Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý bệnh dại

Cập nhật: 20/12/2019 11:30 | Người đăng: Lường Toán

Trong lịch sử nhân loại, bệnh dại chính là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất. Bệnh dạ liên tục có những diễn biến hết sức phức tạp. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để các bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh do bị nhiễm virus dại. Đây là tình trạng nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây lan sang con người thông qua chất tiết, thông thường là nước bọt có chứa virus dại.

Hầu hết tất cả các trường hợp bị nhiễm virus dại đều là thông qua những vết cắn, viết liếm của động vật đã bị mắc bệnh dại, đôi khi cũng có thể bị lây nhiễm khi phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Có đến hơn 99% trường hợp mắc bệnh dại là do chó cắn. Một khi đã bị lên cơn dại thì nguy cơ tử vong của cả người và động vật là 100%.

Thời gian từ khi bị nhiễm virus cho tới khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng thường là trong khoảng từ 10 ngày tới 3 tháng. Một số trường hợp có thể là dưới 1 tuần hoặc trên 1 năm phụ thuộc vào khoảng cách mà virus sẽ di chuyển từ vết cắn lên dọc theo dây thần kinh ngoại biên để xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương.

Hiện nay bệnh dại không có thuốc chữa và phương pháp hiệu quả nhất chính là phòng ngừa bệnh thông qua tiêm chủng.


Bệnh dại là tình trạng nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây lan sang con người thông qua chất tiết

Nguyên nhân gây bệnh dại

Nguyên nhân gây ra bệnh dạ chính là do nhiễm virus dại Rhabdovirus. Đây là một loại virus thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus.

Sức đề kháng của virus dại rất yếu và dễ bị bất hoạt khi ở nhiệt độ 56 độ C trong khoảng 30 phút, khi ở nhiệt độ 70 độ C thì virus sẽ bị bất hoạt trong khoảng 2 phút. Virus sẽ bị mất độc lực dưới ánh sáng và các chất sát khuẩn ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 4 độ C, virus sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0 độ C sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu khi ở trong cơ thể vật chủ.

Có 2 chủng virus dại:

  • Virus dại đường phố là vi rút dại tồn tại trên động vật bị bệnh
  • Virus dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ). Louis Pasteur là người đầu tiên sử dụng chủng virus dại cố định để chế ra vắc xin dại.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dại cao

  • Những người có sở thích du lịch thám hiểm ở các vùng có bệnh lưu hành cao như Đông Nam Á, Mexico, Trung và Nam Mỹ, Châu Phi.
  • Người tiếp xúc nhiều với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm, nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại...

Triệu chứng bệnh dại

Khi phát bệnh dại sẽ có 2 thể chính bao gồm thể liệt và thể viêm não. Triệu chứng cụ thể của các thể như sau:

  • Thể liệt: Xuất hiện những triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Nếu như bệnh liệt lan đến phần cơ hô hấp thì người  bệnh sẽ bị tử vong.
  • Thể viêm não: Triệu chứng đầu tiên chính là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo tình trạng chán ăn, mất ngủ, bồn chồn. Người bệnh cũng sẽ xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Trong giai đoạn bệnh tiến triển, người bệnh sẽ tăng tiết nước bọt nên thường không thể nhai, nuốt và hay khạc nhổ. Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng

Đối với một số trường hợp quá lo sợ sau khi bị chó cắn nên đãn ám ảnh rằng bản thân mình đã bị mắc bệnh dại nên tự sinh ra những triệu chứng, hành động khác thường. Những trường hợp này được cho là giả dại. Trên thực tế, những người bị dại đều sẽ hoàn toàn tỉnh táo cho đến lúc chết chứ không hề điên dại.


Bệnh dại thường lây nhiễm thông qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh bài tiết ra bên ngoài và theo những vết xước, vết liếm, vết cắn

Bệnh dại lây nhiễm như thế nào?

Những động vật có vú máu nóng chính là ổ chứa virus bệnh dại trong thiên nhiên, đặc biệt là những con chó hoang dã như: chó rừng, chó đồng, chó sói… Bên cạnh đó, những động vật như mèo, cầy, chồn cùng với một số động vật có vú khác cũng có thể là ổ chứa virus dại.

Bệnh dại thường lây nhiễm thông qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh bài tiết ra bên ngoài và theo những vết xước, vết liếm, vết cắn ở trên da hoặc cũng có thể qua màng niêm mạc vẫn còn nguyên vẹn vào trong cơ thể. Virus bệnh dại sẽ theo dây thần kinh tới các hạch và hệ thần kinh trung ương.

Khi virus đã tiến tới hệ thần kinh trung ương sẽ sinh sản rất nhanh và sẽ theo dây thần kinh tới tuyến nước bọt. Khi đó, hệ thần kinh chưa bị tổn thương nên bề ngoài các con vật vẫn bình thường nhưng trong nước bọt đã chứa virus dại. Sau đó, virus dại sẽ bắt đầu hủy hoạt những tế bào thần linh và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng lâm sàng điển hình nhất của bệnh dại.

  • Trong thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh dại ở người trong khoảng từ 2-8 tuần, cũng có thể ngắn khoảng 10 ngày và dài hơn 1 - 2 năm. Thời gian ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào sự nặng nhẹ của vết thương, số lượng virus xâm nhập vào trong cơ thể và khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương. Nếu vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
  • Thời kỳ lây truyền: Đối với các loại động vật chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh.

Bệnh dại có thể lây nhiễm từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh. Những con đường lây nhiễm là do có tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng vật dụng ăn uống, chung đồ ăn có dính nước dãi của người mắc bệnh dại… Đường lây nhiễm bệnh dại từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh thường không phổ biến và trên thế giới mới chỉ có 1 vài báo cáo mô tả về trường hợp mắc bệnh dại từ người sang người thông qua vết cắn.

Sau khi bị chó cắn nên xử lý như thế nào?

Một khi bị chó cắn, dù con chó đó có lành hay đã bị nhiễm bệnh dại thì tất cả mọi người đều cần phải xử lý theo những bước sau đây:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vết thương

  • Nhanh chóng tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, nếu như vết cắn ở chân thì hãy sử dụng kéo để cắt bỏ phần vải ở vị trí bị cắn. Cách làm này sẽ có thể hạn chế được lượng nước bọt của động vật bám nhiều lên trên vết thương.
  • Rửa sạch vết thương ở dưới vòi nước đang chảy mạnh trong khoảng 15 phút, tốt nhất nên sử dụng nước ấm. Sau đó, sử dụng cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine để rửa sạch vết thương và tuyệt đối không nên cố gắng nặn máu ở vết thương. Không nên chà sát vết thương để tránh làm cho vết thương trầm trọng hơn.

Bước 2: Băng bó vết thương

  • Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết thương hãy sử dụng vải sạch hoặc băng gạc Y tế để băng bó vết thương và cầm máu, đồng thường cũng tránh để các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Tuy nhiên, không nên băng vết thương quá chặt để máu có thể lưu thông dễ dàng.

Bước 3: Tiêm Phòng

  • Người bệnh sẽ cần phải nhanh chóng tới trung tâm y tế để tiêm phòng vắc xin ngay sau khi bị chó cắn. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp.

Ngoài ra, để đảm bảo xử lý đúng phương pháp khi bị chó cắn, người bệnh không nên làm những điều sau:

  • Không kiêng cữ tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày.
  • Không chữa dại bằng thuốc Đông, thuốc Nam hoặc thuốc lá.
  • Không đắp, sát bất cứ loại lá nào lên vết thương.


Một khi đã bị lên cơn dại thì nguy cơ tử vong của cả người và động vật là 100%

Phương pháp chẩn đoán bệnh dại

  • Chẩn đoán bệnh dại dựa theo những triệu chứng bệnh lâm sàng, đặc biệt là đối với triệu chứng sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng cùng với những yếu tố dịch tễ học có liên quan khác.
  • Chẩn đoán xác định: Thực hiện xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp từ tế bào mô não, hệ thống nuôi cấy tế bào hoặc phân lập virus trên chuột. Với sự phát triển của nền y học hiện đại, chúng ta đã có thể phát hiện được ARN của virus dại bừng những phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.

Bệnh dại được điều trị như thế nào?

Những người bị động vật cắn bị nghi là bị nhiễm hoặc không nhiễm bệnh dại đều cần phải thực hiện nghiêm ngặt tất cả những vấn đề sau đây:

  • Sử dụng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20% để rửa sạch vết thương
  • Bôi chất sát khuẩn: cồn iod đậm đặc để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn
  • Tuyệt đối không được khâu vết thương lại. Chỉ nên khâu vết thương đối với trường hợp bị cắn đã quá 5 ngày.
  • Ngăn cản sự tiến triển của virus bằng cách gây tê tại chỗ bị cắn.
  • Nếu cần có thể tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn.

Tùy theo tình trạng sức khỏe của động bật, tình trạng vết thương và tình hình bệnh dại của động vật ở trong vùng sẽ sử dụng miễn dịch đặc hiệu:

  • Sử dụng huyết thanh kháng dại: Virus dại sẽ sinh sản rất nhanh ở gần nơi bị nhiễm cho tới khi chúng có đủ nồng độ để nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương. Tác dụng của huyết thanh kháng dại chính là trung hòa bớt lượng virus và làm giảm nồng độ của virus.
  • Sử dụng vắc xin dại tế bào: Đây là loại vắc xin được sử dụng để bảo vệ sau khoảng 2-8 tuần. Vắc xin dại tế bào chính là loại tốt nhất, an toàn và có tác dụng bảo vệ cao. 

Hiệu quả điều trị dự phòng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại vắc xin, kỹ thuật tiêm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh, bảo quản sinh phẩm,... Việc giám sát, kiểm soát để thực hiện các nội dung chuyên môn chính là những yếu tố hết sức cần thiết và rất quan trọng.

Cách phòng ngừa bệnh dại như thế nào?

Để có thể phòng ngừa bệnh dại, các bạn sẽ cần phải nắm được tất cả những thông tin quan trọng sau đây:

  • Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở súc vật, những nơi mua bán súc vật nhất là chó, mèo.
  • Đối với những trường hợp có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc ở trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... cần phải được gây miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và phải lưu ý tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
  • Thực hiện việc đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi.
  • Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe: Cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về bệnh dại cùng với những phương pháp phòng chống bệnh dại, đặc biệt là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại và cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc.
  • Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin + huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Trong bài viết trên đây là những thông tin về bệnh dại mà các bạn nên nắm được được bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990