Tê tay chân là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải một lần trong đời. Trường hợp tê tay chân thường xuyên không khỏi thì đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Theo đó người bệnh cần phải đi thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, qua đó có biện pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng khó lường về sau.
Tìm hiểu tình trạng tê chân tay
Tay chân thông thường sẽ dựa vào cảm giác nhằm điều chỉnh những hoạt động như rút tay chân khi chạm phải vật nóng, điều chỉnh khi địa hình thay đổi. Nếu như bạn bị tê bì tay chân thì sẽ gây ra giảm cảm giác, nặng hơn có thể làm mất cảm giác toàn thân.

>>Xem thêm: Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?
Ở giai đoạn khởi phát thì tình trạng tê tay chân khá nhẹ nhàng như tê rần tại các đầu ngón tay chân, có cảm giác bị châm chích tại các đầu ngón tay hoặc bị giảm cảm giác. Nếu không được điều trị thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn….dẫn đến mất cảm giảm. Một số trường hợp tê bì chân tay khi mang thai, tê bì chân tay ở người già rất phổ biến trong cộng đồng.
Ở một số trường hợp thì tình trạng này có thể là tạm thời và tự hết nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý khác.
Tê tay tê chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Như ở trên chúng tôi đã nói, tê tay chân có thể là triệu chứng bình thường nhưng nó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác. Vậy bị tê tay chân là bệnh gì? Một số nghiên cứu cho thấy có đến 75% bệnh nhân bị tê tay chân do những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
- Thoái hóa cột sống: Tình trạng bệnh thoái hóa cột sống khiến cho đột sống, sụn khớp bị bào mòn. Khi cọ xát với rễ thần kinh gây nên tình trạng đau nhức và tê bì vùng cổ lan xuống cánh tay đồng thời đau thắt lưng xuống chân. Hiện tượng tê tay chân do thoái hóa thường xảy ra vào ban đêm hay khi thay đổi thời tiết.
- Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm. Đây được xem là bệnh lý thường gặp tại thắt lưng và đĩa đệm tại cột sống cổ. Trường hợp đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống gây tê bì cánh tay và 2 chân khiến cho người bệnh bị hạn chế vận động.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Khi bị viêm nhiễm khớp tay và khớp chân thì sẽ gây nên hiện tượng tê bì tay chân. Tình trạng này có thể gặp phải ngay cat khi nằm hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí sẽ gây cứng khớp.
- Hẹp ống sống: Tê bì tay chân là bệnh gì? Khả năng người bệnh bị hẹp ống sống cũng có thể xảy ra. Đây là một dạng bệnh bẩm sinh khiến cho cột sống bị biến dạng, thu nhỏ khiến cho các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Khi bệnh để lâu thì sẽ gây tắc nghẽn sự lưu thông máu khiến cho vận động gặp nhiều khó khăn.
- Viêm đa rễ thần kinh: là bệnh lý xảy ra khi tổn thương hệ thần kinh ngoại biên gây ra rối loạn cảm giác và hạn chế vận động
- Xơ vữa động mạch: tình trạng bệnh này có thể gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua dẫn đến tê bì tay chân
- Do chấn thương: Do va chạm hay tai nạn có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Từ đó bệnh nhân sẽ bị tê bì tay chân và hạn chế vận động.
- Do bệnh đái tháo đường: Tê tay là bệnh gì? Đa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều được ghi nhận có triệu chứng tê tay tê chân. Đây là biến chứng của bệnh cần phải xử lý kịp thời.
- Do thay đổi thời tiết: Khi trời lạnh, chuyển mùa cũng có thể gây rối loạn cảm giác
- Phụ nữ mang thai ở cuối thai kỳ: Thường xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân do thay chèn ép mạch máu, dây thần kinh khiến cho việc tuần hoàn máu trở lên khó khăn hơn. Do vậy khi ở một tư tế quá lâu hay khi ngủ bị chèn ép, hoặc đứng lâu ngồi xổm cũng khiến cho bạn bị tê bì tay chân thường xuyên hơn.
Tê bì tay chân có dấu hiệu gì?
- Tình trạng đau mỏi cổ vai gáy lan xuống nửa người có kèm theo triệu chứng tê bì một bên
- Tê bì kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi như bệnh viêm đa thần kinh trong bệnh tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ
- Tê tay chân mất cảm giác: Tình trạng tê tay chân kéo dài, chân bị mất cảm giác và thường gặp nhất là về đêm.
- Tình trạng tê buốt lan dọc cánh tay, và cẳng chân gây hạn chế vận động.
- Chuột rút ở tay chân: Tình trạng co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ tại bắp tay và bắp chân.
Nếu tình trạng tê tay chân ở dưới đây thì cần phải được đi khám bác sĩ ngay:
- Tình trạng tê chân kéo dài liên tục trong vòng 6 tuần
- Tê chân kèm theo những triệu chứng mãn tính khác
- Bị tê tay chân kèm theo sự thay đổi về màu sắc, hình dạng và thay đổi nhiệt độ bàn chân, chân
- Dễ nhầm lẫn, dễ quên, chóng mặt
- Tê liệt dễ xảy ra do chấn thương đầu
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột
- Đau đầu dữ dội, khó thở, lên cơn co giật.
Tê tay và cách chữa trị như thế nào?

Với những nguyên nhân gây nên tình trạng tê tay chân vừa được kể đến trên đây thì cần phải có phương pháp điều trị thích hợp. Thường thì tê chân tay sinh lý không cần điều trị mà chỉ phải áp dụng những biện pháp hỗ trợ điều trị. Đa số những trường hợp tê tay chân lặp lại nhiều lần và kéo dài do bệnh lý và cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu nhất.
Điều trị triệu chứng:
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch thì chứng tê bì tay chân cần phải được điều trị bằng những loại thuốc sau:
- Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc dùng để điều trị chứng tê chân do đau cơ xơ hóa
- Thuốc Gabapentin và Pregabalin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn và làm giảm chứng tê chân do đa xơ cứng và đau cơ do xơ hóa hay bệnh thần kinh tiểu đường.
- Thuốc Corticosteroid: có tác dụng giảm viêm, giảm tê chân do đa xơ cứng
Điều trị nguyên nhân
Với những nguyên nhân gây bệnh kể trên thì người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Theo đó thì người bệnh nên đi thăm khám để được xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về tình trạng tê tay mà chúng tôi tổng hợp. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc các bạn sức khỏe!