Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị thông liên nhĩ

Cập nhật: 13/01/2020 11:56 | Người đăng: Lường Toán

Thông liên nhĩ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để bổ sung những kiến thức hữu ích nhất đối với sức khỏe của mình.

Bệnh thông liên nhĩ là gì?

Đối với những trường hợp bình thường, tim sẽ có 4 buồng trong đó bao gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Hai tâm thất được ngăn cách với nhau bởi vách liên thất, hai tâm nhĩ được ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, 2 tâm thất cùng với 2 tâm nhĩ sẽ được ngăn cách với nhau bởi 2 vòng van nhĩ thất. 

Khi ở trong thời kỳ bào thai, vách liên nhĩ chưa được đóng kín để cho 1 phần máu giàu oxy từ tâm nhĩ trái sang nhĩ phải do phổi của bào thai chưa hoạt động. Sau khi sinh ra, sức cản ở phổi sẽ giảm xuống, máu lên phổi và quay trở lại nhĩ trái, áp lực hai bên nhĩ phải và nhĩ trái cân bằng khiến cho vách ngăn liên nhĩ đóng lại.

Nếu như vách ngăn liên nhĩ không tự đóng lại sẽ gây ra căn bệnh thông liên nhĩ. Thông liên nhĩ có 4 thể: 

  • Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất (lỗ tiên phát)
  • Thông liên nhĩ lỗ thứ hai (lỗ thứ phát)
  • Thông liên nhĩ kiểu xoang tĩnh mạch
  • Thông liên nhĩ thể xoang vành

Hầu hết tất cả các trường hợp thông liên nhĩ lỗ thứ hai với đường kính nhỏ hơn 8mm đều có thể tự đóng lại trong khoảng 2-5 năm đầu. Những thể thông liên nhĩ khác sẽ không thể tự đóng lại được.

Những trường hợp bị thông liên nhĩ, máu từ nhĩ trái qua nhĩ phải và xuống thất phải. Do thất phải nhận thêm một lượng máu nên sẽ bị giãn ra và gây ra tình trạng suy thất phải.


Những trường hợp bị thông liên nhĩ, máu từ nhĩ trái qua nhĩ phải và xuống thất phải

Triệu chứng của bệnh thông liên nhĩ

Khi mắc bệnh thông liên nhĩ, người bệnh sẽ có thể không thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì trừ khi lỗ hở vách ngăn lớn (lớn hơn 5 mm) hoặc mắc phải một số khuyết tật khác ở tim.

Nếu như lỗ hở lớn hơn, có thể người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến như:

  • Dấu hiệu của suy tim phải: phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi
  • Khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức
  • Nghe tim thấy tiếng thổi ở ổ van động mạch phổi do tăng lưu lượng máu từ thất phải lên phổi
  • Rối loạn nhịp tim: có thể gặp rung nhĩ, cuồng nhĩ. Bệnh nhân có thể thấy tim đập không đều, đập rất nhanh, hồi hộp
  • Đau đầu Migraine: liên quan đến dòng shunt phải-trái. Cơ chế nào mà khi shunt trở thành phải-trái có thể gây đau đầu còn chưa được biết rõ.
  • Đột quỵ não do tắc mạch nghịch thường: khi shunt là phải-trái, các huyết khối từ chi dưới, vùng chậu, mảnh sùi van tim bên phải… có thể theo dòng shunt từ phải sang trái làm tắc mạch não gây đột quỵ từ mức độ nhẹ đến nặng
  • Tím: khi dòng máu đảo chiều không còn đi từ trái sang phải mà ngược lại từ phải sang trái sẽ gây triệu chứng tím trên lâm sàng. Tím môi, niêm mạc, ngón tay dùi trống..Khi tăng áp lực phổi cố định sẽ trở thành hội chứng Eissenmenger trên lâm sàng

Có thể người bệnh cũng sẽ bắt gặp phải một số triệu chứng khác không được đề cập đến trong bài viết trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những biến chứng của bệnh tim bẩm sinh, suy tim rất nguy hiểm và sẽ cần phải có sự hỗ trợ y tế kịp thời. Chính vì thế, nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau đây nên nhanh chóng tới trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị.

  • Rối loạn nhịp tim;
  • Sưng bàn chân;
  • Dễ mệt, đặc biệt là sau khi vận động;
  • Khó thở.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân sẽ có sự khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh thông liên nhĩ

Hiện nay, vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây bệnh thông liên nhĩ. Nhiều trường hợp trẻ bị mắc bệnh là do di truyền hoặc có thể là do những yếu tố khác tác động lên mẹ trong thời kỳ mang thai. Cụ thể những tác động đó là:

  • Các loại thuốc mà người mẹ sử dụng.
  • Chế độ ăn uống;
  • Môi trường sống;

Bệnh thông liên nhĩ có nguy hiểm không?

Bệnh thông liên nhĩ chính là dị tật bẩm sinh thường gặp đối với người trưởng thành. Vì đây là một căn bệnh bẩm sinh nên chúng ta sẽ không thể ngăn ngừa và nam giới thường mắc căn bệnh này nhiều hơn so với nữ giới.

Đối với một số trường hợp, lỗ hở sẽ có thể tự đóng lại được theo thời gian. Nhưng trong một số trường hợp khác thì lỗ hở vẫn duy trì đến khi trưởng thành. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh cho trẻ bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.


Thông qua khám lâm sàng,  các triệu chứng và kết quả kiểm tra tim, bác sĩ sẽ có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh thông liên nhĩ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh thông liên nhĩ

Để có thể phòng ngừa bệnh thông liên nhĩ, chúng ta sẽ cần phải lưu ý tới một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Giảm cân trước khi mang thai nếu thừa cân
  • Tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai
  • Không sinh con khi tuổi >35
  • Chế độ ăn lành mạnh
  • Kiểm soát tốt đường huyết
  • Tránh các nguồn lây bệnh khi mang thai
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia khi mang thai

Phương pháp chẩn đoán bệnh thông liên nhĩ

Thông qua khám lâm sàng,  các triệu chứng và kết quả kiểm tra tim, bác sĩ sẽ có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh thông liên nhĩ. Phương pháp kiểm tra tim đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay chính là sử dụng ống nghe để nghe nhịp tim. Dựa vào những âm thanh nghe được, bác sĩ sẽ có thể xác định được lượng máu lưu thông có ổn định hay không.

Bên cạnh đó, siêu âm tim cũng có thể được tiến hành để kiểm tra cấu trúc tim, hoạt động bơm máu cũng như lưu lượng máu. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn gặp chuyên gia khoa tim để làm các xét nghiệm sâu hơn.

Một số xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể đề nghị thực hiện bao gồm:

  • Chụp động mạch vành (đối với bệnh nhân trên 35 tuổi);
  • Xét nghiệm thông tim;
  • Chụp MRI tim;
  • Nghiên cứu Dople tim;
  • Điện tâm đồ.
  • Siêu âm tim qua thực quản;

Những phương pháp điều trị bệnh thông liên nhĩ hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có 2 phương pháp thường được sử dụng điều trị bệnh thông liên nhĩ hiệu quả chính là: can thiệp bít lỗ thông liên nhĩ bằng phẫu thuật hoặc dụng cụ. Kỹ thuật sử dụng dụng cụ để bít như sau: bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ qua đường mạch máu vào buồng tim, điều khiển dưới màn tăng sáng. Khi tiếp cận được lỗ thông sẽ đưa dụng cụ đến bít lại. Đây chính là một kỹ thuật cao, ít xâm lớn hơn phương pháp phẫu thuật và người bệnh cũng sẽ nhanh chóng phục hồi lại.

Chỉ định đóng lỗ thông liên nhĩ khi:

  • Có dấu hiệu quá tải thất phải, phì đại thất phải
  • Có tắc mạch nghịch thường
  • Có triệu chứng trên lâm sàng: khó thở, giảm khả năng gắng sức
  • Nếu không có triệu chứng, đóng lỗ thông khí
  • Nếu có tăng áp lực động mạch phổi, cần phải thông tim thăm dò để đo chính xác áp lực mạch phổi, sức cản phổi để quyết định can thiệp hay không
  • Chống chỉ định đóng lỗ thông nếu có hội chứng Eissenmenger trên lâm sàng

Chế độ sinh hoạt hàng ngày đối với người mắc bệnh thông liên nhĩ

Thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ có thể giúp cho các bạn kiểm soát được diễn biến của bệnh thông liên nhĩ. 

  • Sử dụng thuốc đúng như toa của bác sĩ.
  • Tránh bị viêm nhiễm: việc điều trị lỗ khuyết có thể làm thay đổi bề mặt của tim và khiến cho vi khuẩn xâm nhập. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp chữ trị tốt nhất;
  • Thiết lập chế độ ăn uống khỏe mạnh với nhiều rau, quả, ngũ cốc và hạn chế cholesterol cũng như chất béo;
  • Luyện tập thể dục: việc mắc bệnh thông liên nhĩ thường không hạn chế hoạt động của bạn nhưng các biến chứng của nó như tăng áp phổi, loạn nhịp tim, hoặc suy tim thì có thể ảnh hưởng. Hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa tim để có thể giúp bạn lựa chọn phương pháp tập luyện an toàn;

Trên đây chính là những kiến thức quan trọng về bệnh thông liên nhĩ mà các bạn cần phải nắm được để bảo vệ tình trạng sức khỏe của mình và những người thân yêu xung quanh một cách tốt nhất.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990