Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đau đầu vận mạch 

Cập nhật: 03/12/2019 10:33 | Người đăng: Lường Toán

Đau đầu là một trạng thái rất quen thuộc và tưởng chừng như vô hại nhưng trên thực tế đây có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng như bệnh đau đầu vận mạch hay còn được được gọi là bệnh đau nửa đầu Migraine. Vậy bệnh đau đầu vận mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đau đầu vận mạch? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!


Đau đầu vận mạch chính là một căn bệnh có triệu chứng điển hình chính là những cơn đau đầu với cường độ mạnh và những cơn đau sẽ thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu

1. Bệnh đau đầu vận mạch là gì

Đau đầu vận mạch là gì? Đau đầu vận mạch chính là một căn bệnh có triệu chứng điển hình chính là những cơn đau đầu với cường độ mạnh và những cơn đau sẽ thường chỉ xuất hiện ở một bên đầu.

Khi những cơn đau xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy như có một sợi dây đang giật giật một cách dữ dội theo cùng nhịp đập của mạch. Cường độ của những cơn đau cũng sẽ có sự khác nhau, có thể chỉ là những cơn đau nhẹ thoáng qua nhưng cũng có thể là đau một cách rất dữ dội. Thời gian những cơn đau đầu xuất hiện có thể kéo dài trong khoảng vài tiếng hoặc cũng có thể kéo dài lên tới khoảng vài ngày.

Những cơn đau đầu có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc kèm theo những dấu hiệu cảnh báo trước như hoa mắt, mờ mắt, ù tai, chóng mặt, khó khăn khi nói, buốt vùng da đầu. Khi người bệnh ho, vận động, di chuyển, chạy nhảy, có sự thay đổi trong tư thế của đầu, hắt hơi thì cường độ của những cơn đau cũng sẽ tăng lên. Theo ghi nhận, đây là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở người trẻ, đặc biệt là học sinh. 

2. Nguyên nhân đau đầu vận mạch

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu vận mạch. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng có một số yếu tố có thể tác động tới căn bệnh này. Cụ thể những yếu tố này là:

2.1 Thay đổi thời tiết

Nhiều nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ được ra rằng một số người bị đau đầu vận mạch khi thời tiết có sự thay đổi sang hướng khó chịu. Điều này sẽ thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc trong thời điểm giao mùa.

2.2 Stress, căng thẳng

Một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể khiến cho chúng ta bị đau đầu vận mạch chính là căng thẳng, stress. Khi phải chịu áp lực trong cuộc sống, công việc, học tập quá lớn khó có thể giải quyết được có xu hướng bị đau đầu vận mạch với cường độ ngày càng dày đặc, đặc biệt là ở phụ nữ. Những cơn đau sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đời sống và sức khỏe.

2.3 Phản ứng của cơ thể

Đôi khi, cơ thể cũng sẽ có phản ứng lại đối với sự thay đổi hoocmon hoặc với đồ ăn gây nên tình trạng đau đầu vận mạch. Khi cơ thể phản ứng lại đối với những loại thức ăn như: phomai, socola, đồ ăn đóng hộp, chất phụ gia có trong thực phẩm như monosodium glutamate, bạn cũng có thể bị đau đầu vận mạch.

3. Triệu chứng đau nửa đầu vận mạch 

Đôi khi bệnh đau đầu vận mạch sẽ không có hoặc có tín hiệu báo trước. Nếu như có dấu hiệu báo trước thì chúng ta sẽ có thể phát hiện được bệnh trong nhiều tiếng hoặc có thể là nhiều ngày trước khi phát bệnh. Các dấu hiệu được xem là tiền triệu chứng của bệnh. Cụ thể, người bệnh sẽ dễ cảm thấy cáu kỉnh hay đột nhiên trở nên trầm cảm và thay đổi tâm trạng một cách đột ngột. Các ánh sáng quá chói, quá mạnh cũng sẽ trở thành điều mà người bệnh khó có thể chịu đựng cũng như các tiếng ồn.

Đã có một số trường hợp được ghi nhận rằng họ cảm thấy buồn nôn, tăng động, có sự thay đổi về khẩu vị trước khi xuất hiện cơn đau đầu vận mạch. Cảm giác uể oải, mệt mỏi chính là những cảm giác chung của các trường hợp sắp phát bệnh đau đầu vận mạch. Sau khi trải qua các tiền triệu chứng, các cơn đau ở một nửa đầu sẽ bắt đầu xuất hiện một cách âm ỉ hoặc cũng có thể sẽ nhói lên. Bạn có thể phải chịu đựng cơn đau trong thời gian dài nhiều tiếng đồng hồ hoặc nhiều ngày liền.


Khi bị đau đầu vận mạch, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày

4. Đau đầu vận mạch có nguy hiểm không

Khi bị đau đầu vận mạch, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. No sẽ gây ra những cơn đau ở nửa đầu cực kỳ khó chịu và có thể kéo dài trong khoảng vài tiếng đồng hồ hay thậm chí là nhiều ngày liền. Sức khỏe của người bệnh sẽ rất khó có thể chống lại những cơn đau của bệnh đau đầu vận mạch. Chính vì thế, người bệnh đau đầu vận mạch sẽ cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái là điều đương nhiên. 

Nếu như bệnh đau đầu vận mạch không được nhanh chóng điều trị bằng kỹ thuật chuyên khoa thì khả năng làm việc,học tập cũng nhưng khả năng tập trung của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Những cơn đau sẽ khiến cho người bệnh không thể cân bằng được cuộc sống và có tâm trạng cáu gắt khó chịu, ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Nhiều trường hợp thường uống thuốc giảm đau không theo chỉ định của bác sĩ khiến dạ dày khi bị đau đầu vận mạch nên bị ảnh hưởng, và thậm chí trở thành trường hợp lạm dụng các thuốc giảm đau, khiến việc điều trị về sau trở nên khó khăn hơn.

Do đó, nếu mắc các triệu chứng của bệnh đau đầu vận mạch, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng thuốc mà hãy ngay lập tức đăng ký dịch vụ xoa bóp chữa đau đầu tại phòng khám uy tín. Sau khi được khám kỹ, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh của bạn.

5. Phương pháp điều trị bệnh đau đầu vận mạch

Phương hướng điều trị bệnh đau đầu vận mạch chính là sử dụng thuốc kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng những loại thuốc giảm đau như: paracetamol, thuốc nhóm triptan, thuốc có tác dụng khám viêm và giảm đau không steroid … 

Lưu ý: Người bệnh cần phải tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có kê đơn cụ thể của bác sĩ điều trị vì điều này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe cũng như khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Chế độ ăn uống khoa học trong quá trình điều trị bệnh đau đầu vận mạch là tránh các đồ uống, đồ ăn có chứa chất kích thích, tránh xa thuốc lá và bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng tốt cho thần kinh, giảm đau đầu.

Bên cạnh đó, những người bị mắc đau đầu vận mạch nên hạn chế tình trạng lo lắng, buồn phiền áp lực cũng như lo âu vì điều này sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn. Chính vì thế, người bệnh cũng nên tham gia vào những lớp tập yoga tốt cho sức khỏe hoặc tham gia tập dưỡng sinh, bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe để có một thể lực tốt, giảm căng thẳng stress. 

Ngoài ra, thực hiện điều trị bệnh bằng phương pháp massage, xoa bóp bấm huyệt thư giãn cũng giúp cho người mắc đau đầu cải thiện tình trạng của mình.

Đau đầu vận mạch là một căn bệnh có thể gây ra rất nhiều phiền toái cùng với mệt mỏi cho người  bệnh trong cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày của mọi người nếu để tình trạng này kéo dài. Chính vì thế, nếu như gặp phải bất kỳ một triệu chứng nào của bệnh đau đầu vận mạch, đừng chủ quan mà hãy tới gặp bác sĩ để được điều trị đúng phương pháp, nhằm ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp cho các bạn nắm được những thông tin hữu ích nhất về bệnh đau đầu vận mạch để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990