Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những điều cần biết về bệnh giun sán và cách phòng tránh

Cập nhật: 13/07/2019 10:04 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh giun sán ở người có thể gặp ở bất kỳ ai, chủ yếu là do vệ sinh ăn uống không đảm bảo. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nhiễm giun sán sẽ gây nên tình trạng viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, thiếu máu nhược sắc và giảm protein máu kèm theo những rối loạn tim mạch.

Nhiễm giun sán đường tiêu hóa phát triển mạnh ở những nước đang phát triển và có khí hậu ẩm nóng như nước ta hiện nay. Việt Nam là một nước có điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển qua đường tiêu hóa. Nếu không được phát hiện kịp thời thì nhiều trường hợp bị gây biến chứng rất cao dẫn đến tử vong như: thiếu máu nặng, tắc ruột do giun, giun chui vào ống mất hay viêm tắc được mật do sán lá gan nhỏ...Hầu hết giun sán không gây nên miễn dịch bảo nên nên kể cả sau khi khỏi người bệnh cũng có khả năng tái nhiễm rất cao.

Con đường lây nhiễm bệnh giun sán ở người

Nguyên nhân mắc bệnh giun sán ở người lớn

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh giun sán ở người nhưng chủ yếu là do thói quen ăn rau sống, thịt tái, hải sản. Ngoài ra yếu tố môi trường ô nhiễm hoặc thú cưng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm giun sán trong máu. Phổ biến nhất là ấu trùng giun đũa chó hay còn có tên gọi khác là toxocara canis.

Bệnh giun sán khá nguy hiểm, mỗi vùng miền lại gặp triệu chứng bệnh khác nhau. Cụ thể như ở miền Bắc, tính trạng người bị nhiễm sán gạo rất cao bởi thói quen ăn tiết canh. Bên cạnh đó nhiều người dễ mắc phải sán chó mèo nhưng tại các trung tâm y tế thường rất ít quan tâm đến vấn đề này nên rất dễ gây nên biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh giun sán ở trẻ e chủ yếu do thức ăn không sạch hoặc chưa được nấu chín kỹ, do nước uống chưa được đun sôi hay do rau củ quả chưa được rửa sạch sẽ. Ngoài ra nguồn nước ô nhiễm, tay bẩn tiếp xúc trực tiếp với đất và môi trường sống ô nhiễm cũng khiến trẻ rất dễ nhiễm giun sán khi đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng.

Những dấu hiệu thường gặp bệnh giun sán ở người

Dấu hiệu bệnh giun sán ở người là gì? Chắc hẳn rất nhiều người cùng có chung thắc mắc này. Để phát hiện và điều trị bệnh sớm thì bạn cần phải lưu ý đến những dấu hiệu của bệnh giun sán ở người dưới đây nhé:

  • Ngứa da

Đây là biểu hiện đầu tiên mà người bị nhiễm giun sán thường gặp nhất. Đó là do tình trạng chất thải được tiết ra từ giun sán vào máu người. Cơ thể người bệnh sẽ nhận biết được chất thải đó do kháng nguyên lạ. Cơ chế tiết ra kháng sinh để chống lại các kháng nguyên lạ này khiến cho người bệnh gãi ngứa mãi không hết. Nhiều người cho rằng tình trạng này là do cơ thể bị dị ứng với các tác nhân là hóa chất, lông chó, thực phẩm và bụi..Chỉ khi thực hiện các xét nghiệm thì mới có thể phát hiện ra tình trạng nhiễm giun sán.

  • Đau bụng

Người bệnh thường bị đau bụng nhất là khi đói. Biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Do tình trạng giun sán chiếm vị trí trong đường tiêu hóa và ăn hết thức ăn trên. Khi cơ thể bị đói thì giun quấy trong bụng hoặc tắc nghẽn gây nên tình trạng đau bụng.

  • Người bệnh bị táo bón, tiêu chảy kèm theo máu
  • Người bệnh thường bị đầy bụng, khó tiêu
  • Người bệnh thường bị buồn nôn, nôn hoặc đau bụng dưới
  • Người bệnh thiếu máu, xanh xao, ảnh hưởng đến dây thần kinh
  • Với trẻ em thường có những biểu hiện nhiễm giun sán như hay quấy khóc, nghiến răng, thiếu chất dinh dưỡng, bụng to, ngứa hậu môn, chậm lớn…

Cách phòng bệnh giun sán ở người

Xét nghiệm để phát hiện bệnh giun sán ở người

Để phòng bệnh giun sán ở người, điều quan trọng nhất là các bạn phải tuyệt đối giữ gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh thân thể. Hãy thực hiện ăn chín, uống sôi, chọn thực phẩm đã qua kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. 

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà bông với nước sạch nhất là trước khi chế biến, khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Luôn luôn vệ sinh chân tay sạch sẽ, cắt móng tay, không nên đi chân đất vì sự phát triển ấu trùng giun ở ngoài sẽ đi xuyên qua kẽ chân để vào máu và đi vào ruột để gây bệnh. Đồ dùng cá nhân của người mắc giun sán nên được thay giặt thường xuyên và ngâm với nước sôi, phơi nơi có nhiều nắng để chết trứng giun sán.
  • Thực hiện tẩy giun sán 6 tháng/ lần với người lớn và trẻ em. Nên sử dụng thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của các bác sĩ 

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng bệnh giun sán ở người

Thuận lợi

Đội ngũ cán bộ y tế trong công tác chuyên môn có kinh nghiệm đã chỉ đạo chương trình phòng chống hoạt động đánh giá và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phòng chống bệnh ký sinh trùng.

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng tăng. Nên việc khám và phát hiện bệnh sớm của người dân cũng tạo thuận lợi cho công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng. 

Khó khăn

  • Nước ta có nên khí hậu tại các vùng miền khác nhau nên bệnh giun sán phân bố khá phức tạp, không đồng đều. Tỉ lệ người bệnh nhiễm giun sán khá cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em. 
  • Vệ sinh ăn uống, cá nhân hay vệ sinh môi trường nhất là vùng nông thôn còn nhiều hạn chế làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh.
  • Hệ thống phòng chống giun sán còn yếu, trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn hạn chế và chưa được đáp ứng đầy đủ.
  • Kinh phí dành cho công tác phòng chống bệnh giun sán hạn hẹp, thuốc chữa bệnh giun sán còn dựa vào sự viện trợ và chi phối của thị trường.
  • Kiến thức của các cán bộ thực hiện công tác phòng chống cũng như người dân chưa nhận thức được mối liên quan chặt chẽ các nguồn bệnh từ động vật hoang dã và vật nuôi.

Những thông tin thầy cô Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn tìm hiểu về bệnh giun sán và cách phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn về cách điều trị bệnh thì nhớ theo dõi chuyên mục bài viết tiếp theo nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990