Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

"Nếu bạn làm việc trong ngành Y" Câu chuyện chia sẻ đầy tâm sự

Cập nhật: 08/02/2022 09:58 | Người đăng: Nguyễn Điêp

Nếu bạn đang làm việc trong ngành Y và là một nhân viên y tế, bạn hãy thử một lần đưa người nhà của mình vào viện phòng cấp cứu, hoặc đứng xếp hàng từ 5 giờ sáng để chờ đi khám tại các bệnh viện công mà không có ai giúp đỡ, để hiểu được những cảm giác buồn và tệ đến như thế nào.

Việc bạn sẽ phải trả tiền để nhận dịch vụ sức khỏe nhưng cũng nhiều lúc bạn sẽ có cái cảm giác như đang đi xin ai đó điều gì. Từ những người ghi chép đăng ký, từ nhân viên thu viện phí đến điều dưỡng, y bác sĩ ai cũng có mặt lạnh như băng.

Mọi người gần như một cái mắt khi chỉ biết cúi đầu vào làm việc và khám cho bạn hoặc người nhà bạn, và rồi thoắt cái vội vàng để làm việc khác. Có nhiều lúc muốn chạy lại để hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn và người nhà bạn nhưng chỉ đáp lại được bằng những ánh mắt đờ đẫn vô hồn và kèm theo đó là những câu trả lời như đã được lập trình sẵn ở trên máy.

Khoa Khám Bệnh

Những thủ tục, hồ sơ, giấy tờ các thứ để đến được tay mình thì bạn sẽ phải xếp hàng từ 5h sáng, đến lúc nhận được đầy đủ kết quả được cầm về thì cũng đã là chiều tối. Nhiều lúc hỏi ra thì mới sốc khi bác sĩ khám cho mình đã về mất rồi và hẹn mai quay lại. Nếu bạn ở gần thì còn đỡ, đằng này bạn ở xa từ quê lên, từ núi xuống, giờ phải vất vưởng ở đâu đây? Trong khi đó bác sĩ hỏi bệnh và khám cho bạn chắc không đến 10 phút, dù đôi lúc bạn mong muốn hỏi hàng tỉ tỉ thứ câu hỏi cho bản phân nhưng chưa kịp nhìn mặt bác sĩ và chưa kịp cất lời đã phải đứng lên để nhường chỗ cho bệnh nhân tiếp theo.

Đôi lúc nhiều bệnh nhân không rõ thủ tục cũng như không rõ về điều này nên cứ thấy ai mặc chiếc áo trắng dài là chạy vội đến để hỏi như đang tìm thấy một tia sáng đầy hy vọng. Nhưng đôi lúc bạn sẽ nhận lại được những lời quát mắng vì họ đang bận, đâu ai biết họ đang bận chứ?

Có một lần mình đưa mẹ vào khoa cấp cứu vì bị ngã xe và mất miếng thịt khiến máu chảy rất nhiều ở tay và chân. Mẹ thì sợ còn mình thấy mẹ vậy cũng lo lắng xót ruột. Nhưng khi vào đến phòng cấp cứu, bác sĩ trực chỉ ngó qua một chút rồi nói không sao đâu, điều dưỡng thì kêu bận nên băng vết thương cho mẹ qua loa đến nỗi tuột cả bông băng ra ngoài rồi bỏ đi. Khi chạy theo để nhờ được chiếu chụp cho nhanh thì lại nhận được câu nói ngoài kia còn nhiều bệnh nhân nặng sắp chết kia kìa. Thực sự vẫn biết ngành y vất vả, các bác sĩ cũng như điều dưỡng khổ và vất lắm nhưng thái độ dối xử của họ với những bệnh nhân thực sự chưa được tốt đẹp lắm.  

Nhưng nếu bạn là một người bình thường và cũng từng là một bệnh nhân hoặc có thể đưa người nhà vào đi khám, vào cấp cứu thì hãy thử một ngày quan sát công việc của các nhân viên y tế đang phải làm để xem cái cảm giác đó nó thực sự mang lại những áp lực khiến bản thân phát rồ đến mức nào.

Việc bạn sẽ phải trải qua 24 giờ trực chiến và một đêm trực cấp cứu thức trắng rồi lại phải tiếp tục làm việc hết buổi sáng ngày hôm sau. Thực sự những người làm nghề y tế cũng muốn có người chia sẻ lắm nhưng số lượng đồng nghiệp đang vô cùng hạn chế. Hiện tại trung bình tại các bệnh viện công, một ngày một nhân viên y tế sẽ phải chào hỏi, nói chuyện và cười duyên với cả trăn người liên tục. Khi trải qua một đêm thức trắng thì đầu óc lúc này gần như đang treo ở trên cung trăng mà vẫn phải đối diện với thực tế hàng ngày khi hết lòng hết sức khám cho người bệnh.

Nỗi khổ của những bác sĩ ngành Y

Người làm trong ngành y tế cũng như bao người bình thường vậy, sức có hạn thời gian cũng không kéo dài được ra bởi thế nên những khoảnh khắc lơ đãng, quên nở nụ cười, mắt lờ đờ ngơ ngác thì cũng đã nhận được một cái đập bàn mạnh và nói: “Tôi không muốn khám bác sĩ này nữa, làm việc như một cái máy, đến nhìn bệnh nhân cười một cái cũng không làm nổi thì còn khám xét gì?...”. Cứ hết bệnh nhân này xong còn chưa kịp định hình được chuyện gì đang xảy ra thì bệnh nhân khác đã đến để khám.

Hành hung bác sĩ, điều dưỡng ngay tại bệnh viện

Một người bạn tôi kể lại: “Vẫn nhớ lần đó khi trực cấp cứu, quá nhiều ca dồn dập và toàn những trường hợp nặng khiến cho cô ấy và đồng nghiệp làm không xuể. Bỗng ở đâu có nhóm thanh niên đưa bạn vào vì bị đứt ngón tay và vào cấp cứu. Khi được bác sĩ xem thì thấy vết thương không mấy nghiêm trọng bởi ngón tay vẫn vận động được bình thường, bác sĩ đã cho nhân viên điều dưỡng băng bó lại và giải thích tình trạng bệnh, sau đó ra chỉ định xét nghiệm thêm cho chắc rồi chạy ra các ca khác đang chờ.

Đang loay hoay làm dở thì bỗng một gói xôi từ đâu như vật thể lạ bay thẳng vào mặt bạn, người nhà bệnh nhân ầm ĩ lên bảo bệnh nhân đứt tay mà không lo cấp cứu ngay còn chờ đợi gì. Dù hết người này đến người kia giải thích người nhà bệnh nhân vẫn cố tình không hiểu và hùng hổ chửi bới lao vào đánh. May lúc đó vẫn có mấy anh bảo vệ tới giữ rồi đưa người hành hung ra ngoài. Lúc đó đang đói nếu có gói xôi ăn thì tốt đằng này miệng bịt khẩu trang không kịp ăn lấy miếng để lấy sức, chỉ kịp vào rửa tay rồi làm việc tiếp”.

Nghề y tế khiến bạn luôn rơi vào tình trạng làm miết, làm miết, có được thời gian rảnh dỗi thì lại phải ngồi đọc sách, đi hội thảo để cập nhập thêm kiến thức… Thời gian cho bản thân và gia đình hầu như không có. Lương thì nhà nước trả bèo bọt nhưng vẫn may vì bạn chả có thời gian để đi tiêu tiền nên cũng nhiều lúc cảm thấy không quan trọng. Phải hy sinh về nghề nghiệp là thế nhưng nhiều lúc bị chửi, bị mắng cho nhục mà nhiều lúc chỉ biết lẩm bẩm vài câu rồi làm việc tiếp.

Thực sự biết nhiều bệnh nhân và người nhà đang lo lắng quá nhưng ai cũng muốn được ưu tiên thì làm sao có thể chiều lòng hết được. Những thái độ của nhiều người nhiều lúc khiến bạn chỉ muốn bỏ cái khẩu trang, cởi cái áo trắng ra để nói nhưng nghĩ lại hoàn cảnh của bệnh nhân lại thôi.

Hiện nay mâu thuẫn diễn ra giữa người dân và nhân viên y tế đang ngày càng hiện hữu rõ hơn bao giờ hết. Bạo hành cả về tinh thần lẫn thể xác ngày càng tăng. Chưa bao giờ cảm thấy rằng cái nghề được trọng vọng lại đang bị coi thường đến thế. Giờ đến mức ra đường ngồi uống trà đá mà có tình cờ có ai hỏi mình làm gì cũng chẳng dám ngẩng mặt lên nói em làm bác sĩ nữa. Sợ nói ra người ta đập cho không kịp chạy.

Thân phận con người nhỏ bé lắm giữa vũ trụ này bởi thế nên hãy nương vào nhau mà sống, và sống sao để xông vào nhau là phải sướng.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-polygynax-cong-dung-cach-dung-va-luu-y-khi-su-dung Thuốc Polygynax: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng Thuốc Polygynax là một loại thuốc đặt phụ khoa rất phổ biến trên thị trường hiện nay, được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Với... thuoc-fexofenadine-180mg Thuốc Fexofenadine 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Trong thời tiết giao mùa thì trong nhà bạn không thể thiếu thuốc Fexofenadine 180mg. Đây là loại thuốc kháng Histamin có tác dụng điều trị những... thuoc-tatanol-la-thuoc-gi-cach-dung-va-lieu-dung-tatanol-an-toan Thuốc Tatanol là thuốc gì? Cách dùng thuốc như thế nào? Tatanol có thể được dùng để điều trị các cơn đau, với công dụng chính là để làm giảm đau và hạ sốt. Cũng như nhiều loại thuốc khác thì trước khi sử... ai-nen-dung-thuoc-scanneuron-cach-dung-nhu-the-nao Thuốc Scanneuron có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Thuốc scanneuron bổ sung các vitamin B1, B6, B12 cần thiết cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng và nếu dùng không đúng cách còn gây... thuoc-bioflora-dieu-tri-tieu-chay-cap-cho-nguoi-lon-va-tre-em Thuốc Bioflora là thuốc gì? Nên uống trước hay sau ăn tốt hơn? Thuốc Bioflora được chỉ định để điều trị tiêu chảy do một số nguyên nhân như dùng kháng sinh, nhiễm trùng đường ruột,… Thuốc Bioflora có thể gây ra... thuoc-mypara-cong-dung-va-cach-dung-an-toan Thuốc Mypara: Công dụng và cách dùng an toàn Khi bắt buộc cần tới thuốc giảm đau thì ít nhất bạn cũng nên biết loại thuốc đó công dụng và liều lượng thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay chúng...
Xem thêm >>



0899 955 990