Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phụ nữ bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Cập nhật: 01/11/2022 10:34 | Người đăng: Lường Toán

Khi mang thai, ngoài niềm vui khi sắp chào đón thành viên mới trong gia đình, người phụ nữ sẽ phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn với những biến động của cơ thể đối với hệ thống tĩnh mạch. Trong đó tình trạng phổ biến nhất chính là phù tay, phù chân khi mang thai. Tùy theo độ lớn, sự phát triển của thai nhi và cơ địa của từng người mà sẽ có biểu hiện về triệu chứng này nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, sớm hay muộn.

Phù chân khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường
Phù chân khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường

1. Khi nào thì phụ nữ mang thai bị phù chân?

Phù chân khi mang thai là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Trong quá trình mang thai, bà bầu có thể sẽ bị phù chân ở bất cứ thời điểm nào tùy thuộc vào cơ địa của từng người nhưng phổ biến nhất chính là vào những tháng cuối cùng của thai kỳ do thai nhi ngày càng to lên chiếm một khoảng diện tích lớn ở trong khoang bụng tạo lên sức ép đối với hệ thống tĩnh mạch chi dưới khiến cho máu khó lưu thông hơn và gây ra tình trạng bị phù nề.

Biểu hiện rõ rất của tình trạng chân tay bị sưng phù bị khi mang thai chính là ở phần cổ chân trở xuống. bàn chân bị phù nề sưng lên. Tuy không gây ra đau đớn nhưng sẽ khiến cho các bà bầu cảm thấy bất tiện và không thoải mái trong những hoạt động hàng ngày.

Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong lần mang thai đầu tiên, tình trạng bị suy tĩnh mạch rất dễ khiến cho chân bị sưng phù. Suy giãn tĩnh mạch chân cũng có thể liên quan đến sự gia tăng về nồng độ hormone và lưu lượng máu cao gấp nhiều lần so với người bình thường.

2. Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Tình trạng phù chân khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn so với những tháng trước trong giai đoạn mang thai. Thời gian này cũng trùng khớp với thời điểm sản phụ chuyển dạ sắp sinh. Chính vì thế, trong tháng cuối của thai kỳ nếu như các mẹ thấy xuất hiện tình trạng phù nề chân cùng với những dấu hiệu sắp sinh sau đây thì cần phải đặc biệt lưu ý để đến bệnh viện đúng thời điểm chuẩn bị sinh:

  • Phù nề chân, mắt cá chân, bàn tay.
  • Vỡ ối hoặc thấy máu báo.
  • Bà mẹ bị tiêu chảy thường xuyên hơn.
  • Ngày càng xuất hiện nhiều cơn gò bụng dưới và cơn cơn gò bụng xuất hiện theo 1 tần suất rõ rệt.
  • Những thai nhi 38 tuần tuổi sẽ ít đạp hoặc các mẹ sẽ cảm thấy bé im lặng hơn so với những tháng trước của thai kỳ.
  • Cảm giác vùng xương chậu nở rộng và bụng bị tụt hẳn xuống phía dưới.

3. Vì sao phụ nữ mang thai thường bị phù chân?

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa sản thì có 3 nguyên nhân phù chân khi mang thai cụ thể như sau: máu có sự thay đổi, sự cản trở của máu trở về tim và rối loạn nội tiết tố.

3.1. Do những sự thay đổi trong máu

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ tự động thúc đẩy khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu trong cơ thể nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu này bao gồm nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng phù cơ thể đối với phụ nữ mang thai.

3.2. Sự cản trở máu trở về tim

Trong giai đoạn mang thai, càng đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển lớn hơn khiến áp lực trong ổ bụng tăng lên, đồng thời tạo ra một lực ép rất lớn đối với những tính mạch ở vùng chậu làm cho máu ở chi dưới rất khó quay trở về tim khiến cho chân bị phù nề.

3.3. Rối loạn nội tiết tố

Trong lượng của phụ nữ mang thai có thể tăng từ 9 - 12kg so với bình thường và thậm chí cũng có những người tăng khoảng 20kg. Vì sự tăng vọt trọng lượng của cơ thể một cách nhanh chóng đã tạo ra sức ép đối với đôi chân và khiến cho chân bị phù nề. 

Ngoài ra, lượng nội tiết tố ở trong cơ thể bị thay đổi cũng khiến cho lượng máu ở trong cơ thể dồn nhiều về 2 chân và hoàng lượng kali ở trong cơ thể bị giảm đi trong khi lượng muối lại tăng lên cũng khiến cho chân tay của bà bầu trở nên nặng nề hơn.

Việc sử dụng giày dép không phù hợp cũng chính là một trong những nguyên nhân chân tay bị sưng phù khi mang thai khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi. Nếu như sử dụng một đôi giày cao gót thì cả trọng lượng của cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm mất sự cân bằng của các cơ , xương chậu cũng sẽ bị nghiêng khiến cho bà bầu cảm thấy bị đau nhiều ở vùng lưng dưới.

Khi đi giày dép chật cũng khiến cho bàn chân bị gò bó, khó chịu và có thể dẫn đến tình trạng bị viêm kẽ chân, đặc biệt là kẽ chân ở ngón cái. Nếu như cứ đi giày cao gót sẽ khiến cho các thai phụ bị sưng tĩnh mạch gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với thai nhi nếu không may bị trẹo chân ngã ngã.

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác khiến cho bà bầu bị sưng phù chân khi mang thai là: đứng quá lâu, tiêu thụ nhiều caffeine, chế độ ăn ít kali (Kali có tác dụng duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể), ăn nhiều natri (muối), là việc gắng sức, thời tiết oi bức…


Tình trạng bị phù nề chân khi mang thai sẽ không gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu

4. Phụ nữ bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng bị phù nề chân khi mang thai sẽ không gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và khi em bé chào đời thì những dấu hiệu này cũng sẽ mất đi.

Điều đầu tiên mà phụ nữ mang thai cảm thấy khi chân bị sưng phù chính là không thoải mái trong những hoạt động hàng ngày. Tình trạng này sẽ không gây ra những cơn đau đớn ở bên ngoài nhưng vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu. Cụ thể những ảnh hưởng đó là khiến cho thận phải làm việc với áp lực lớn hơn. Trong cơ thể con người, thận chính là cơ quan thực hiện nhiệm vụ lọc và loại bỏ các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Khi cơ thể tăng lượng chất lỏng cũng sẽ khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn để có thể xử lý được lượng chất lỏng đó, cung cấp đủ lượng nước cho các bộ phận trong cơ thể.

Làm sao để hết phù chân khi mang thai? Trong giai đoạn này, đặc biệt là tháng cuối của thai kỳ, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây hãy chủ động đi khám trong thời gian sớm nhất:

  • Có triệu chứng nôn mửa.
  • Bị đau ở các xương sườn.
  • Thai phụ bị đau đầu dữ dội.
  • Chân, tay, mặt sưng lên một cách bất ngờ.
  • Nhìn cảnh vật xung quanh bị chói, nhòe. Có đôi khi bà bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống và những phụ nữ bị cao huyết áp trong thai kỳ.

Ngoài ra, nếu như thấy một trong 2 chân bị sưng phù nhiều hơn so với chân cong lại và bị đau ở đùi cũng như bắp chân thì các bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu trong mạch máu đã xuất hiện những cục máu đông.

Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có được lời giải đáp chính xác nhất cho thắc mắc “Phụ nữ bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?”. Không nên lo lắng quá nhiều nhưng cũng không nên chủ quan khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này. Chúc các bạn sẽ chào đón bé yêu của mình một cách khỏe mạnh nhất!

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990