Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Suy tim sung huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Cập nhật: 15/01/2020 11:23 | Người đăng: Lường Toán

Tim chính là một cơ quan đảm nhiệm chức  năng vô cùng quan trọng bên trong cơ thể. Chính vì thế, khi tim gặp phải bất kỳ vấn đề gì đều sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Trong đó, bệnh suy tim sung huyết chính là chặng đường cuối cùng mà người bệnh sẽ phải trải qua.

Bệnh suy tim sung huyết là gì?

Một trong những bệnh lý thường gặp nhất về bệnh tim mạch như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh van tim và một số bệnh ảnh hưởng đến tim sẽ dẫn tới hội chứng suy tim.

Suy tim sung huyết chính là tim hoạt động kém hiệu quả, chức năng bơm máu của tim bị suy giảm khiến cho tim không thể đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể gây ra tình trạng ứ đọng máu tại tim, phổi, các mô cùng với các cơ quan ở bên trong cơ thể.

Các loại suy tim bao gồm suy tim phải, suy tim trái và suy toàn bộ tim:

  • Suy tim phải là tình trạng tâm thất phải hoạt động kém hiệu quả dẫn đến giảm bơm máu lên phổi, gây ứ máu tại tâm thất phải và gây cản trở máu trở về tim phải.
  • Suy tim trái là tình trạng tâm thất trái hoạt động kém hiệu quả máu ứ lại tâm thất trái và khiến cho máu từ phổi đổ về tâm nhĩ trái trở nên khó khăn gây ứ máu tại phổi.
  • Suy tim toàn bộ là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng.

Bệnh suy tim sung huyết có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi, ngay cả với những trẻ em, đặc biệt là đối với những trẻ có khuyết tật tim bẩm sinh thường có nguy cơ bị suy tim rất cao. Tuy nhiên, suy tim sung huyết thường xảy ra phổ biến hơn đối với những người cao tuổi vì tuổi càng cao sẽ càng dễ mắc phải những rối loạn gây tổn thương ở van tim và cơ tim.

Sự thay đổi của tim theo tuổi tác cũng sẽ khiến cho tim co bóp kém hiệu quả hoen. Những rối loạn này ngày càng có xu hướng tăng lên bởi những yếu tố gây ra bệnh tim như: huyết áp cao, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn có chứa dầu mỡ…


Suy tim sung huyết chính là tim hoạt động kém hiệu quả, chức năng bơm máu của tim bị suy giảm khiến cho tim không thể đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim sung huyết

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng suy tim. Chỉ cần một yếu tố là đã có thể gây ra tình trạng suy tim nhưng nếu càng có nhiều yếu tố kết hợp lại thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị suy tim sung huyết là:

  • Nhịp tim bất thường: Nhịp tim bất thường, đặc biệt khi nhịp tim rất nhanh, có thể làm yếu cơ tim và dẫn đến suy tim.
  • Béo phì: Những người bị béo phì có nguy cơ cao mắc phải suy tim.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ suy tim.
  • Sử dụng thức uống có cồn: Uống quá nhiều thức uống có cồn có thể khiến tim suy yếu và dẫn đến suy tim.
  • Virus: Nhiễm trùng virus có thể gây tổn thương đến cơ tim.
  • Bệnh van tim: Những người mắc bệnh van tim có nguy cơ suy tim cao hơn.
  • Khuyết tật tim bẩm sinh: Một vài người bị suy tim do sinh ra với những khuyết tật tim.
  • Ngưng thở khi ngủ: Việc bạn không có khả năng thở bình thường lúc ngủ đồng nghĩa với việc hạ lượng oxy trong máu và tăng nguy cơ nhịp tim bất thường. Cả hai vấn đề này đều có thể làm tim yếu đi.
  • Một vài loại thuốc điều trị tiểu đường: Những loại thuốc như rosiglitazone (Avandia) và pioglitazone (Actos) có thể tăng nguy cơ suy tim ở một số người. Mặc dù vậy bạn cũng đừng nên tự ý ngưng thuốc. Nếu bạn đang dùng những thuốc này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất cứ sự thay đổi nào.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh động mạch vành.
  • Đau tim: Tổn thương cơ tim khi bị đau tim có nghĩa là tim bạn không còn có thể co bóp tốt như bình thường.
  • Bệnh động mạch vành: Động mạch bị hẹp có thể cản trở nguồn cung cấp máu giàu oxy cho tim, khiến cơ tim yếu đi.
  • Huyết áp cao: Tim bạn hoạt động quá sức hơn nếu bạn bị cao huyết áp.

Triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết

Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, những triệu chứng thường xuất hiện nhất chính là:

  • Mệt mỏi: Do nhu cầu oxy cung cấp cho cơ thể không đảm bảo, cơ thể tập chung máu cho những cơ quan quan trọng, nên cơ thể có cảm giác mệt mỏi.
  • Phù: ứ trệ dịch ở các bộ phận của cơ thể dẫn tới phù chi dưới với biểu hiện rõ nhất là sưng mắt cá chân, bàn chân.
  • Ho khan, hoặc thở khò khè. Ho có thể kéo dài do ứ huyết ở phổi, có thể ho ra máu.
  • Khó thở ban đầu khó thở ít, vận động nhiều mới khó thở, ở giai đoạn muộn người bệnh thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Đối với trường hợp bị suy tim trái có thể dẫn tới tình trạng phù phổi cấp với những triệu chứng như: Bệnh nhân khó thở nhiều phải ngồi dậy để thở, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, co kéo cơ hô hấp, chân tay lạnh, nghe phổi có nhiều rale ẩm. Nếu như bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh.


Các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để có thể chẩn đoán được bệnh suy tim sung huyết

Các phương pháp chẩn đoán bệnh suy tim sung huyết

Các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để có thể chẩn đoán được bệnh suy tim sung huyết. Những dấu hiệu cận lâm sàng bao gồm:

  • Siêu âm tim: Thực hiện siêu âm tim sẽ cho thấy rõ hình ảnh buồng tim giãn
  • Điện tim (ECG): Suy tim trái thấy các dấu hiệu trục trái, tăng gánh thất trái, dày thất trái. Suy tim phải thấy dấu hiệu trục tim lệch phải, tăng gánh thất phải, dày thất phải.
  • Xquang tim phổi thẳng: Thấy hình ảnh bóng tim to, phổi mờ do ứ máu phổi.

Những phương pháp điều trị bệnh suy tim sung huyết

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng suy tim sung huyết cần phải nhanh chóng thực hiện những biện pháp kiểm soát bệnh để tránh khiến cho tim gặp phải áp lực. Vì bệnh suy tim sung huyết thường là kết quả của 1 căn bệnh khác nên sẽ cần phải điều trị tận gốc căn bệnh đó. Ví dụ nguyên nhân gây ra tình trạng suy tim sung huyết là do van tim thì người bệnh sẽ cần phải được thực hiện phẫu thuật để sửa chữa lại van tim hoặc thay van tim.

Bên cạnh đó cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. VIệc thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến giảm lượng oxy là cho tim hoạt động khó khăn hơn so với bình thường. Khẩu phần ăn ít muối hoặc chất lỏng sẽ làm giúp làm giảm lượng dịch ở bên trong cơ thể đồng thời cũng rất có ích đối với những người đang muốn giảm cân. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể hỗ trợ điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp nhất đối với tình trạng của mình.

Một số loại thuốc cũng có thể sẽ được chỉ định giúp làm giảm lượng dịch ở bên trong cơ thể hoặc giúp cho tâm thất co bóp tốt hơn. Nitrat có tác dụng giãn mạch máu để máu lưu thông dễ dàng hơn. Thuốc lợi tiểu giúp đào thải bớt lượng dịch. Chất cản gốc beta giúp giảm nhịp tim. Chất ức chế enzim chuyển hóa angiotensin (ACE) hỗ trợ tâm thất co bóp. Một số loại thuốc giúp giảm huyết áp. Tất cả các loại thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ như: kiệt sức, chóng mặt, ho, mất nước và nguyên trọng hơn là ngất xỉu.

Máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim cấy ghép cũng có thể được sử dụng trong một vài trường hợp. Ghép tim là một lựa chọn cho các bệnh nhân không có hiệu quả điều trị bằng các phương pháp kể trên.

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng suy tim sung huyết

Cách tốt nhất để phòng tránh và ngăn chặn bệnh suy tim sung huyết phát triển nặng hơn chính là duy trì một lối sống khoa học. Những thói quen sinh hoạt và cách sống khoa học dưới đây sẽ giúp bạn có thể hạn chế bệnh phát triển:

  • Nhờ đến sự trợ giúp từ gia đình, đặc biệt trong việc hỗ trợ thay đổi thói quen sinh hoạt.
  • Giảm lượng muối và chất lỏng trong khẩu phần ăn.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Uống thuốc được chỉ định đều đặn, hợp lý.

Trên đây chính là những thông tin về bệnh suy tim sung huyết mà chúng tôi đã tổng hợp lại giúp cho các bạn có thể nắm được những kiến thức hữu ích nhất để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
cach-su-dung-thuoc-efferalgan-dung-cach-mang-lai-hieu-qua-cao Thuốc Efferalgan 500mg viên sủi có tác dụng gì? Thuốc Efferalgan có dạng viên nén sủi bọt, chứa hoạt chất paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Thuốc thường được sử dụng để giảm đau mức độ nhẹ... efferalgan-codeine-lieu-dung-thuoc-tuong-ung Thuốc Efferalgan Codein 500mg viên sủi có tác dụng gì? Efferalgan Codeine® là thuốc gì? Liều dùng tương ứng của thuốc như thế nào? Mọi người hãy cân nhắc kỹ mọi thông tin về thuốc trước khi sử... y-te-cong-cong Y tế công cộng là gì? Học xong Y tế công cộng ra làm gì? Y tế công cộng là gì? Học ngành Y Tế công cộng ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra và quan tâm khi nhóm ngành Y Dược hiện... thuoc-tanakan-co-tac-dung-gi-huong-dan-cach-su-dung-an-toan Thuốc Tanakan có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng an toàn Thuốc Tanakan là một chế phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng được chỉ định sử dụng vị thuốc... thuoc-ampicillin-co-tac-dung-va-lieu-dung-nhu-the-nao Thuốc Ampicillin có tác dụng và liều dùng như thế nào? Thuốc Ampicillin là một loại thuốc rất quen thuộc. Trong đơn thuốc điều trị về các bệnh nhiễm khuẩn sẽ thường thấy xuất hiện loại thuốc này. Nếu... tim-hieu-ve-cong-dung-va-cach-dung-cua-thuoc-khang-sinh-levofloxacin-500-mg Thuốc kháng sinh levofloxacin 500mg sử dụng như thế nào? Levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm và có phổ kháng khuẩn rộng, không kháng lại các loại thuốc kháng khuẩn khác. Vì Levofloxacin...
Xem thêm >>



0899 955 990