Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những cách điều trị viêm họng cho bé hiệu quả

Cập nhật: 12/10/2019 15:11 | Người đăng: Lường Toán

Cơ thể của trẻ chưa phát triển một cách toàn diện, chính vì thế sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên dễ mắc phải nhiều loại bệnh. Một trong những căn bệnh phổ biến nhất đối với trẻ là viêm họng. Trong bài viết sau đây, chúng tôi đã tổng hợp thông tin về những cách trị viêm họng cho bé hiệu quả để các bạn có thể tham khảo.


Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, lớp niêm mạc ở hầu họng đã bị vi rút hoặc vi khuẩn tấn công  gây viêm dẫn đến tình trạng cổ họng bị đau rát

Viêm họng là gì?

Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, lớp niêm mạc ở hầu họng đã bị vi rút hoặc vi khuẩn tấn công  gây viêm dẫn đến tình trạng cổ họng bị đau rát. Khi bị viêm họng, trẻ sẽ rất khó khăn khi nói, nuốt, cơ thể cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Căn cứ theo mức độ nhiễm bệnh, bệnh viêm họng sẽ được chia ra thành 2 dạng sau đây: Viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính.

  • Viêm họng cấp tính thường khởi phát đột ngột: Những viêm nhiễm tại lớp niêm mạc của hầu họng thường diễn ra đột ngột. Cổ họng bị đau rát, khô, ho khan kèm theo tình trạng sốt nhẹ và bệnh có thể được điều trị khỏi nhanh chóng trong khoảng vài ngày khi sử dụng những loại thuốc kháng viêm. Các dạng viêm họng giả mạc, viêm họng đỏ và viêm loét rất thường gặp ở giai đoạn cấp tính.
  • Viêm họng mãn tính dai dẳng kéo dài: Khi bị viêm họng cấp tính nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể chuyển thành giai đoạn mãn tính. Viêm họng mãn tính gây ra tình trạng đau rát cổ họng, khó nuốt, ho nhiều. Các dạng viêm họng mãn tính sẽ bao gồm: Viêm họng hạt, viêm xuất huyết, viêm sung huyết, viêm họng mủ, xơ teo, viêm họng liên cầu khuẩn.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng có thể là do bị nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Đa phần các nguyên nhân gây bệnh đều là do bị nhiễm trùng do vi rút gây ra.

Viêm họng do vi rút

Bệnh viêm gặp do vi rút thường gặp nhất chính là những loại vi rút sau đây:

  • Adenovirus: Trong nhóm vi rút đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm họng. Thường gây sưng hạch cổ, họng đau nhưng không đỏ
  • Vi rút sởi
  • Herpes simplex virus: có thể xuất hiện những vết loét ở miệng
  • Epstein-Barr virus: có thể gây ra tình trạng sưng hạch, viêm amidan mủ
  • Các virus cúm: các triệu chứng thường gặp nhất chính là sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân.
  • Một số loại vi rút khác như: coronavirus, rhinovirus, các virus á cúm và virus hợp bào đường hô hấp.

Viêm họng do vi khuẩn gây ra

  • Bạch hầu: Đây là loại vi khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em. Loại vi khuẩn này thường gây ra tình trạng viêm họng rất nguy hiểm vì có thể tạo ra các giả mạc trắng làm tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp ở trẻ em. Đã từng có thời gian bệnh bạch hầu được đẩy lùi những đang có xu hướng tăng lên vì không được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
  • Liên cầu khuẩn: Thường gặp nhất chính là liên cầu khuẩn nhóm A. Loại liên cầu khuẩn thường gây sốt cao, viêm amidan mủ, hạch sưng to. Có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với tim.
  • Các nhóm vi khuẩn khác ít gặp hơn: lậu cầu, Chlamydia…

Ngoài ra, viêm họng do các nguyên nhân không nhiễm trùng có thể là do những tác nhân hóa  học như uống rượu, hút thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản...

Bệnh viêm họng có lây không?

Viêm họng do vi rút gây ra có thể lây lan gián tiếp hoặc trực tiếp qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt. Khi lớp niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm, nếu như không được điều trị sớm hoặc không được điều trị đúng cách sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Apxe thành họng
  • Viêm cơ tim
  • Viêm thận
  • Viêm amidan
  • Viêm tai
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi
  • Viêm thực quản
  • Viêm thanh quản

Lớp niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm sẽ khiến cho người bệnh phải chịu những cơn đau đớn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Viêm họng mãn tính dai dẳng kéo dài không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là bệnh viêm họng hạt và viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu như trẻ em bị viêm họng hạt rất dễ tiến triển thành mãn tính, gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, cần phải nhanh chóng phát hiện sớm những triệu chứng của  bệnh, thăm khám và có những phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu của bệnh viêm họng ở trẻ em

Đối với mỗi trường hợp khác nhau có thể sẽ có những dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ bị viêm nhiễm và nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường, khi lớp niêm mạc họng có trẻ bị viêm nhiễm sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Sốt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và thường xuyên hắt xì.
  • Ho có đờm, ho khan, khi ho sẽ cảm thấy cổ họng bị đau rát  nhiều hơn.
  • Cổ họng nhạy cảm hơn nên thường cảm thấy buồn nôn và nôn.
  • Khô, ngứa, đau rát cổ họng, khi nuốt cảm thấy đau hơn chính là những biểu hiện đặc trưng nhất khi trẻ bị viêm họng.
  • Sưng đau, sưng đỏ amidan, nổi hạch ở dưới cằm
  • Cảm thấy khó chịu, khó nuốt, giọng bị khàn.

Đối với những trường hợp đã bị viêm họng mãn tính có thể sẽ bị xuất huyết niêm mạc họng dẫn đến ho ra máu, khó thở, hơi thở có mùi khó chịu, khàn giọng, sốt cao… khi thấy những triệu chứng này xuất hiện cần phải đi khám bác sĩ ngay để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.


Tại sao lại phải cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trong khi có những bài thuốc dân gian trị bệnh đơn giản và rất hiệu quả

Những mẹo chữa viêm họng cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà

Sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh chính là quá vội vàng cho trẻ uống thuốc kháng sinh khi bị viêm họng, nếu như sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Tại sao lại phải cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trong khi có những bài thuốc dân gian trị bệnh đơn giản và rất hiệu quả sau đây.

Lá xương sông hấp mật ong

Đây chính là một mẹo trị viêm họng ở trẻ rất phổ biến và thường được các mẹ sử dụng. Chỉ cần lấy 1 nắm lá xương sông tươi sau đó hấp cùng với mật ong trong khoảng 10 phút và chắt lấy nước cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày. Chỉ cần cho trẻ uống đều đặn trong khoảng 5 ngày có thể làm giảm được những triệu chứng ho, đau rát cổ họng và họng có đờm… Tuy nhiên, cần phải lưu ý không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong.

Quả quất hấp mật ong

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc quất ngâm mật ong, bài thuốc này đã được nhiều người kiểm chứng và mang lại hiệu quả rất cao nên các bạn có thể yên tâm sử dụng.

Hãy chọn khoảng 10 quả quất chín cắt đôi, loại bỏ hết hạt sau đó cho vào bát cùng với mật ong đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút sau đó chắt lấy nước để nguội cho trẻ uống hàng ngày. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà sẽ cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ uống 2-3 thìa cà phê để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đối với những trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên cho trẻ dùng mật ong. Chính vì thế, các mẹ hãy thay thế mật ong bằng đường phèn với cách làm tương tự như trên nhé!

Lá hẹ hấp đường phèn

Đây chính là một bài thuốc trị ho rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh đã được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng và thành công. Các chuyên gia cũng đã kiểm chứng về mức độ an toàn của phương pháp này đối với những trẻ dưới 1 tuổi. Do đó, thay vì cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng sinh há sử dụng cách điều trị này để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.

Hẹ có tính ấm, vị cay, là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Các bạn hãy lấy 1 nắm lá hẹ hấp cách thủy cùng với đường phèn đến khi lá hẹ nhừ thì chắt lấy nước để nguội và cho trẻ uống đều đặn 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2-3 thìa cà phê sẽ giúp làm giảm những cơn ho và giảm đau họng rất nhanh.

Lá húng chanh hấp đường phèn

Khi trẻ bị ho, viêm họng, các mẹ có thể sử dụng bài thuốc dân gian là lá húng chanh hấp đường phèn. Húng chanh thường được biết đến là một loại rau thơm thường được sử dụng để làm tăng hương vị cho các món ăn nhưng ít ai biết rằng loại lá này còn có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn và có hiệu quả rất tốt trong điều trị viêm họng.

Lấy khoảng 15 lá húng chanh tươi cùng với 4 quả quất xanh và một ít đường phèn mang hấp cách thủy 20 phút sau đó chắt lấy nước để nguội cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày. Nếu có thể cho trẻ ăn được cái thì sẽ có tác dụng tốt hơn. Bệnh viêm họng sẽ được điều trị dứt điểm nếu kiên trì sử dụng trong khoảng 3-5 ngày.

Trà gừng tươi

Một bài thuốc có thể trị viêm họng rất hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo chính là trà gừng tươi. Gừng tươi có tính ấm, vị cay khi đi vào phổi, lá lách và dạ dày sẽ có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giải độc tố, thông mạch, hồi dương, tránh gây ra tình trạng buồn nôn… Không những thế, trong gừng tươi còn chứa một loại tinh dầu có tác dụng chữa ho, chữa cảm lạnh, buồn nôn…

Gừng tươi hoặc nước gừng tươi đều có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tình trạng viêm họng cho trẻ nhỏ. Đối với những trẻ bé hơn nên băm nhỏ gừng sau đó cho vào nồi nước sạch và đun sôi lên. Nên cho trẻ uống nước trà gừng khi còn ấm để có hiệu quả tốt hơn. Trước mỗi lần cho trẻ dùng hãy đun ấm lên.

Những lưu ý quan trọng khi điều trị viêm họng cho trẻ

Khi điều trị viêm họng cho trẻ, các mẹ sẽ cần phải lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:

  • Không được cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong
  • Nếu như tình trạng viêm họng của trẻ kéo dài hơn 3 tuần kèm theo tình trạng sốt cao, nôn mửa, ho tiếng lạ, ho có máu thì phụ huynh cần phải cho trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Khi thấy bé bị viêm họng kèm theo tình trạng bị nôn trớ cần phải lau sạch miệng và cho trẻ uống nước và quấn khăn ăn cho trẻ tránh trường hợp trẻ bị nôn tiếp.
  • Khi trẻ bị nôn tuyệt đối không được bế xốc lên vì có thể sẽ khiến cho lượng dịch ói tràn vào trong phổi.
  • Khi trẻ nôn trớ nhiều không nên quát mắng hoặc có thái độ bực tức mà hãy nói chuyện với trẻ để trẻ có thể quên đi việc đau họng, ho, nôn.
  • Sau khi trẻ nôn ói không nên cho uống sữa ngay

Rất nhiều người thường xem nhẹ bệnh viêm họng nhưng nếu như không được điều trị kịp thời và điều trị dứt điểm thì trẻ nhỏ sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm khôn lường. Hy vọng những thông tin trên đây trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho các bạn chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990