Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Rách sụn chêm có nguy hiểm không?

Cập nhật: 17/10/2019 15:02 | Người đăng: Lường Toán

Dấu hiệu nhận biết rách sụn chêm là gì? Rách sụn chêm có nguy hiểm không? Cao đẳng Dược TPHCM sẽ cung cấp thông tin giúp cho các bạn giải đáp được những thắc mắc này.


Sụn chêm tại khớp gối chính là 2 mảng sụn nằm ở giữa xương cẳng chân phía trên cùng với xương chày ở phía dưới

Rách sụn chêm là gì?

Sụn chêm tại khớp gối chính là 2 mảng sụn nằm ở giữa xương cẳng chân phía trên cùng với xương chày ở phía dưới. Vai trò của sụn chêm chính là hấp thụ một phần lực và hỗ trợ chuyển động của đầu gối trơn tru, linh hoạt hơn. 

Đầu gối chính là một trong những khớp mạnh và có biên độ chuyển động lớn nhất trên cơ thể. Vai trò của đầu gối chính là duy trì tư thế đứng thẳng cùng với những chuyển động chạy nhảy, đi đứng nên những tổn thương tại khu vực này như tình trạng bị rách sụn viêm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị cứng khớp. Khi bị tổn thương, tất cả các hoạt động bên trên đều gặp rất nhiều khó khăn và gây ra đau đớn.

Rách sụn chêm chính là một trong những thương tích rất phổ biến ở vùng đầu gối. Khi chúng ta di chuyển hoặc xoay khớp đầu gối quá mạnh, đặc biệt là khi toàn bộ trọng lượng của cơ thể đều đặt lên đầu gối có thể dẫn tới tình trạng sụn chêm bị rách.

Mỗi bên đầu đối đều có 2 miếng sụn chêm giống như một lớp đệm giữa xương sống cùng với xương chậu. Tình trạng rách sụn chêm sẽ gây ra những cơn đau, cứng khớp và sưng khớp. Các bạn cũng có thể sẽ cảm thấy có khối chuyển động ở trong đầu gối và gặp phải khó khăn khi co giãn phần đầu gối.

Một số phương pháp điều trị bảo tồn như: nghỉ ngơi, chườm đá hoặc sử dụng thuốc có thể làm giảm bớt những cơn đau do bị rách sụn chêm gây ra, đồng thời giúp cho chúng phục hồi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, ở trong một số trường hợp khác, rách sụn chêm cần phải được điều trị.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rách sụn chêm

Sụn chêm có thể sẽ bị rách ở nhiều vị trí khác nhau như: rách vùng mô mạch, rách vùng có mạch nuôi, rách sừng sau, rách sừng trước, rách sụn chêm ngoài… Các hình thái rách sụn chêm rất khác nhau, cụ thể gồm: rách sụn chêm phức tạp, rách sụn chêm hình vạt, rách sụn chêm hình nan hoa, rách sụn chêm ngang, rách sụn chêm dọc…

  • Rách sụn chêm ở trẻ em: tình trạng này thường xảy ra do chấn thương khi vui chơi, chơi thể thao, chạy nhảy hoặc do tai nạn giao thông. Bị chấn thường trong trạng thái gối bị gấp, đồng thời chân bị xoắn có thể gây ra tình trạng rách sụn chêm ở trẻ em.
  • Rách sụn chêm ở người lớn: ngoài nguyên nhân do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn còn có thể là do khớp bị thoái hóa, tình trạng này gặp rất phổ biến ở những người già. Những hoạt động khi đang ngồi ghế và đứng lên đột ngột trong tư thế chân hơi bị vặn cũng có thể khiến cho sụn chêm bị rách.

Dấu hiệu bị rách sụn chêm là gì?

Khi mới bị rách sụn chêm, người bệnh vẫn có thể đi là một cách bình thường thậm chí là vẫn có thể tiếp tục chơi thể thao. Những cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện sau khoảng 2-3 ngày và đầu gối bắt đầu sưng dần lên, vận động sẽ gặp nhiều khó khăn.

Dấu hiệu rách sụn chêm sẽ bao gồm:

  • Cảm thấy đau nhức khi ấn vào khe khớp gối
  • Khó co duỗi khớp gối
  • Gặp khó khăn trong đi lại, vận động
  • Khi vận động cảm giác có tiếng lục cục trong khớp
  • Khớp gối bị kẹt
  • Đầu gối đau và sưng
  • Có tiếng “nổ” khi sụn chêm bị rách

Khi bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu trên, đặc biệt là khi vừa gặp phải chấn thương, va chạm thì hãy nghĩ ngay tới việc sụn chêm đã bị rách và cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời nếu đúng sụn chêm đã bị rách.

Những người nghi ngờ bị rách sụn chêm hoặc đã bị rách sụn chêm sẽ được thực hiện những phương pháp kiểm tra như:

  • Nội soi: quan sát khớp gối để nắm bắt được mức độ tổn thương của sụn chêm và những bộ phận cấu tạo của khớp gối.
  • Chụp cộng hưởng từ sẽ cho kết quả hình ảnh và chẩn đoán chính xác hơn, chi tiết hơn về vị trí cũng như tình trạng tổn thương của sụn chêm.
  • Chụp Xquang: quan sát được hình ảnh ở khớp gối và đánh giá được tình trạng của xương khớp cùng sụn chêm.

Những người có nguy cơ bị rách sụn chêm cao

Rách sụn chêm là một tình trạng rất phổ biến. Các vận động viên và những người thường xuyên chơi những môn thể thao đồng đội sẽ có nguy cơ bị rách sụn chêm rất cao. Bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị rách sụn chêm. Tình trạng này có thể phòng tránh được bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể là do những hoạt động khiến cho đầu gối phải xoay chuyển đột ngột. Nguy cơ này sẽ rất cao đối với những vận động viên, đặc biệt là những người thường xuyên tham gia những môn thể thao đồng đội như bóng đá hoặc các hoạt động có liên quan đến xoay vòng như bóng rổ hoặc quần vợt. Nguy cơ bị rách sụn chêm cũng sẽ gia tăng khi bạn lớn tuổi do sụn chêm đã bị mòn hoặc rách ở đầu gối.


Tùy thuộc vào từng vị trí, hình thái và kích thước rách sụn chêm cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị khác nhau

Cách điều trị rách sụn chêm như thế nào?

Tùy thuộc vào từng vị trí, hình thái và kích thước rách sụn chêm cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị khác nhau. 

Rách sụn chêm ở vùng giàu mạch máu nuôi: Rách sụn chêm ở bờ bao khớp, vị trí có nhiều mạch máu nuôi sẽ dễ lành. Nếu như là một vết rách nhỏ có thể tự liền lại.

Rách sụn chêm ở vùng trung gian: rách sụn chêm ở 1⁄3 giữa. Khi bị rách sụn chêm ở vị trí này cũng có thể nhanh chóng lành lại nếu như được điều trị đúng cách nhưng hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn so với vùng 1⁄3 ngoài.

Rách sụn chêm vùng vô mạch: rách sụn chêm vùng 1⁄3 trong (bờ tự do), đây chính là vùng không có mạch nuôi. Trong số những trường hợp bị rách sụn chêm thì đây chính là tình trạng nghiêm trọng nhất và không có khả năng phục hồi. Các bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ phần sụn chêm bị rách.

Cách điều trị sụn chêm thường được áp dụng hiện nay chính là:

  • Không phẫu thuật: Đối với những trường hợp bị rách nhỏ, tình trạng vẫn còn nhẹ, không gây ra đau đớn và ít gây ảnh hưởng tới vận động có thể sử dụng một số loại thuốc giảm phù nề, chống viêm...kết hợp cùng với việc băng chun gối, chườm đá, nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
  • Phẫu thuật: Điều trị tình trạng rách sụn chêm bằng phẫu thuật có thể là cắt bỏ toàn bộ phần sụn chêm, khâu sụn chêm hoặc cắt bỏ 1 phần sụn chêm.

Dù điều trị rách sụn chêm khớp gối bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần phải hạn chế đi lại, vận động để vết rách nhanh chóng liền lại. Sau khi thấy sụn chêm có dấu hiệu phục hồi thì có thể tập vận động nhẹ để chống teo cơ và giúp cho khớp nhanh chóng hoạt động lại được như bình thường.

Bên cạnh đó, lối sống và những biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể giúp cho bạn hạn chế được diễn biến của tình trạng rách sụn chêm như: tránh những hoạt động là cho đầu gối nặng hơn cho đến khi những cơn đau biến mất hẳn, đặc biệt cần phải tránh những môn thể thao có liên quan đến xoay khớp đầu gối. Để giảm những cơn đau có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau không kê đơn và chườm đá.

Đầu gối được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận khác nhau. Các chấn thương tại đầu gối đều có thể làm tổn thương sụn chêm. Đặc điểm chung khi bị chấn thương sụn chêm chính là gây đau, sưng, khớp bị biến dạng và hạn chế khả năng vận động. Chính vì thế, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi bị chấn thương khớp gối để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí tổn thương nhằm đề ra phương án điều trị thích hợp.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng rách sụn chêm mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn có thể nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. 

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990