Thoái hoá khớp không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp cũng như biện pháp điều trị, phòng ngừa kịp thời thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa đĩa đệm và sụn khớp với phản ứng viêm và giảm dịch nhày bôi trơn giữa các khớp. Tình trạng này có thế gây ra triệu chứng chứng khớp và đau nhức. Đây là bệnh mãn tính thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, phổ biến ở người 60 tuổi.

>>> Tham khảo thêm: Nuốt nghẹn ở cổ báo hiệu những bệnh gì?
Nguyên nhân có thể là do quá trình lão hóa tự nhiên và phải chịu áp lực quá tải hay kéo dài của sụn khớp gây nên.
Các dạng thoái hóa khớp thường gặp là: thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay, thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa gót chân, thoái hóa bàn chân và thoái hóa cột sống thắt lưng…
Những dấu hiệu thoái hóa khớp phổ biến là gì?
Theo chia sẻ của các Dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược HCM, dấu hiệu thoái hóa khớp rất đa dạng. Mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, điển hình như sau:
Đau nhức khớp
Đây là tình trạng phổ biến ở rất nhiều người bị thoái hóa khớp. Người bệnh xuất hiện những cơn đau âm ỉ, có thể biến thành cơn đau cấp khi bệnh nhân vận động ở tư thế tác động đến khớp nhiều.
Thời gian đầu thì đau khớp chỉ xảy ra khi người bệnh vận động và hết sau khi nghỉ ngơi. Về sau thì tình trạng này xuất hiện liên tục và đau nhiều hơn khi vận động. nhất là khi thay đổi thời tiết, khi bị chuyển lạnh, áp suất giảm và độ ẩm cao thì những cơn đau nhức do thoái hóa khớp diễn ra nghiêm trọng hơn. Chỉ cần một cử động nhỏ cũng khiến cho bệnh nhân bị đau nhức cả ngày và kéo dài trong nhiều ngày sau đó.
Cứng khớp
Dấu hiệu này thường đi kèm với những cơn đau, xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng sớm ngay khi ngủ dậy. Từ đó người bệnh không thể cử động được các khớp bị đau và thường phải nghỉ khoảng 30 phút thì tình trạng mới giảm dần.
Nếu tình trạng thoái hóa khớp này ở giai đoạn nặng hơn thì triệu chứng cũng sẽ kéo dài hơn.
Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi cử động
Nếu bị thoái hóa khớp thì phần đệm và sụn giữa hai đầu xương sẽ bị hao mòn dần, giảm dịch nhầy bôi trơn và xuất hiện phản ứng viêm. Do vậy bệnh nhân khi di chuyển thì đầu xương sẽ bị cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu lạo xạo.
Vận động các khớp khó
Với người bị thoái hóa khớp thì rất khó khăn trong việc thực hiện một số động tác như quay cổ hay cúi sát đất.
Teo cơ và sưng tấy, biến dạng khớp
Các khớp có xu hướng sưng tấy, đau và bị biến dạng. Đồng thời các cơ xung quanh cũng bị mỏng, yếu và teo dần đi. Nhất là khi đầu gối bị lệch khỏi trục thì ngón tay sẽ bị u cục gồ ghề, các ngón chân cong vẹo.
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường xảy ra nhất. Theo đó có những thực phẩm có tác dụng làm giảm viêm đồng thời hạn chế được tình trạng của bệnh thoái hóa khớp gối. Người bệnh ngoài tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ thì nhất định phải có chế độ ăn uống phù hợp dưới đây:
Cá
Cá là thực phẩm giàu axit Omega 3 giúp chống viêm rất tốt đồng thời có lợi cho người bị viêm khớp và thoái hóa khớp. Do vậy mỗi người bệnh nên bổ sung cá ít nhất 1 tuần 1 lần bao gồm: cá hồi, cá thu, cá mòi hay cá ngừ tươi…

Trường hợp bệnh nhân không thích ăn cá thì có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để bổ sung Omega 3 từ nguồn thực phẩm khác nữa.
Sữa
Nếu bạn có thắc mắc thoái hóa khớp gối nên ăn gì thì những sản phẩm từ sữa chắc chắn không thể thiếu. Một số loại như sữa chua, sữa, pho mát có chứa rất nhiều Canxi, Magie và Vitamin D tốt cho cơ thể. Chúng có tác dụng làm tăng cường sức khỏe sụn khớp, cải thiện những triệu chứng bệnh thoái hóa khớp rất hiệu quả.
Nước hầm xương ống
Câu ăn gì bổ nấy sẽ có tác dụng rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Theo đó người bệnh nên ăn những loại nước hầm xương ống, sụn sườn từ bò, bê để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trong loại nước dùng này có chứa rất nhiều Glucosamin và Chonroitin, là những hợp chất tự nhiên cấu thành nên sụn khớp đồng thời bổ sung cho cơ thể lượng Canxi dồi dào. Do vậy những bệnh nhân bị thoái hóa khớp thì cũng có thể bổ sung thịt lợn, gia cầm, tôm cua để đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bệnh thoái hóa khớp kể trên thì người bệnh còn có thể bổ sung những loại rau bina, rau xanh đậm, quả mọng, bông cải xanh, tỏi, gừng đều rất tốt cho cơ thể. Chúng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tốt hơn.
Nếu có thắc mắc gì về bệnh thoái hóa khớp thì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp chi tiết hơn nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích hơn, chúc bạn đọc sức khỏe!