Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thường xuyên uống trà sữa, nam thanh niên nguy kịch vì tắc ruột

Cập nhật: 22/08/2019 08:36 | Người đăng: Lường Toán

Nam thanh niên nghiện trà sữa, thường xuyên uống trà sữa thay cơm khiến các hạt trân châu đóng bánh trong ruột.

Bác sĩ Trần Thanh Tùng, Phó trưởng đơn vị Ngoại, Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, nam bệnh nhân Trần Nhật L., 20 tuổi, trú tại huyện Hạ Hoà, Phú Thọ được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do uống quá nhiều trà sữa.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng chướng bụng, đau bụng nhiều, nôn, chụp cắt lớp có hình ảnh tắc ruột, siêu âm thấy các quai ruột giãn to. 

Theo chia sẻ của bệnh nhân, tình trạng đau bụng này đã xuất hiện từ trung tuần tháng 7, đau âm ỉ suốt 20 ngày nên cố chịu đựng. Từ ngày 9/8, bụng chuyển đau dữ dội kèm bí trung đại tiện.

Khối đen rắn chắc gây tắc ruột được lấy ra khỏi người bệnh nhân

Gia đình đã đưa L. đến trung tâm y tế huyện thăm khám. Sau 5 ngày điều trị tại đây không đỡ, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh ngày 19/8. Bác sĩ kết luận, bệnh nhân L. bị tắc ruột do bã thức ăn không tiêu.

Thông thường, với các khối bã đọng trong dạ dày, bác sĩ có thể nội soi rồi tách nhỏ khối bã và gắp ra, tuy nhiên do khối bã của bệnh nhân L. quá rắn chắc, không thể tán nát nên bác sĩ buộc phải mổ mở cả dạ dày và ruột, lấy ra 2 khối bã lớn màu đen trong dạ dày và ruột non.

Bác sĩ Tùng cho biết thêm, với trường hợp tắc ruột nghiêm trọng như này, nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc gây hoại tử ruột, suy đa tạng rồi tử vong.

Gia đình cho biết, L. có thói quen ăn uống không khoa học, thói quen nghiện trà sữa và thường xuyên uống trà sữa thay cơm. Sở dĩ L có thói quen này là do trước đây bệnh nhân từng làm nhân viên tại một quán trà sữa.

Từ trường hợp của anh L., bác sĩ khuyến cáo người dân nên thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh. Cụ thể là nên hạn chế đồ ăn nhanh, ăn vặt, hạn chế sử dụng trà sữa, nước ngọt có ga, tẩy giun theo định kỳ.

Để tránh nguy cơ tắc ruột do bã thức ăn, với thức ăn nhiều chất xơ như măng, người dân cần nấu nhừ, nhai kĩ và uống nhiều nước. Với các loại trái cây có nhiều nhựa như hồng, hồng xiêm, không nên ăn quá nhiều lúc dạ dày vẫn rỗng và không nên ăn chung với thức ăn có nhiều đạm.

Nguồn tổng hợp: Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990