Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nuốt nghẹn là bệnh gì? Cần làm gì khi bị nuốt nghẹn

Cập nhật: 11/02/2020 08:41 | Người đăng: Lường Toán

Nuốt nghẹn là triệu chứng rất thường gặp, có thể xảy ra với bất kỳ ai ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên nếu như tình trạng này kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường khác của cơ thể thì cần phải đi khám ngay . Để tìm hiểu chi tiết hơn thì bạn đừng bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Thông thường, thức ăn khi vào miệng sẽ được vận chuyển tuần tự từ họng đến thực quản và dạ dày diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên có thể do một số yếu tố nào khác mà khiến cho thức ăn bị tạm dừng hay tắc trên đường vận chuyển, khiến cho bạn bị nuốt nghẹn.

Nuốt nghẹn là bệnh gì?

>>>Tham khảo thêm: Chỉ số BMI bình thường là bao nhiêu?

Có thể nói nuốt nghẹn không phải là bệnh nhưng nó có thể là những triệu chứng của những bệnh lý khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Nguyên nhân nuốt nghẹn là gì?

Theo các dược sĩ của Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, tình trạng nuốt nghẹn do nhiều nguyên nhân sau đây:

Nuốt nghẹn không do bệnh lý:

  • Tình trạng nhai không kỹ, nuốt nhanh và vội dẫn đến tình trạng nuốt nghẹn ở cổ họng
  • Với những loại thức ăn đặc, dai dính khi nuốt rất dễ gây ra tình trạng rối loạn chức năng nuốt
  • Tâm lý căng thẳng khi ăn khiến cho người bệnh khó nuốt

Nuốt nghẹn do bệnh lý

Nuốt nghẹn là bệnh gì? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự thắc mắc của người bệnh. Cụ thể nuốt nghẹn không phải là bệnh lý nhưng nó là dấu hiệu của những căn bệnh khác như:

  • Bệnh lý tại thực quản như viêm thực quản, dị vật thực quản. ung thư thực quản, túi thừa thực quản, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản…
  • Xuất hiện các khối u phổi hay u phế quản
  • Bệnh bướu giáp đơn thuần với kích thước lớn cho thể gây chèn ép thực quản cổ, bệnh Basedow
  • Bệnh suy tim, tim to, phình mạch hay dầy thất
  • Xuất hiện các khối u phế quản và phổi.

Nuốt nghẹn là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thực quản

Nuốt nghẹn ở thực quản là dấu hiệu không hiếm gặp. Nếu như dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên thì có thể bệnh đã ở giai đoạn muộn

Thời gian đầu người bệnh có những triệu chứng về nuốt nghẹn mơ hồ như nuốt nghẹn ở cổ họng. Tuy nhiên sau một thời gian thì triệu chứng này rõ rệt hơn, tăng dần từ nghẹn đặc đơn thuần nhưng càng về sau thì ngay cả uống nước cũng bị nghẹn.

Ngoài triệu chứng trên thì dấu hiệu bệnh ung thư thực quản còn bao gồm: nuốt nghẹn buồn nôn, thiếu máu, tăng tiết nước bọt, giảm cân bất thường và mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

Theo đó khi xuất hiện những triệu chứng kể trên thì tốt nhất người bệnh nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân cũng như tầm soát sớm triệu chứng của bệnh ung thư thực quản để có biện pháp điều trị kịp thời cũng như gia tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Cần phải làm gì khi thấy triệu chứng nuốt nghẹn

Nuốt nghẹn ở thực quản

Người bệnh cần nhanh chóng đi khám khi có triệu chứng khó nuốt. Bởi những dấu hiệu nuốt nghẹn ở trên chưa đủ cho thấy tình trạng bệnh này bởi nó rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Việc chẩn đoán ung thư thực quản hiện nay còn dựa vào việc chẩn đoán hình ảnh cũng như xét nghiệm lâm sàng. Cụ thể mọi người cần phải nội soi, kết hợp với siêu âm và sinh thiết

  • Chụp X quang thực quản: Người bệnh được chuẩn bị ở tư thế nằm. Trường hợp bị ung thư thực quản thì kết quả X Quang cho thấy một đoạn thực quản bị cứng, hình ảnh hẹp lòng thực quản hay nhìn thấy ảnh của khối u.
  • Chụp cắt lớp vi tính: phương pháp này được chứng minh có độ tin cậy cũng như độ chính xác cơ hơn chụp X quang, nhất là khi những tế bào ung thư này đã lan ra tới vách thực quản. Bên cạnh đó nó còn giúp phát hiện được những khối u đã di căn vào trung thất hay chưa.
  • Nội soi: Nội soi thực quản thì thường được chỉ định kèm theo sinh thiết với xét nghiệm bắt buộc trong trường hợp chụp X quang không xác định được tình trạng bệnh. Phương pháp này giúp các bác sĩ xác định được mức độ lan rộng của các tế bào ung thư và bản chất học của khối u. Ngoài ra việc kết hợp nội soi cũng như chải nhuộm những tế bào học cho ra kết quả dương tính ung thư cao trên 90% trường hợp.
  • Siêu âm qua nội soi: Phương pháp này giúp người bệnh xác định được độ sâu của khối u xâm nhập vào vách thực quản, bên cạnh đó giúp đánh giá được sự xâm nhập của khối u vào hạch bạch huyết thực quản.

Thông tin bài viết trên đây hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng nuốt nghẹn. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990