Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau cổ tay sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhật: 26/12/2023 17:21 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Đau cổ tay sau sinh là tình trạng hay gặp ở phụ nữ sau khi sinh con. Nếu bị kéo dài thường xuyên thì gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đau khớp cổ tay sau sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đau khớp cổ tay sau khi sinh như thế nào? Những thông tin trong bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc trên.

Đau cổ tay sau khi sinh là gì?

Đau cổ tay sau khi sinh là tình trạng phụ nữ cảm thấy tê bì, khó chịu và bị đau nhiều ở cổ tay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, hoặc cổ tay bị áp lực do nâng và bế con, hay do các hoạt động không tốt tới cổ tay và bàn tay.

Bạn có thể tìm hiểu 8 biểu hiện viêm tuyến sữa sau sinh các mẹ không được xem nhẹ

Nguyên nhân đau khớp cổ tay sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân được xác định có thể gây ra tình trạng đau khớp cô tay sau sinh. Cụ thể những nguyên nhân gây ra tình trạng này là:

Lượng nội tiết tố suy giảm

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, các chị em phụ nữ thường có những thay đổi rất lớn về lượng nội tiết tố ở trong cơ thể nên sẽ khiến cho các phần xương khớp của cơ thể bị suy yếu hơn so với bình thường và gây ra tình trạng đau khớp cổ tay sau sinh. Đặc biệt là khi vận động cổ tay quá nhiều vào mùa đông thì tần suất của những cơn đau sẽ nhiều hơn.

Hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là một tình trạng viêm gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ở ngón cái. Sau khi sinh, việc chăm sóc em bé của sản phụ cũng gây nên tình trạng này.

Nếu nâng vật nặng, gập, duỗi hay xoay cổ tay sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Hội chứng De Quervain sau sinh khiến đau khớp cổ tay

Hội chứng ống cổ tay

Phụ nữ sau sinh mắc hội chứng này sẽ khiến bị tê bì và đau nhức vùng bàn tay. Đây là bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên hay gặp nhất. Nguyên nhân cũng là do việc chăm sóc trẻ gây nên.

Thiếu hụt canxi và Vitamin

Sau khi sinh con, phụ nữ thường phải cho con bú nên rất dễ bị thiếu hụt những dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe như: canxi, vitamin D, vitamin B12… Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp cổ tay.

Khi cơ thể bị thiếu những dưỡng chất thiết yếu sẽ khiến cho mật độ xương khớp bị giảm, gây ra cản trở đối với dây thần kinh ngoại vi phát triển đồng thời gây ra  những cơn đau nhức âm ỉ ở phần khớp cổ tay.

Thường xuyên bế ru con ngủ sai cách

Do các chị em phụ nữ thường xuyên phải bế con  và ru con ngủ trong một thời gian dài và cũng phải thực hiện một số công việc nội trợ khác trong gia đình như: giặt quần áo, nấu cơm hay rửa bát nên dễ mắc bệnh. 

Nguyên nhân chính gây bệnh là do cơ thể của người phụ nữ sau khi sinh chưa hồi phục lại được trạng thái như ban đầu, phần xương khớp vẫn còn quá yếu và phải hoạt động phần khớp cổ tay liên tục hoặc là do bế con sai cách.

Tâm lý, trầm cảm sau sinh

Do cơ thể bị thiếu hụt quá nhiều dưỡng chất thiết yếu cùng với một tâm lý mệt mỏi và bị trầm cảm sau sinh nên các dây thần kinh ngoại vi thường hoạt động kém hơn so với bình thường và gây ra những cơn đau và tê buốt vùng khớp cổ tay.

Suy nhược sau sinh và chăm bé

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, cơ thể của người mẹ bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin D, vitamin B12 và canxi khiến cho cơ thể bị suy nhược, mật độ xương suy giảm, loãng xương hoặc gây ra sự cản trở đối với các dây thần kinh ngoại vi hoạt động bình thường. Những nguyên nhân này thường khiến cho các chị em gặp phải những cơn đau nhức và tê buốt ở khớp cổ tay.

Triệu chứng đau khớp cổ tay sau khi sinh thường gặp

Tìm hiểu thêm Sau sinh bị táo bón do nguyên nhân nào? Nên ăn gì để giảm thiểu tình trạng này?

Triệu chứng đau khớp cổ tay sau khi sinh thường gặp

Các triệu chứng đau cổ tay ở phụ nữ sau sinh thường gặp:

  • Đau nhức ở cổ tay, đặc biệt là khi cử động cổ tay, nắm tay,...
  • Tê bì, châm chích ở cổ tay, bàn tay và ngón tay.
  • Sưng, đỏ ở cổ tay.
  • Khó cầm nắm, khó thực hiện các hoạt động cần sử dụng cổ tay.

Đau khớp cổ tay sau sinh khi nào sẽ hết?

Đau khớp cổ tay sau sinh có thể là đau nhức thông thường và có thể tự khỏi nhưng cũng có thể là do mắc phải những bệnh lý về khớp cổ tay. Đối với những trường hợp bị đau nhức thông thường thì chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ trong khoảng từ 1-2 tháng là các triệu chứng sẽ tự biến mất. 

Đối với những trường hợp đau khớp cổ tay do bệnh lý về khớp như: bệnh viêm khớp cổ tay, bệnh thoái hóa khớp cổ tay, hội chứng ống cổ tay… cần phải thực hiện một số phương pháp chữa trị để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cũng như giúp cho tình trạng đau nhức tuyên giảm.

Cách điều trị đau khớp cổ tay sau khi sinh

Những phương pháp điều trị bệnh đau khớp cổ tay sau khi sinh phổ biến nhất chính là các chị em cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình, hạn chế những hoạt động ở cổ tay, massage bấm huyệt và một chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin

Để có thể nhanh chóng điều trị bệnh, các chị em phụ nữ sẽ cần phải thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý với những loại thực phẩm tươi sống có giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, vitamin B và canxi để cải thiện hiệu quả tình trạng loãng xương, giúp cho thể khỏe mạnh hơn, góp phần làm giảm những cơn đau nhức xảy ra ở phần khớp cổ tay.

Điều chỉnh hoạt động ở cổ tay

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ cần phải hạn chế những hoạt động ở phần khớp cổ tay. Tuyệt đối không được bê những đồ vật nặng hay thậm chí là bế trẻ quá lâu, khi bế trẻ cũng không nên dồn sức quá nhiều vào phần cổ tay để tránh gây ra áp lực cho phần cổ tay cũng như tránh để  bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Những người làm công việc văn phòng sẽ thường phải hoạt động khớp cổ tay nhiều do liên tục phải đánh máy, điều khiển chuột thì cần phải xây dựng một chế độ làm việc hợp lý. Tốt nhất không nên ngồi làm việc trong một thời gian quá lâu và bỏ ra một khoảng thời gian trong ngày để giúp phần cổ tay được thư giãn mà không phải hoạt động quá sức lực.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh giảm đau

Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng, điều chỉnh hoạt động ở cổ tay, xây dựng một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý thì người bệnh có thể thực hiện các phương pháp giảm đau tức thời tại chỗ như chườm nóng lên vùng bị đau hoặc chườm nước ấm. Người bệnh cũng cần phải đặc biệt chú trọng trong giai đoạn sau sinh nên tránh để bị nhiễm lạnh, kiêng cữ cẩn thận để không mắc phải.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh giảm đau cổ tay sau sinh

Massage, châm cứu, bấm huyệt

Nên thực hiện bấm huyệt, châm cứu và massage nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông, hạn chế tình trạng co cứng khớp.

Áp dụng các phương pháp điều trị dân gian

Khi bị đau khớp cổ tay sau sinh, người bệnh có thể có thể áp dụng thực hiện các phương pháp dân gian với bài thuốc từ lá lốt, bài thuốc từ rau mồng tơi, bài thuốc từ gừng tươi hay bài thuốc từ mật ong kết hợp với bột quế để làm giảm thiểu các biến chứng của căn bệnh.

Đây đều là những bài thuốc được đánh giá là có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân mắc bệnh không cảm thấy bị đau nhức, ê buốt phần xương khớp sau khoảng từ 1-2 tuần áp dụng.

Với những thông tin về bệnh đau khớp cổ tay sau sinhTrường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp trong bài viết trên đây, hy vọng rằng quý bạn đọc đã hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh. Bạn cũng cần phải thực hiện kiêng cữ sau sinh đúng phương pháp, tránh nhiễm lạnh và kết hợp ăn uống bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để phòng tránh tuyệt đối mắc phải căn bệnh này nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990