Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh như thế nào?

Cập nhật: 02/03/2020 14:07 | Người đăng: Lường Toán

Đường tiết niệu là cơ quan có nhiệm vụ lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cũng như chất thải ra ngoài cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Thông tin về bệnh sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết ở bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo nhé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Trong cơ thể người thì hệ tiết niệu sẽ bao gồm những cơ quan là hai quả thận , hai niệu quản, bàng quang và âm đạo. Trong đó thận có nhiệm vụ lọc máu và những chất thải ra khỏi máu, những sản phẩm chuyển hóa đạm và các chất điện giải sẽ hình thành nước tiểu. Khi đó nước tiểu sẽ đi qua ống lọc trong thận khiến cho chúng trở lên cô đặc dần, theo niệu quản để dự trữ tại bàng quang. Khi bàng quang đầy thì những phản xạ tại cơ thành bàng quang co thắt gây ra tình trạng buồn tiểu, báo hiệu bạn phải đi tiểu và giải phóng nước tiểu ra ngoài niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

>>>Tham khảo thêm: Gây tê tủy sống có nguy hiểm không?

Trong điều kiện bình thường thì nước tiểu hoàn toàn vô trùng. Nhưng khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu thì báo hiệu viêm đường tiết niệu hay còn gọi là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu được phân làm 3 loại dưới đây:

  • Phân loại theo vị trí: Nhiễm trùng đường tiết niệu trên bao gồm viêm bể thận cấp, viêm thận, bể thận mạn tính, viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ và nhiễm trùng đường tiết niệu dưới bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tinh hoàn và viêm tuyến tiền liệt.
  • Phân loại theo diễn biến: Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng và biến chứng bao gồm nhiễm trùng niệu tái phát nhiều lần, có thể gặp ở người với những bất thường về đường tiết niệu, đặt catheter, rối loạn hệ thần kinh bài tiết, những bệnh nhân này thường nằm trong bệnh viện.
  • Phân loại theo mức độ tái phát: tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu riêng lẻ, tái phát nhiều lần hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.

Đối tượng mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi: Đây là thời kỳ ít xảy ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Với những trẻ em thì thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do những dị dạng ở đường tiết niệu, khiến cho nước tiểu dễ bị ứ đọng lại và là môi trường lý tưởng để vi khuẩn cư trú

  • Với trẻ đang đi học: Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nhóm trẻ mới bắt đầu đi học cao hơn trong cộng đồng, liên quan đến vấn đề vệ sinh.
  • Với người lớn trên 65 tuổi: Với nhóm người này thì tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khá thấp, đó là do sự bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu, trong đó có bệnh sỏi đường tiết niệu, tuyến tiền liệt và những can thiệp hệ tiết niệu như đặt catheter. Trong đó nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở nữ giới hơn.Trong đó có khoảng 10% nữ giới trong độ tuổi này bị viêm đường tiết niệu 1 lần trong đời thường do lối sống tình dục hoặc khi mang thai. Bên cạnh đó do sự cấu trúc của giải phẫu niệu đạo ở nữ giới thường ngắn hơn nam nên vi khuẩn cũng rất dễ bị xâm nhập.
  • Nhóm người trên 65 tuổi: Tình trạng viêm đường tiết niệu thường không khác nhau ở gai giới.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào?

Tình trang nhiễm trùng đường tiết niệu có nhiều dấu hiệu khác nhau. Theo đó thì người bệnh nên chú ý đến tình trạng sau đây để phát hiện bệnh kịp thời:

Những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu tại chỗ:

Nhiễm trùng đường tiết niệu thời gian đầu thường không có triệu chứng gì bất thường. Họ chỉ được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu khi khám sức khỏe tổng quát. Những đối tượng thường gặp trong tình huống này là nữ giới trong độ tuổi hoạt động tình dục, bệnh nhân bị tiểu đường hay phụ nữ mang thai.

Ban đầu người bệnh sẽ có những dấu hiệu khó chịu ở hệ niệu khi đi tiểu bao gồm: tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, muốn đi tiểu nhiều lần hay có cảm giác còn nước tiểu tại bàng quang dù mới đi tiểu xong. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng tiểu đục, tiểu mủ, nước tiểu bị lẫn máu hay nặng mũi. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể đi khám do xuất hiện tình trạng đau hạ vị khi viêm bàng quang hay đau vùng hông lưng khi bệnh viêm đường tiết niệu tại thận. Tình trạng thận chứa sỏi gây ứ nước, áp xe thận, nhiễm trùng. Nếu đi khám thì người bệnh sẽ cảm thấy rất đau.

Những biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu toàn thân

Thận là cơ quan tiếp xúc gần với máu. Nếu như hàng ngày thận phải tiếp nhận một lượng máu lớn để lọc và hình thành nước tiểu. Thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ tiết niệu khá dễ dàng rồi lan ra toàn thân. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt cao, rét run từng cơn, lưỡi dơ, môi khô hay vẻ mặt hốc hác. Những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu thường thể hiện rõ rệt hơn.

Phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiện nay chủ yếu bằng kháng sinh. Người bệnh chỉ có xuất hiện những triệu chứng khu trú do viêm niệu đạo. Khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị bằng kháng sinh theo đường uống từ 5 – 7 ngày. Nếu bệnh nhân có triệu chứng sốt lạnh run, biểu hiện nhiễm trùng đường huyết hay ổ viêm tại đường tiết niệu thì cần phải nhập viện để điều trị kháng sinh theo đường tĩnh mạch.

Với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần, người bệnh có dị dạng đường tiết niệu hoặc đặt ống nước tiểu thì cần phải nuôi cấy vi khuẩn. Theo đó thì mới tìm đúng được những kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.

Bên cạnh đó thì những thuốc uống có tính sát trùng tại hệ niệu cũng được ghi nhận mang lại hiệu quả diệt trừ vi khuẩn khá tốt, thường được dùng kèm với kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về loại thuốc này.

Ngoài ra thì những ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hay biến chứng tại thận, thận mủ, thận áp xe thì cần phải can thiệp biện pháp phẫu thuật. Tương tự như những dị tật đường tiết niệu, nếu không được phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện thì bệnh nhân cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần và lâu ngày dẫn đến những biến chứng nặng nề hơn.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới ở nữ giới thường không gây ra sự bất thường hệ niệu hay chủ mô thận thì có thể lành tính và bệnh thường được điều trị khỏi dứt điểm.

Ngược lại tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở người bệnh có sẵn nguy cơ mắc bệnh thì có thể để lại những biến chứng nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những nguy cơ và biến chứng của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khá nhiều, có thể do độc lực của vi khuẩn gây phá hủy chủ mô thận, làm hoại tử nhú thận, gây tắc nghẽn hoặc làm suy giảm chức năng thận. Tình trạng trên nếu kéo dài có thể gây ra những hệ quả như suy thận vĩnh viễn, thậm chí là cắt bỏ thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu cần chữa trị kịp thời

Nếu vi khuẩn tồn tại dai dẳng tại đường tiết niệu mà không được điều trị đúng phương pháp, đủ liệu kháng sinh thì vi khuẩn rất dễ đi vào máu, gây tình trạng nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể dẫn đến áp xe tuyến tiền liệt, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn. Nguy hiểm hơn chúng làm bít tắc ống dẫn tinh, làm tăng nguy cơ gây vô sinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới, nhất là phụ nữ mang thai có thể gây nhiễm trùng ối, bào thai đồng thời làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm và sinh non.

Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu như thế nào?

Việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phải dựa trên nguyên tắc diệt trừ virus vi khuẩn gây bệnh đồng thời loại trừ những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh. Thông thường những dấu hiệu viêm đường tiết niệu sẽ tự khỏi sau vài ngày điều trị, một số khác thì phải điều trị bằng kháng sinh dài ngày hơn. Những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần thường kéo dài thời gian điều trị cũng như phải dùng nhiều đợt kháng sinh ngắn sau khi điều trị hết triệu chứng. Với những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến hệ tình dục thì cần phải sử dụng các biện pháp điều trị dự phòng bằng thuốc kháng sinh mỗi lần quan hệ tình dục.

Còn với những người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng thì thường được khuyến cáo nên vào bệnh viện điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch. Trường hợp bệnh tái phát hay nhiễm trùng mạn tính thì người bệnh cần được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa thận đồng thời đưa ra phác đồ điều trị kịp thời làm giảm nguy cơ biến chứng suy thận.

Với tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ thì rất dễ bị tái phát. Theo đó trường hợp này nên sử dụng điều trị bằng kháng sinh dự phòng liều thấp theo chỉ định của bác sĩ trong thời gian dài hay có thể điều trị ngắt quãng. Nên dùng trước khi đi ngủ hay sau khi giao hợp. Tốt nhất nên dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh lưu ý tuyệt đối không được tự ý thực hiện cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu, không được tự ý dùng thuốc còn thừa của những lần điều trị trước đó. Bởi việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể khiến cho vi khuẩn gây nhờn thuốc và không được điều trị theo ý muốn.

Những thông tin về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu vừa được chúng tôi giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990