Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thoái hóa khớp gối là gì? Có chữa được không?

Cập nhật: 28/02/2020 13:56 | Người đăng: Lường Toán

Thoái hóa khớp mà một bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh. Bệnh có diễn biến biến âm thầm do vậy mà rất ít người kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Do vậy mà nắm được những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ hữu ích với bạn đọc.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối là vị trí tiếp giáp với 3 xương bao gồm đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày hay mặt sau của bánh chè. Chúng được che phủ bởi một lớp sụn khớp, đóng vai trò rất quan trọng như gánh toàn bộ có thể. Do là khớp vận động nhiều nhất nên cũng rất dễ bị thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối có thể gặp ở bất kỳ ai

Tham khảo thêm: Nổi hạch ở cổ có sao không? Có nguy hiểm không?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Dược TP Hồ Chí Minh, hiện tượng thoái hóa khớp gối thường xảy ra những tổn thương trước hết là ở phía trên bề mặt của sụn khớp. Càng lâu dần thì khớp sụn khớp này sẽ bị bào mòn, khiến chứng trở lên xù xì và mỏng đi, bị mất đi tính đàn hồi và không bảo vệ được đầu xương. Về sau thì sẽ gây ra những biến đổi tại bề mặt của sụn khớp, làm tăng sự lắng đọng canxi hình thành các gai xương sau đó dẫn đến sự biến dạng các khớp và làm hư khớp.

Bị thoái hóa khớp do những nguyên nhân nào?

Bệnh thoái hóa khớp do rất nhiều những lý do khác nhau, theo đó thì bất kể ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nên việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ rất hữu ích cho bạn.

Do thừa cân, béo phì:

Một số nghiên cứu cho thấy nếu như trọng lượng cơ thể tăng 0,45kg thì khớp gối sẽ phải chịu áp lực của 1,5kg khi đi và khi chạy phải chịu đến 4.5kg. Do vậy mà trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ làm tạo lực lên cả hai khớp gối, sụn gối nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian. Một số thống kê cho thấy những phụ nữ nếu mắc bệnh thừa cân béo phì thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp ngoài 40 tuổi cao hơn 6 lần so với những người bình thường.

  • Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm. Sau độ tuổi trưởng thành thì những tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản cũng như tái tạo sụn khớp.
  • Chấn thương do tai nạn giao thông hay do chơi thể dục: Tình trạng này có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, bị giãn hay đứt dây chằng làm tổn thương xương khớp khá nghiêm trọng. Nếu không được điều trị bệnh sớm thì sẽ dẫn đến tình trạng lệch trục khớp và gây thoái hóa từ từ.
  • Do không tập thể dục thường xuyên: Lười vận động khiến cho các cơ khớp bị lỏng lẻo, các khớp xương bị thiếu độ linh hoạt, xương, gân, cấu trúc cơ, dây chằng dễ bị sai lệch. Nếu tăng sức mạnh của có thể giúp giảm đến 30% nguy cơ phát triển tình trạng thoái hóa khớp gối.
  • Do vận động gắng sức: Không chỉ lao động nặng mà khi tập luyện hay chơi thể thao với cường độ cao thì đều có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp nhanh chóng
  • Sử dụng thuốc Corticoid không đúng cách: Loại thuốc này được áp dụng trong liệu trình chống dị ứng, ức chế miễn dịch hay kháng viêm. Nhưng nếu như lạm dụng quá nhiều sẽ làm tăng mức độ của tình trạng thoái hóa khớp.
  • Phá hủy hệ miễn dịch: Lớp sụn khớp vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà bởi lớp dịch khô do vậy mà chúng không nhận biết được một phần của cơ thể. Thay vì bảo vệ thì cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Việc dùng chế độ dinh dưỡng không đủ chất là nguyên nhân khiến cho túi hoạt dịch tiết chất nhờn, hay lạm dụng rượu bia sẽ khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng
  • Do giới tính: Với nữ giới trên 55 tuổi thì có nguy cơ cao mắc các bệnh về viêm khớp hơn so với nam giới. Đó là bởi vì dây chằng của khớp gối nữ giới bị yếu hơn, hơn nữa là do thói quen đi giày cao gót sẽ làm tăng áp lực lên sụn tạo cho cơ hội thoái hóa khớp ngày càng nhanh hơn.
  • Do một số bệnh lý khác: Một số bệnh có thể làm ảnh hưởng không tốt đến xương khớp và sụn như tiểu đường, béo phì, gút, hội chứng rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp hay do bàn chân bẹt…

Những dấu hiệu thoái hóa khớp gối sớm nhận biết

Việc nhận biết sớm tình trạng thoái hóa khớp gối dựa trên những dấu hiệu của bệnh là một trong những cách giúp cho việc điều trị bệnh trở lên dễ dàng hơn. Theo đó người bệnh nên chú ý đến những triệu chứng sau:

  • Ở giai đoạn khởi phát: Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, có thể nghe thấy tiếng lụp cụp và lạo xạo khi gập duỗi gối. Thế nhưng những cơn đau này chỉ thoáng qua và nhiều người bệnh không để ý để phát hiện kịp thời
  • Giai đoạn tổn thương: Việc đứng lên ngồi xuống hay đi lại của người bệnh gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi leo cầu thang do mức độ tổn thương khớp gối rất nặng. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu cọt kẹt, rột roạt bên trong khớp ngày càng lớn.

Khi đi thăm khám thì bác sĩ sẽ ấn khớp gối có cảm giác sưng và đau. Khi khớp sưng to có thể là do tràn dịch hay mọc chồi xương, hay cũng có thể là xuất hiện khối u vùng theo mặt sau của khớp.

Tuy nhiên đó chỉ là những dấu hiệu thoái hóa khớp ở bên ngoài. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị phù hợp nhất nhé.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì hiện nay với công nghệ y học ngày càng phát triển, bệnh thoái hóa khớp gối cũng được điều trị rất hiệu quả. Hiện nay có hàng nghìn bệnh nhân khi mắc chứng bệnh đau khớp gối đều được chữa trị khỏi hoàn toàn dựa vào phác đồ điều trị sau đây:

  • Trị liệu thần kinh cột sống: Các bác sĩ sẽ tiến hành những thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng nhằm điều chỉnh những cấu trúc khớp gối bị sai lệch nhằm khôi phục lại trạng thái tự nhiên ban đầu.
  • Chỉnh hình bàn chân: với mục đích là chỉnh lại hệ sinh cơ học của bàn chân đã làm mất đi sự cân bằng tại các khớp đầu gối
  • Chiếu tia laser với cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave nhằm thúc đẩy quá trình nhanh lành những tổn thương, tái tạo và phục hồi các mô sụn đồng thời làm giảm viêm sưng.

Bổ sung Glucosamine, MSM và Chondroitin hay những khoáng chất vitamin tham gia vào quá trình tổng hợp chuyển hóa những thành phần sụn.

Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

Như ở trên chúng tôi đã nói bệnh thoái hóa khớp gối thì nên bổ sung những khoáng chất, vitamin, Glucosamine, chonroitin giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Theo đó người bệnh nên áp dụng chế độ dinh dưỡng sau đây:

Thoái hóa khớp gối gây đau đớn khi leo cầu thang

Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Nước hầm xương ống:

Một số loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò sẽ cung cấp Chonroitin, Glucosamine toàn là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Bên cạnh đó những đồ ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi tốt cho hệ xương khớp trong cơ thể.

Các loại cá nước lạnh

Một số loại cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích đều là những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega 3 – là một chất kháng viêm rất hiệu quả. Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá/ tuần thì tốt cho cơ thể hơn.

Thực vật

Người bệnh nên bổ sung thêm một số loại ngũ cốc, rau xanh, đậu nành vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đây đều là những thực phẩm được xem là tốt cho hệ miễn dịch, chống oxy hóa tốt cho cơ thể.

Trái cây

Một số loại trái cây như dứa, đu đủ, cam, chanh bổ sung nhiều loại vitamin C hay các men kháng viêm. Chúng đều là những hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm rất hiệu quả đồng thời tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.

Thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?

Ngoài một số loại thức ăn tốt cho bệnh thoái hóa khớp gối thì người bệnh cũng nên chú ý những loại thực phẩm có thể gây nguy hiểm, làm tăng biến chứng của bệnh như sau:

  • Thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất béo công nghiệp như: khoai tây, đồ nước, những thực phẩm chiên có thể làm tăng tình trạng viêm khớp, hay tăng cần làm cho xương khớp ngày càng bị tăng áp lực hơn
  • Ăn nhiều muối khiến cho xương bị giòn và dễ gãy hơn, đồng thời có thể làm tăng tình trạng đau đớn và dễ viêm hơn
  • Những thực phẩm nhiều đường và carbohydrate …có thể làm cản trở được sự hấp thu canxi, qua đó có thể làm tổn thương những loại protein trong cơ thể gây viêm mà khiến cho hệ cơ xương khớp ngày càng yếu đi
  • Một số loại rượu bia, cà phê hay nước ngọt có gas có thể gây hại cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp, bệnh gout và viêm khớp. Nếu như bạn tiêu thụ trong thời gian dài thì càng khiến cho triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn, khiến cho việc điều trị càng khó khăn hơn.

Những thông tin về bệnh thoái hóa khớp gối vừa được chúng tôi tổng hợp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990