Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phát hiện khối u nhiều năm nhưng không đi khám khiến 2 bệnh nhân suýt tử vong

Cập nhật: 10/10/2019 12:01 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ vừa thực hiện 2 ca phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị phình động mạch chủ ở bụng với nguy cơ gây tử vong rất cao vì có khối u nhiều năm nhưng không chữa trị.

Theo đó, bệnh nhân nam L.V.V (49 tuổi; ngụ huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng đột ngột đau bụng dữ dội quanh rốn kèm khối u lớn quanh rốn, huyết áp thấp.

Bệnh nhân phát hiện khối u quanh rốn đập theo nhịp tim cách đây nhiều năm nhưng không khám, không điều trị với lý do không đau và không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định đây là động mạch lớn trong cơ thể dẫn máu từ tim đến các cơ quan và các mô ở nửa phần dưới của cơ thể nếu vỡ túi phình có thể làm người bệnh tử vong bất cứ lúc nào, cần phải cấp cứu ngay; thực hiện khẩn siêu âm tổng quát, chụp cắt lớp vi tính mạch máu có cản quang.

Qua kết quả CT-Scan, phát hiện bệnh nhân V. bị vỡ phình động mạch chủ bụng đoạn sau chỗ chia động mạch thận đến chỗ chia động mạch chậu, đường kính 8, 3 cm, 1 đoạn 10 cm, tụ máu sau phúc mạc.

Các bác sĩ chuyên khoa trong ê-kíp tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Trước khi phẫu thuật, huyết áp không đo được, mạch 150-160 lần/phút. Mở bụng đường giữa trên và dưới rốn vào ổ bụng có khoảng 500ml máu loãng và khoang sau phúc mạc có khoảng 1500 gam máu cục, phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận vỡ, tiến hành kẹp động mạch chủ bụng dưới động mạch thận, kẹp động mạch chậu chung 2 bên. Cắt túi phình vỡ, các bác sĩ dùng ống mạch máu nhân tạo thay ghép vào đoạn động mạch chủ bị vỡ.

Sau 4 giờ phẫu thuật và truyền tổng cộng 4 đơn vị hồng cầu lắng, 3 đơn vị huyết tương để bồi hoàn lượng máu mất và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông máu, bệnh nhân ổn định về huyết động.

Trước đó, cũng ê-kíp này đã phẫu thuật cho bệnh nhân nam Đ.H.C (69 tuổi; ngụ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng tương tự như bệnh nhân V. Hiện tại, cả 2 bệnh nhân này sức khỏe bình phục, đều tiếp xúc tốt, hết đau bụng, sinh tồn ổn định. Bệnh nhân tiếp tục được các bác sĩ theo dõi và chăm sóc.

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990