Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội Soi Thực Quản, Dạ Dày, Tá Tràng Là Gì? Có Đau Không?

Cập nhật: 09/12/2022 08:52 | Người đăng: Lường Toán

Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là một công cụ hình ảnh để các bác sĩ có thể phát hiện ra các bệnh lý, các tổn thương ở bên trong thực quản, dạ dày, tá tràng rất hiệu quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số kiến thức hữu ích về kỹ thuật nội soi này nhé!

Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là gì?

Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương pháp thăm khám bệnh trực tiếp tại phần trên của ống tiêu hóa. Kỹ thuật này sẽ sử dụng một ống soi mềm để đưa qua đường miệng và lần lượt đi qua những cơ quan này. Đường kính của ống nội soi tiêu hóa rất nhỏ, đầu ống có gắn camera thu hình trực tiếp chiếu lên màn hình cùng với một nguồn chiếu sáng và các dụng cụ để can thiệp khi cần thiết.

Ngoài ra, ống nội soi tiêu hóa cũng có thể điều khiển được góc quan sát, hướng đi để có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ nhất chỉ vài milimet ở trên lớp niêm mạc của hệ tiêu hóa.

Hiện nay, kỹ thuật Nội soi thực quản dạ dày tá tràng thường được áp dụng rất phổ biến. Đây cũng chính là phương pháp tốt nhất để có thể tầm soát được những căn bệnh nguy hiểm như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày.


Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương pháp thăm khám bệnh trực tiếp tại phần trên của ống tiêu hóa

 

Đối tượng nào cần được chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng?

Những người có triệu chứng của bệnh dạ dày thường xuyên như ăn uống kém, đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn thường được chỉ định nội soi thực quản, dạ dày tá tràng. 

Những người nghi ngờ bị xuất huyết đường tiêu hóa với những triệu chứng nôn ra máu, có vẩn đen ở trong phân hoặc tình trạng thiếu máu mà không rõ nguyên nhân cũng nên thực hiện nội soi đường tiêu hóa trong thời gian sớm nhất.

Kỹ thuật Nội soi thực quản dạ dày tá tràng còn có thể tầm soát được những bệnh lý như: Barrett thực quản, ung thư, hội chứng đa polyp... ở những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đối với những người sang thường cần phải can thiệp và nội soi tiêu hóa để giúp kẹp cầm máu, chích đốt, thắt búi ngăn chặn tình trạng xuất huyết, cắt polyp, cắt hớt niêm mạc để điều trị ung thư sớm hoặc gắp lấy những dị vật bị rơi vào ống tiêu hóa.

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng phương pháp Nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Những bệnh nhân nghi ngờ bị thủng ruột tuyệt đối không được thực hiện nội soi đường tiêu hóa. Khi thực hiện kỹ thuật này cần phải có sự đồng ý và phối hợp của cả bệnh nhân và bác sĩ, kể cả những trường hợp thực hiện nội soi có gây mê.

Đây là một biện pháp xâm lấn nên số bệnh lý nội khoa khác có thể sẽ bị chống chỉ định thực hiện nội soi đường tiêu hóa là: khó thở  nhưng chưa tìm được nguyên nhân, nhồi máu cơ tim, suy tim, xơ gan cổ chướng, phình động mạch chủ… Tuy nhiên những trường hợp này cũng chỉ là chống chỉ định tương đối.

Các kỹ thuật nội soi tiêu hóa phổ biến hiện nay

Hiện nay, đã có rất nhiều kỹ thuật nội soi thực quản dạ dày tá tràng được triển khai và thực hiện rất thành công. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số kỹ thuật nhé!

  • Nội soi dạ dày thực quản cấp cứu chảy máu tiêu hóa cao để chẩn đoán và điều trị
  • Test hơi thở C13 tìm vi khuẩn HP
  • Nội soi đại trực tràng toàn bộ dải tần hẹp (NBI)
  • Nội soi thực quản dạ dày tá tràng dải tần hẹp (NBI)
  • Nội soi can thiệp - cắt polyp ống tiêu hóa trên 1 cm hoặc nhiều polyp
  • Nội soi can thiệp - cắt 1 polyp ống tiêu hóa dưới 1 cm

Quy trình thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng như thế nào?

Tất cả các bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng đều cần phải được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám một cách kỹ lưỡng, đồng thời thực hiện những xét nghiệm thường quy. Đây là một điều rất cần thiết để đánh giá các bệnh lý về đường tiêu hóa mà và còn có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe một cách tổng quát nhất.

Chỉ có những trường hợp bệnh nhân được xác định là có những triệu chứng nghi ngờ hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh mới được chỉ định thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Đồng thời, cũng có một số bệnh lý nội khoa, ngoại khoa đi kèm khác cũng sẽ được đánh giá về mức độ để có thể loại trừ được những trường hợp chống chỉ định thực hiện phương pháp này.

Sau đó, bệnh nhân cùng với người nhà của bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải thích cụ thể về sự cần thiết của kỹ thuật nội soi thực quản dạ dày tá tràng trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cần phải giải thích về cách thực hiện và những nguy cơ có thể xảy ra để người bệnh có thể hiểu rõ và chấp thuận thực hiện kỹ thuật này.

Trước khi bắt đầu thực hiện nội soi tiêu hóa, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên đối với người bệnh là nên nhịn ăn trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tiếng. Khi bệnh nhân được đưa lên bàn nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá về tình trạng của bệnh nhân thêm một lần nữa cùng với khả năng hợp tác để quá trình diễn ra thuận lợi hơn. Cá thiết bị theo dõi sinh niệu như: oxy máu, huyết áp, monitor điện tim… luôn được theo dõi cụ thể để ứng phó kịp thời những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.


Hiện nay, các kỹ thuật nội soi ngày càng tiên tiến nên người bệnh sẽ có thể hạn chế được những đau đớn khi thực hiện nội soi

Nội soi thực quản dạ dày tá tràng có đau không?

Hiện nay, các kỹ thuật nội soi ngày càng tiên tiến nên người bệnh sẽ có thể hạn chế được những đau đớn khi thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng, đồng thời cũng ổn định hơn về tâm lý. Tuy nhiên, khi thực hiện kỹ thuật này, người bệnh cũng có thể sẽ gặp phải một số tình trạng khó chịu như: buồn nôn, chảy nước mắt,...

Thời gian trung bình khi thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng gây mê là 15 - 20 phút, người bệnh sẽ được gây mê sau đó thiếp đi mà không hề có cảm nhận gì trong quá trình nội soi. Chính vì thế, các bác sĩ sẽ thăm khám bệnh một cách thuận lợi và kỹ lưỡng hơn, dễ dàng phát hiện được những tổn thương một cách chi tiết nhất.

Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, nhiều bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa đã chú trọng trang bị những trang thiết bị máy móc hiện đại cũng như đưa kỹ thuật nội soi gây mê vào hạng mục thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Sau đây là những điều bệnh nhân cần phải lưu ý khi thực hiện kỹ thuật nội soi thực quản dạ dày tá tràng:

  • Phụ nữ mang thai không được thực hiện nội soi
  • Bệnh nhân có tiền sử về các bệnh như tim mạch hay bệnh hen suyễn cần được kiểm tra xem xét kỹ trước khi nội soi.
  • Khai báo đầy đủ với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng
  • Phải nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi nội soi

Trong quá trình thực hiện nội soi, bệnh nhân sẽ cần phải tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ về hơi thở, chú ý lưỡi gà, tư thế nằm như thế nào cho đúng để quá trình nội soi diễn ra được thuận lợi nhất.

Những điều làm sau khi nội soi thực quản dạ dày tá tràng là gì?

Sau khi thực hiện kỹ thuật nội soi thực quản dạ dày tá tràng, người bệnh có thể sinh hoạt như bình thường, thậm chí là cả việc ăn uống và đi lại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp gặp phải tình trạng chướng bụng, tức bụng. Đối với những trường hợp thực hiện nội soi có gây mê, người bệnh có thể sẽ có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, lừ đừ. Hầu hết tất cả những vấn đề này đều là lành tính, sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn trong vài ngày.

Nếu như bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường xuyên, nôn, hít sắc thức ăn vào trong đường thở, đau bụng nhiều, đi ngoài phân sậm màu hoặc phân đen, sốt… đây chính là những dấu hiệu bất thường và cần phải đi khám ngay.

Trên đây chính là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc để các bạn có được lời giải đáp cũng như có được cái nhìn tổng quát nhất về kỹ thuật nội soi thực quản dạ dày tá tràng để có được sự chuẩn bị tốt nhất khi thực hiện phương pháp này. Thực hiện nội soi theo kỹ thuật thông thường hay nội soi có gây mê đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, đối với kỹ thuật nội soi có gây mê thì người bệnh sẽ không bị ám ảnh bởi những cơn đau, tự tin hơn khi thăm khám và chẩn đoán hình ảnh của đường tiêu hóa. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990