Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những thông tin quan trọng về bệnh sỏi túi mật

Cập nhật: 18/11/2019 14:03 | Người đăng: Lường Toán

Sỏi túi mật chính và những vệt thể giống như viên sỏi. Kích thước của các viên sỏi có thể nhỏ như hạt cát nhưng cũng có thể lớn như quả trứng hình thành ở trong túi mật. Tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể mà những người mắc bệnh sỏi túi mật sẽ có những cách xử lý khác nhau.


Sỏi túi mật chính và những vệt thể giống như viên sỏi

Túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan có hình dạng giống như một quả lê nhỏ nằm ở ngay dưới lá gan phía bên phải của ổ bụng. Túi mật có chức năng lưu trữ và tống xuất mật (mật là một chất lỏng được gan sản xuất ra) giúp tiêu hóa được những chất béo có trong thực phẩm mà chúng ta đã dung nạp vào trong cơ thể. Mật được hình thành từ rất nhiều chất khác nhau, trong đó bao gồm cả bilirubin và cholesterol.

Túi mật sẽ được kết nối cùng với gan thông qua một ống dẫn, bao gồm ống gan, ống túi mật và ống mật chủ. Khi chúng ta ăn, túi mật sẽ co bóp và đầy mật thông qua ống mật chủ vào trong ruột giúp tiêu hóa được lực thức ăn, đặc biệt là những chất béo.

Sỏi túi mật là gì?

Trên thực tế, sỏi túi mật không phải là những viên sỏi mà là một vật thể rắn được hình thành ở trong túi mật do cơ thể gặp phải tình trạng quá bão hòa của 1 trong 3 thành phần của dịch mật là muối canxi, cholesterol và sắc túi mật. 

Người bệnh sẽ khó nhận biết bản thân mình có sỏi ở trong túi mật hay không cho tới khi những viên sỏi làm tắc nghẽn ống túi mật, gây ra những cơn đau và cần phải được điều trị nhanh chóng.

Triệu chứng của sỏi túi mật là gì?

Trong rất nhiều trường hợp bị sỏi túi mật sẽ không gây ra triệu chứng điển hình nào, người ta gọi đây chính là tình trạng sỏi im lặng. Nguy cơ xuất hiện biến chứng sẽ tăng khoảng từ 1-2% mỗi năm.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật chính là đau, những cơn đau có thể kéo dài trong khoảng vài phút nhưng cũng có thể kéo dài trong khoảng vài giờ. Những cơn đau có thể xuất hiện khi sỏi mật di chuyển từ trong túi mật vào ống túi mật, ống gan hoặc ống mật chủ.

Cơn đau có thể xuất hiện khu trú ở phía phần thượng vị hoặc ở dưới sườn phải sau đó lan ra phía sau lưng, xương bả vai hoặc phía dưới vai phải. Đau vùng thượng vị sẽ thường xuất hiện sau bữa ăn no, ăn béo, đôi khi tình trạng này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày.

Một số triệu chứng khác mà người bị bệnh sỏi mật cũng có thể sẽ gặp phải chính là: Đổ mồ hôi, nôn, sốt, vàng da

Sỏi mật hình thành như thế nào?

Sỏi mật hình thành có thể là do:

  • Trong mật chứa quá nhiều Cholesterol: Đối với những người bình thường, mật sẽ có thể tiết đủ chất để hòa tan được những cholesterol được bài tiết bởi gan. Tuy nhiên, nếu như gan bài tiết quá nhiều cholesterol thì mật sẽ không thể tiết đủ chất để hòa tan cholesterol. Những cholesterol dư thừa có thể hình thành những tinh thể nhỏ và phát triển thành sỏi.
  • Trong mật chứa quá nhiều Bilirubin: Bilirubin là một chất được sản xuất ra ngay sau khi hồng cầu ở trong cơ thể của bạn bị phá vỡ. Một số căn bệnh có thể sẽ khiến cho gan tạo ra quá  nhiều bilirubin như nhiễm trùng đường mật, xơ gan và một số bệnh lý khác về máu. Bilirubin dư thừa cũng chính là nguyên nhân hình thành sỏi mật.
  • Sự bất thường về chức năng tống xuất mật của túi mật: Nếu như túi mật không thể tống xuất được hoàn toàn hoặc thường xuyên sẽ khiến cho mật trở nên cô đặc. Điều nãy cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành sỏi mật.


Những cholesterol dư thừa có thể hình thành những tinh thể nhỏ và phát triển thành sỏi

Các loại sỏi mật?

Những loại sỏi mật có thể hình thành ở trong túi mật bao gồm:

  • Sỏi hỗn hợp.
  • Sỏi sắc tố mật có màu nâu hoặc đen hình thành khi ở trong túi mật có chứa quá nhiều bilirubin. Sỏi sắc tố nâu liên quan đến tình trạng nhiễm trùng dịch mật và thường hiện diện trong cả túi mật và đường mật. Sỏi sắc tố đen là hậu quả của tình trạng tán huyết mạn và chỉ hiện diện ở túi mật. 
  • Sỏi cholesterol, các viên sỏi thường có màu vàng và được cấu tạo chủ yếu từ cholesterol không tan, nhưng cũng có thể chứa các thành phần khác.

Ở những quốc gia thuộc vùng Âu Mỹ, các trường hợp bị mắc bệnh sỏi mật do cholesterol chiếm khoảng 70-80% số lượng người mắc bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, những trường hợp bị sỏi cholesterol đơn thuần chỉ chiếm khoảng 10%. Tại Việt Nam, tỉ lệ sỏi cholesterol, sỏi hỗn hợp và sỏi sắc tố nâu có tỉ lệ tương đương nhau.

Những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh sỏi mật

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao hơn so với những người bình thường:

  • Người Mỹ gốc Ấn Độ và gốc Mexico
  • Dùng thuốc có chứa estrogen như thuốc điều trị hormon
  • Những người dùng thuốc giảm cholesterol
  • Chế độ ăn uống có nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ
  • Bệnh Crohn
  • Có bệnh tiểu đường
  • Sụt cân quá mức trong một thời gian ngắn
  • Đang mang thai
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi mật
  • Trên 40 tuổi
  • Phụ nữ

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi mật nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể gây ra những biến chứng như:

  • Tắc ống mật chủ: Khi sỏi ở túi mật bị rơi xuống ống mật chủ sẽ có thể khiến cho ống dẫn mật bị tắc và gây ra cản trở đối với dòng chảy của mật từ gan hoặc túi mật xuống ruột gây ra tình trạng bị vàng da hoặc nhiễm trùng đường mật.
  • Viêm túi mật: Khi có một viên sỏi mắc kẹt ở cổ túi mật có thể gây ra tình trạng viêm túi mật. Khi bị viêm túi mật có thể gây ra những triệu chứng như đau và sốt.
  • Tắc nghẽn của ống tụy: Dịch tụy có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Khi sỏi mật gây ra tình trạng tắc nghẽn trong các ống tụy dẫn đến viêm tụy. Những người mắc bệnh viêm tụy sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như: đau bụng dữ dội, liên tục và thường đòi hỏi phải nhập viện.
  • Ung thư túi mật: Những người có tiền sử bị bệnh sỏi túi mật có nguy cơ mắc bệnh ung thư túi mật rất cao. Tuy nhiên, tính trạng bị ung thư túi mật rất hiếm gặp, do đó dù nguy cơ ung thư tăng cao, khả năng ung thư túi mật vẫn còn rất thấp.
  • Tắc ruột do sỏi mật: Sỏi ở trong túi mật sẽ khiến cho túi mật bị viêm mãn tính và dính vào tá tràng. Trong thời gian dài, sỏi sẽ ăn mòn thành túi mật cùng với tá tràng gây ra tình trạng bị dò túi mật và tá tràng. Khi sỏi theo đường dò và rơi vào trong tá tràng xuống ruột non và mắc kẹt lại ở đoạn cuối của hồi tràng, nơi có đường kính nhỏ nhất.

Cách chẩn đoán bệnh sỏi mật

Phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi mật thường được sử dụng nhất chính là siêu âm. Một số xét nghiệm khác cũng có thể hữu ích đối với việc chẩn đoán bệnh sỏi mật mà các bác sĩ thường sử dụng là:

  • Siêu âm qua nội soi (EUS)
  • Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP)
  • Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP) được thực hiện khi nghi ngờ có sỏi đường mật kết hợp nhằm giúp chẩn đoán và lấy sỏi
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT scan)

Khi nào thì người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ

Nếu như các bạn cảm thấy bất kỳ một đấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến cho bản thân cảm thấy lo lắng thì hãy tới gặp bác sĩ điều trị. Người bệnh sẽ cần phải được điều trị trong thời gian càng sớm càng tốt nếu như xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng của những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Sốt cao kèm theo tình trạng ớn lạnh.
  • Vàng da và mắt.
  • Những cơn đau bụng dữ dội khiến cho người bệnh không thể ngồi im hoặc khó có thể tìm thấy một vị trí thoải mái.

Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

Hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh sỏi mật không gây ra triệu chứng điển hình thì có thể sẽ không cần phải điều trị.

Đối với những trường hợp bị sỏi mật và xuất hiện những cơn đau thì bạn sẽ cần phải được điều trị. Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật phổ biến nhất hiện nay chính là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Có khoảng 90% trường hợp phẫu thuật điều trị bệnh sỏi mật được thực hiện bằng cách phẫu thuật nội soi.

Nếu như bệnh nhân đã gặp phải một số biến chứng của bệnh như viêm, nhiễm trùng, sẹo lớn từ một phẫu thuật trước đó, một rối loạn chảy máu hoặc một tình trạng có thể gây khó khăn khi thực hiện bằng phẫu thuật nội soi thì các bác sĩ thường chỉ định phương pháp mổ mở để cắt bỏ túi mật. Khi sử dụng phương pháp mổ hở thì thời gian nằm viện sẽ dài hơn và khoảng 3-5 ngày.

Nếu như có sỏi đường mật kết hợp thì sỏi cần phải được lấy đi hết trong những trường hợp này, ngay cả khi người bệnh không xuất hiện bất kỳ một triệu chứng điển hình nào. Phương pháp phổ biến nhất thường được thực hiện chính là nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) hoặc thực hiện lấy sỏi đường mật kết hợp cùng lúc với cắt túi mật nội soi.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Nếu như một bệnh nhân không phải thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ có thể kê đơn một số loại thuốc có tác dụng hòa tan sỏi mật. Các loại thuốc được là từ acid mật và chỉ được sử dụng để điều trị cho những trường hợp bị sỏi cholesterol.

Hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị là ursodiol (Actigall) và chenodiol (Chenix). Người bệnh thường phải sử dụng thuốc để điều trị trong thời gian dài, có thể là nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể hòa tan được sỏi mật. Trong nhiều trường hợp, sỏi mật có thể tái phát lại trong khoảng 5 năm đối với những trường hợp sử dụng các loại thuốc này.

Cách phòng tránh bệnh sỏi mật

Để là giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, các bạn có thể tham khảo những phương pháp phòng tránh bệnh sau đây:

  • Không nên bỏ bữa ăn. Nhịn đói hoặc bỏ bữa chính là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
  • Giảm cân một cách từ từ: Nếu như bạn cần phải giảm cân thì hãy cố gắng giảm cân thật chậm. Nếu như giảm cân nhanh chóng có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh sỏi mật tăng lên. Mục tiêu giảm cân mà các bạn có thể thực hiện là 0.5-1kg mỗi tuần.
  • Duy trì cân nặng của mình: Thừa cân và béo phì chính là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Các bạn có thể đạt được một trọng lượng lý tưởng bằng cách giảm lượng calo dung nạp vào cơ thể hàng ngày đồng thời răng những hoạt động thể chất. Một khi bạn đã đạt được một trọng lượng cân nặng lý tưởng thì có thể duy trì nó bằng một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp cùng với việc tập luyện.

Trên đây chính là một số thông tin quan trọng về bệnh sỏi túi mật. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn có được kiến thức tổng quát nhất về căn bệnh này để có thể bảo vệ sức khỏe của mình.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990