Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy

Cập nhật: 02/12/2019 14:43 | Người đăng: Lường Toán

Sau khi ngủ dậy, nhiều người sẽ thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Vậy nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy như thế nào? Chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin giúp cho bạn đọc giải đáp được những vấn đề này trong bài viết sau đây.


Sau khi ngủ dậy, nhiều người sẽ thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

1. Tại sao khi ngủ dậy lại đau đầu

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến những cơn đau đầu chóng mặt sau khi ngủ dậy. Sau đây chính là những nguyên nhân có thể khiến cho các bạn bị đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy.

1.1. Môi trường và thói quen tác động

Nếu không khí không sạch sẽ mà một trường sống quá ồn ào chính là nguyên nhân điển hình nhất có thể dẫn đến triệu chứng đau đầu ngay sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, do sự tác động của ánh sáng cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đối với quá trình sản xuất melatonin - một loại hormone tốt cho giấc ngủ.

1.2. Tư thế ngủ

Những người thường có thói quen nằm sấp khi ngủ cũng sẽ có ngu cơ bị đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy. Vì khi nằm ngủ ở tư thế nằm sấp sẽ khiến cho phần ngực bị đè ép dẫn đến tình trạng tim phổi hoạt động bất thường.

1.3. Stress

Một trong những nguyên nhân khiến cho chúng ta không thể ngủ ngon giấc chính là căng thẳng, stress. Đây cũng là lý do vì sao sau khi thức giấc thường có những cơn đau đầu, chóng mặt. Các bạn có thể bổ sung những loại trái cây tốt cho giấc ngủ để giải quyết tình trạng căng thẳng, mất ngủ như: quả hồ trăn, anh đào chua, chuối, kiwi… Để có thể ngủ ngon hơn thì các bạn cũng có thể uống một cốc ngũ cốc nóng trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.

1.4. Biểu hiện của một số bệnh

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc liên tục gặp phải những cơn đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy cũng có thể là do phải chịu ảnh hưởng từ những căn bệnh có tính chất nguy hiểm như: uyết áp cao, thiếu máu hay di chứng để lại do trầm cảm…  

2. Triệu chứng đau đầu, chóng mặt khi ngủ dậy

Triệu chứng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy thường gặp nhất chính là người bệnh sẽ cảm thấy bị đau đầu dữ dội, choáng váng cùng với một số biểu hiện điển hình như: hoa mắt, ù tai, đau tai trong, khó nghe, buồn nôn… 

Đối với những trường hợp cơ thể có những thay đổi bất thường thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy chủ động đến các trung tâm y tế trong thời gian sớm nhất để được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác sau đó đưa ra phương án điều trị bệnh phù hợp nhất.

Nếu để tình trạng đau đầu, chóng mặt khi thức dậy kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe  và thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ.


Sử dụng túi chường là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau đầu, chóng mặt khi thức dậy khá hiệu quả

3. Phương pháp điều trị đau đầu, chóng mặt sau khi ngủ dậy

Để có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình, tránh được những cơn đau đầu chóng mặt sau khi ngủ dậy thì các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả sau đây:

3.1. Sử dụng túi chườm

Sử dụng túi chường là một trong những phương pháp điều trị bệnh đau đầu, chóng mặt khi thức dậy khá hiệu quả. Khi bị đau đầu, người bệnh chỉ cần sử dụng một túi chườm đá lạnh chườm lên trán trong 15 phút. 

3.2. Đệm sưởi

Đối với những trường hợp thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu do căng thẳng, stress có thể sử dụng một miếng đệm sưởi để ở phía sau đầu hoặc trên cổ. Nếu như bị đau đầu do viêm xoang thì có thể sử dụng một miếng khăn ấm để lên vị trí đang bị đau.

3.3. Cải thiện môi trường ngủ

Một số cuộc nghiên cứu đã chứng minh được rằng ánh sáng quá lóa hoặc nhấp nháy liên tục cũng chính là một trong những nguyên nhân có thể gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt khi ngủ dậy. Chính vì thế, hãy giảm bớt ánh sáng ở trong phòng ngủ bằng cách sử dụng những loại rèm che cửa trong nhà, lắp màn hình chống lóa cho những thiết bị điện tử như: tivi, máy tính, laptop… Hoặc người bệnh cũng có thể tham khảo và áp dụng phương án sử dụng miếng dán màn hình chống lóa cho smartphone, máy tính để giảm bớt ánh xanh không tốt cho mắt và giấc ngủ.

3.4. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày

Những trường hợp thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt khi thức dậy được khuyến cáo rằng không nên sử dụng rượu bia để tránh gây ra tình trạng gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. 

Ngoài ra, việc bổ sung những loại thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ vào trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một cách giúp bạn điều trị được triệu chứng này rất hiệu quả. Để có thể ngăn ngừa được triệu chứng mất ngủ, choáng váng, bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. 

3.5. Tập luyện thể dục, thể thao

Một số bài tập như Yoga, ngồi thiền, đi bộ, đạp xe,... có thể nâng cao sức khỏe đồng thời giúp cho cơ thể được thư giãn và cải thiện chất lượng của giấc ngủ một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, việc xoa bóp tác động lên những huyệt vị cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa những cơn đau đầu sau khi thức dậy.

Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân dẫn đến đến triệu chứng đau đầu khi ngủ dậy khác nhau sẽ có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả khác nhau. Bạn có thể tự ngăn ngừa tình trạng này tại nhà hoặc nhờ sự giúp đỡ trực tiếp của bác sĩ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên bổ sung thêm  những kiến thức hữu ích hàng ngày để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990