêu chảy và sốt. Hầu hết tất cả các trường hợp bị nhiễm virus rota sẽ đều khiến cho cơ thể trẻ mắt đi một lượng nước tương đối lớn.
Tiêu chảy nặng nhất sẽ thường kéo dài trong khoảng từ 4 đến 8 ngày nhưng những đợt tiêu chảy vẫn có thể trở lại ngay cả khi trẻ đã cảm thấy tốt hơn. Đối với một số trường hợp, tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài trong khoảng vài tuần.
Tiêu chảy, đặc biệt là khi nôn mửa sẽ nhanh chóng dẫn tới tình trạng bị mất nước. Do đó, chúng ta sẽ cần phải theo dõi thật kỹ càng dấu hiệu mất nước của trẻ để bổ sung liên tục lượng nước cần thiết.
Bên cạnh những triệu chứng gây bệnh điển hình, tiêu chảy rota còn có một số triệu chứng khác không được đề cập đến. Do đó, khi thấy một dấu hiệu bất thường nào hãy đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Nếu như thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng sau đây cần phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ để hạn chế được những tình trạng nguy hiểm nhất có thể xảy ra:
- Lờ đờ, khó chịu hoặc đau đớn;
- Sốt trên 39 độ C;
- Nôn mửa liên tục trong hơn ba tiếng;
- Tiêu chảy ngày càng nặng, tiêu chảy có máu;
- Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của mất nước như: khô miệng, ít hoặc không đi tiểu, buồn ngủ bất thường.
Tình trạng bệnh lý và cơ địa của từng trẻ sẽ có sự khác nhau. Chính vì thế, hãy luôn trao đổi cùng với các bác sĩ để đưa ra phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị để trẻ nhanh chóng bình phục lại trạng thái tốt nhất.
Hãy luôn trao đổi cùng với các bác sĩ để đưa ra phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị để trẻ nhanh chóng bình phục lại trạng thái tốt nhất
Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh virus rota
Những yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tiêu chảy cấp do virus rota ở trẻ em:
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến, trước khi cho trẻ ăn.
- Xử lý phân và chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách cũng gây nguy cơ mắc bệnh.
- Người chế biến và dụng cụ chế biến bị nhiễm bệnh.
- Nước uống của trẻ không sạch do để lâu ở ngoài hoặc nguồn nước bị nhiễm virus rota.
- Ăn uống không hợp vệ sinh: cho trẻ ăn những thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng nên rất dễ bị nhiễm virus gây bệnh, đồ ăn của trẻ đã bị ô nhiễm trước hoặc sau khi được chế biến.
- Trẻ em bú bình không đảm bảo vệ sinh.
- Cho trẻ uống sữa công thức thay vì cho bú sữa mẹ;
- Trẻ sinh ra với cân nặng thấp, hệ miễn dịch yếu;
- Cho trẻ đến nhà giữ trẻ và người chăm sóc trẻ còn ít tuổi hoặc thiếu kinh nghiệm.
Đối với những trường hợp không có yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng sẽ không có nghĩa rằng trẻ sẽ không bị mắc bệnh. Do đó, trong quá trình chăm sóc cho trẻ hãy luôn chú ý quan sát thật kỹ những biểu hiện của trẻ để nhanh chóng phát hiện nếu như trẻ mắc bệnh.
Những phương pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy rota
Để có thể phòng ngừa được khả năng mắc bệnh tiêu chảy cấp rota ở trẻ, các bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Trẻ em từ 2 tháng tuổi nên được uống dự phòng vắc xin rota
- Vệ sinh thực phẩm và nguồn nước đúng cách, rửa tay sau khi đi vệ sinh, chế biến thức ăn đúng cách, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng chế biến và đồ dùng cho trẻ ăn, giữ gìn vệ sinh khi cho trẻ bú…
Chẩn đoán bệnh tiêu chảy rota bằng phương pháp nào?
Để có thể chẩn đoán được bệnh tiêu chảy cấp do virus rota gây ra ở trẻ em sẽ cần phải dựa vào những triệu chứng lâm sàng cùng với một số phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Triệu chứng lâm sàng: nôn và tiêu chảy kéo dài, đau bụng, sốt, có thể trẻ sẽ bị chảy nước mũi và ho.Trẻ có thể có dấu hiệu bị nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu và mất nước.
Phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh:
- Chẩn đoán huyết thanh học: lấy máu tĩnh mạch và chắt lấy huyết thanh để làm xét nghiệm.
- Chẩn đoán phát hiện ARN của virus rota: lấy mẫu phân trong tuần lễ đầu tiên trẻ nhiễm bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh và sử dụng kỹ thuật PCR để thực hiện xét nghiệm.
- Chẩn đoán nhanh phát hiện virus hoặc kháng nguyên: lấy mẫu phân trong tuần đầu tiên trẻ mắc bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh rồi sử dụng kỹ thuật hiển vi điện tử, miễn dịch phóng xạ, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, ELISA…
Bệnh tiêu chảy rota điều trị bằng cách nào?
Khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cấp do virus rota gây ra có thể điều trị bằng những phương pháp sau đây:
- Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì sẽ làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột làm ứ phân.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi
- Có thể điều trị bằng thuốc hạ sốt.
- Bù dịch bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch: cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường hoặc sử dụng Oresol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Điều trị tiêu chảy rota bằng cách: dự phòng biến chứng mất nước.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh tiêu chảy cấp rota mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp