Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ốm nghén như thế nào? Cách điều trị ra sao?

Cập nhật: 14/02/2020 11:23 | Người đăng: Lường Toán

Ốm nghén như thế nào? Triệu chứng ốm nghén ra sao? Câu hỏi này được khá nhiều chị em quan tâm bởi lẽ nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Việc nắm được thông tin về ốm nghén giúp chị em phát hiện mang thai sớm và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Ốm nghén như thế nào?

Đa số chị em khi mang thai thì dấu hiệu nhận biết đầu tiên là buồn nôn. Với một số người thì biểu hiện ốm nghén sẽ giảm sau 3 tháng đầu nhưng một số người thì tình trạng này diễn ra rất nghiêm trọng và khó kiểm soát có thể kéo dài đến hết giai đoạn mang thai. Trường hợp này có thể khiến cho thai phụ bị mất nước, sụt cân và thiếu chất dinh dưỡng.

Triệu chứng ốm nghén như thế nào?

>>Xem thêm: Cách trị chai tay đơn giản, hiệu quả

Triệu chứng ốm nghén nặng có thể bắt đầu từ 4 – 6 tuần đầu của thai kỳ, nhưng đa số là trong khoảng từ 8 – 12 tuần. Hầu hết các mẹ bầu đều cải thiện tình trạng ốm nghén vào khoảng tuần thứ 20.

Một số nghiên cứu cho thấy những thai phụ bị ốm nghén nặng thì nguy cơ sảy thai ít hơn. Đó là do sự gia tăng hoocmon trong giai đoạn mang thai gây ra tình trạng ốm nghén là buồn nôn. Có thể đó là dấu hiệu cho thấy thai của họ phát triển ổn định hơn. Hầu hết thù sự thay đổi hoocmon trong cơ thể khi mang thai sẽ đóng góp vai trò nào đó mà nhiều người vẫn chưa biết tại sao lại ốm nghén nặng đến vậy. Chỉ có thể đảm bảo rằng ngay khi em bé được sinh ra thì tình trạng ốm nghén sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Nói đến đây chắc hẳn nhiều người thắc mắc triệu chứng ốm nghén như thế nào? Tùy phụ nữ sẽ có những dấu hiệu khác nhau bao gồm: nôn mửa liên tục, khó kiểm soát, tiểu ít hoặc mất ngủ, Nhức đầu, chóng mặt và bị lơ mơ, buồn ngủ thiếu năng lượng, mệt mỏi và khó tập trung vào bất cứ điều gì ngoài cảm giác buồn nôn.

Những bà bầu có xuất hiện triệu chứng ốm nghén nặng thì luôn lo lắng về con mình sẽ không được nhận đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện trong cơ thể. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có ghi nhận nào về ốm nghén ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi lẽ thai nhi luôn thành thạo trong việc tự lấy những gì cần thiết cho sự phát triển của chính mà khi đó thai phụ mới là người bị thiếu hụt. Do vậy với trường hợp người mẹ không thể ăn, uống hay dùng bất cứ thứ gì thì mới cần phải nhập viện.

Nguyên nhân ốm nghén là gì?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM thì những triệu chứng ốm nghén có thể là do hormon HCG gây nên, một loại hormone này được sản sinh bởi sự phát triển của thai nhi, giúp duy trì sự phát triển ổn định của thai kỳ. Một số yếu tố khác như tăng axit dạ dày, hạ đường huyết, stress hay mệt mỏi cũng khiến cho phụ nữ gặp phải tình trạng này.

Bị ốm nghén phải làm sao?

Ốm nghén phải làm gì?

Với những chị em khi mang thai bị ốm nghén có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Do vậy thai phụ có thể cải thiện được tình trạng này nhờ thay đổi lối sống hay cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày như sau:

Uống nhiều nước mỗi lần

  • Bổ sung Vitamin tổng hợp cơ thể tốt
  • Nên ăn bữa nhẹ bằng bánh mì khô, bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh bụng đói khi di chuyển
  • Tránh tiếp xúc với những mùi khó chịu
  • Nên chia nhỏ những bữa ăn hàng ngày, có thể ăn nhiều lần trong ngày thay vì 3 bữa chính
  • Có thể dùng các loại ngũ cốc hay hạt và những thực phẩm ít chất béo, dễ tiêu hóa như hoa quả
  • Nên dùng gừng, trà gừng, rượu gừng…sản phẩm chế biến từ gừng để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Trường hợp bị nôn ói quá nhiều thì có thể làm cho men răng bị bào mòn do acid dạ dày trào ngược lên. Để khắc phục được tình trạng trên thì có thể súc miệng bằng một ly nước hòa tan với café Baking soda để trung hòa acid và bảo vệ men răng tốt hơn.

Bên cạnh đó thai phụ có thể dùng một số loại thuốc điều trị ốm nghén theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc bao gồm thuốc chống nôn, vitamin B6 và Doxylamine . Tuy nhiên trước khi có ý định sử dụng loại thuốc nào cũng cần phải được sự cho phép của bác sĩ.  Tình trạng ốm nghén năng vượt qua tầm kiểm soát thì thai phụ cần phải nhập viện điều trị triệu chứng ổn định trở lại.

Bài viết trên đây giúp bạn đọc tìm hiểu ốm nghén như thế nào và cách điều trị hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-diosmin-la-thuoc-gi-mot-so-luu-y-khi-dung-thuoc-diosmin Thuốc Diosmin là thuốc gì? Một số lưu ý khi dùng thuốc Diosmin Thuốc Diosmin Stada nằm trong nhóm thuốc tim mạch, được sử dụng với mục đích điều trị suy tĩnh mạch, bệnh trĩ cấp, hay mạch bạch huyết. Tuy nhiên... thuoc-polygynax-cong-dung-cach-dung-va-luu-y-khi-su-dung Thuốc Polygynax: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng Thuốc Polygynax là một loại thuốc đặt phụ khoa rất phổ biến trên thị trường hiện nay, được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Với... thuoc-fexofenadine-180mg Thuốc Fexofenadine 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Trong thời tiết giao mùa thì trong nhà bạn không thể thiếu thuốc Fexofenadine 180mg. Đây là loại thuốc kháng Histamin có tác dụng điều trị những... thuoc-tatanol-la-thuoc-gi-cach-dung-va-lieu-dung-tatanol-an-toan Thuốc Tatanol là thuốc gì? Cách dùng thuốc như thế nào? Tatanol có thể được dùng để điều trị các cơn đau, với công dụng chính là để làm giảm đau và hạ sốt. Cũng như nhiều loại thuốc khác thì trước khi sử... ai-nen-dung-thuoc-scanneuron-cach-dung-nhu-the-nao Thuốc Scanneuron có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Thuốc scanneuron bổ sung các vitamin B1, B6, B12 cần thiết cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng và nếu dùng không đúng cách còn gây... thuoc-bioflora-dieu-tri-tieu-chay-cap-cho-nguoi-lon-va-tre-em Thuốc Bioflora là thuốc gì? Nên uống trước hay sau ăn tốt hơn? Thuốc Bioflora được chỉ định để điều trị tiêu chảy do một số nguyên nhân như dùng kháng sinh, nhiễm trùng đường ruột,… Thuốc Bioflora có thể gây ra...
Xem thêm >>



0899 955 990