Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

Cập nhật: 28/12/2023 16:29 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Bệnh phụ khoa là một nhóm bệnh rất dễ mắc phải ở cả những phụ nữ đã có gia đình và cả những bạn chưa từng quan hệ tình dục. Nếu để lâu, những căn bệnh này sẽ trở nên rất nguy hiểm. Thế nhưng có không ít những chị em chủ quan, không để tâm đến.

Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa là các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của phụ nữ như: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng,… Hầu hết chị em phụ nữ đều có khả năng mắc bệnh phụ khoa đặc biệt là các loại bệnh nấm phụ khoa, viêm phần phụ.

Do đó, nếu có triệu chứng các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, vòng kinh dài ngắn bất thường, khí hư ra nhiều có màu vàng đục mùi hôi, tiểu ra máu, tiểu khó tiểu buốt, đau bụng, đau lưng, nhức vùng chậu, đi tiểu nhiều, có khối u ở vùng kín,… chị em nên đi khám sớm để có phương pháp điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa do nhiều yếu tố, như:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
  • Nhiễm khuẩn do Virus, nấm hoặc vi khuẩn.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Mặc đồ ẩm ướt.
  • Thường xuyên thức khuya.
  • Làm việc quá sức.
  • Tinh thần không ổn định.
  • Các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch.
  • ....

Việc mắc các loại bệnh phụ khoa ở nữ sẽ khiến chị em gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống. Không những thế, một số các bệnh phụ khoa của phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.

Do vậy, chị em cần tìm hiểu và trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến các bệnh phụ khoa, đặc biệt là các bệnh lý phụ khoa thường gặp từ đó để biết cách phòng tránh các bệnh phụ khoa cũng như có biện pháp cứu chữa kịp thời.

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2019, Phụ nữ Việt hiện này có đến 90% mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đáng nói hơn, mỗi năm có tới 15%-27% mắc bệnh phụ khoa.

Qua thống kê đó có thể nói, hiện nay tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa đang có xu hướng tăng lên. Bệnh không chỉ xuất hiện đối với phụ nữ có gia đình mà ngay cả các bạn trẻ chưa quan hệ tình dục bao giờ cũng dễ dàng mắc phải.

Các bệnh phụ khoa ở nữ có thể được chia làm 3 nhóm:

  • Các bệnh viêm nhiễm: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng,...
  • Các bệnh lành tính: U xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,...
  • Các bệnh ác tính: Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng,...
Hình ảnh Các bệnh Phụ khoa thường gặp ở nữ
Hình ảnh Các bệnh Phụ khoa thường gặp ở nữ

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

1. Viêm lộ tuyến tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra là do sự mất cân bằng hormone nữ trong cơ thể, cụ thể là estrogen tăng trưởng quá mức. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như vệ sinh vùng kín sai cách, quan hệ tình dục mạnh bạo, nạo phá thai không an toàn.

Bệnh này sẽ có các triệu chứng như khí hư có mùi hôi, tăng tiết dịch gây ngứa, chay máu khi giao hợp, đau mỏi phần thắt lưng… Ngoài ra nếu có các biểu hiện khác thường khác bạn nên đi để kiểm tra để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh nguy cơ mắc các bệnh về viêm tiểu khung, viêm tắc vòi trứng, vô sinh, hiếm muộn, ung thư cổ tử cung,…

Hình ảnh các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo ở nữ giới
Hình ảnh các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo ở nữ giới

2. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo cũng là một loại bệnh rất hay gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm âm đạo ở các chị em là do khả năng kháng khuẩn tự nhiên ở âm đạo giảm đi thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và không vệ sinh sạch sẽ vùng kín hằng ngày cũng như sau khi quan hệ,...

Khi có những biểu hiện sau: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ (viêm âm đạo do kí sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm),... là bạn đang bị viêm âm đạo, cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kết hợp với làm vệ sinh trước khi đi ngủ bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

3. Viêm tắc vòi trứng

Tình trạng viêm tắc vòi trứng sẽ khiến cho hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn chu kì kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy có cơn đau ở vùng bụng dưới, sau đó lan rộng ở khắp ổ bụng khiến bạn luôn tỏng trạng thái mệt mỏi, thiếu tập trung khi làm việc.

Viêm tắc vòi trứng là một trong các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ. Do đó, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán sớm nhất.

4. Viêm nội mạc tử cung

Các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ phải kể đến viêm nội mạc tử cung, bệnh này thường có các dấu hiệu như khí hư bất thường với đặc điểm là có mùi và màu sắc khác thường, đau vùng chậu, đau thắt lưng, đau bụng dưới không rõ nguyên nhân, âm đạo chảy máu bất thường. Nếu có những triệu chứng này bạn nên đi khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

5. Buồng trứng đa nang

Đây là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở những chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ. Các triệu chứng khi bị buồng trứng đa nang như là: rậm lông, nhiều mụn, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân bất thường,… Bệnh này gây ra là do tình trạng rối loạn nội tiết. Những người mắc buồng trứng đa nang sẽ rất khó mang thai do khả năng nuôi trứng thấp, không rụng trứng.

6. Viêm phần phụ

Viêm phần phụ là bệnh phụ khoa gặp nhiều ở những chị em đã có gia đình. Các bộ phận của phần phụ bao gồm: vòi tử cung (vòi trứng), buồng trứng, dây chằng rộng. Bệnh này thường có các triệu chứng như đau tức vùng bụng dưới, đặc biệt khi đi đại tiện hoặc khi vận động mạnh. Nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ thường bắt nguồn từ viêm vòi tử cung sau đó lan dần ra các bộ phận khác.

Viêm phần phụ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung, tình trạng đau vùng chậu kinh niên và đặc biệt là tắc vòi tử cung dẫn đến vô sinh.

Bệnh rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ
Bệnh rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ

7. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể nói là căn bệnh dễ gặp nhất đối với các chị em. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt có thể do: Thức khuya nhiều khiến thần kinh bạn bị căng thẳng, dẫn đến rối loạn Estrogen. Đây chính là nguyên nhân làm cho kinh nguyệt của chị em không đều. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn có thể do rối loạn tuyến giáp, u xơ hay một số bệnh lây truyền qua đường tình dục,...

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là: Kinh nguyệt không đều, không đúng chu kỳ có khi chậm kinh, có khi kinh nguyệt đến sớm hoặc mất kinh, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi, rong kinh...

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý khá thường xuyên và phổ biến nên nhiều khi tạo tâm lý không quan tâm đối với bệnh này. nhưng kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thụ thai ở người phụ nữ. Vì vậy, khi tình trạng rối loạn kéo dài chị em đi thăm khám và nên tránh thức quá khuya trong thời gian dài liên tục để giữ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất.

8. U xơ cổ tử cung

U xơ cổ tử cung ở phụ nữ
U xơ cổ tử cung ở phụ nữ

U xơ tử cung cũng là một trong những bệnh rất hay gặp phải ở các chị em phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh U xơ cổ tử cung có thể do:

  • Yếu tố di truyền: nếu gia đình bạn có mẹ, chị, dì,... mắc u xơ tử cung thì bạn cũng rất dễ có khả năng mắc bệnh.
  • Phụ nữ có kinh lần đầu sớm trước 12 tuổi
  • Quan hệ tình dục sớm và thường xuyên sau khi phá thai hoặc sinh đẻ vì sau khi phá thai và sinh đẻ thì cổ tử cung chưa lành hẳn, nếu chị em quan hệ sớm và liên tục thì khiến cho chị em bị tổn thương ở cổ tử cung, có thể dẫn đến u xơ tử cung.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: nếu viêm nhiễm phụ khoa trong thời gian dài mà không điều trị tốt có thể dẫn đến u xơ cổ tử cung.
  • Ngoài ra, stress kéo cũng có nguy cơ bị u xơ tử cung.

Biểu hiện của u xơ cổ tử cung là: thay đổi kinh nguyệt, tăng tiết dịch âm đạo, đau vòng eo, có áp lực trong bàng quang. Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện thì rất có khả năng bạn đã mắc bệnh U xơ tử cung nên cần đi thăm khám và điều trị kịp thời. Căn bệnh này có thể chữa khỏi được nhưng nếu để lâu có thể gây ung thư cổ tử cung và gây ảnh hưởng đến tính mạng.

9. Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là bệnh có khối u phát triển trên cổ tử cung, chúng có kích thước từ vài mm đến vài cm. Bệnh này lành tính, không nguy hiểm và ít khi ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh em bé sau này. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, polyp cổ tử cung có thể tiến triển thành bệnh ung thư.

Biểu hiện cụ thể của bệnh này là tăng tiết dịch âm đạo; xuất huyết âm đạo bất thường sau khi quan hệ, sau khi thụt rửa âm đạo, ra máu giữa chu kỳ kinh hoặc sau mãn kinh.

10. Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh này được hình thành từ sự lây lan các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm từ người này qua người khác, thông thường là qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Một số phổ biến như giang mai, sùi mào gà, lậu,…

Cách phòng tránh bệnh phụ khoa cho chị em

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Bạn cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, nên dùng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các đồ đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Tăng cường tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ: Nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa.

Trên đây là những bệnh phụ khoa thường mắc phải ở nữ giới Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp. Qua đó giúp phòng tránh bệnh an toàn và hiệu quả hơn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin liên quan khác nhé. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990