Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh cao huyết áp ở trẻ em

Cập nhật: 11/11/2019 08:14 | Người đăng: Lường Toán

Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh cao huyết áp ở trẻ em để các bạn có thể bảo vệ sức khỏe của con em mình một cách tốt nhất. 


Bệnh cao huyết áp ở trẻ em sẽ không dễ dàng chẩn đoán như bệnh cao huyết áp ở người lớn mà sẽ cần phải dựa và chiều cao, giới tính và số huyết áp của trẻ

Bệnh cao huyết áp ở trẻ em là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản, huyết áp chính là áp lực của dòng máu chảy ở trong các mạch đi nuôi dưỡng các tế bào ở khắp cơ thể của con người. Khi huyết áp tăng sẽ khiến cho sự đẩy máu ở trong cơ thể trở nên khó khăn hơn và gay ta những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mạch máu, tim, cùng với một số cơ quan khác.

Bệnh cao huyết áp ở trẻ em sẽ không dễ dàng chẩn đoán như bệnh cao huyết áp ở người lớn mà sẽ cần phải dựa và chiều cao, giới tính và số huyết áp của trẻ. Bệnh cao huyết áp ở trẻ em chính là khi trẻ có huyết áp cao hơn 95% có với những đứa trẻ có cùng chiều cao, đội tuổi, giới tính. Cụ thể hơn, ở những độ tuổi khác nhau thì tình trạng cao huyết áp ở trẻ em cũng sẽ được xác định cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ em từ 3- 6 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 116/76 mmHg.
  • Đối với trẻ em từ 7- 10 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 122/78 mmHg.
  • Đối với trẻ em từ 11- 13 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 126/82 mmHg.
  • Đối với trẻ em từ 14- 16 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 136/86 mmHg.
  • Đối với trẻ em từ 16- 19 tuổi: chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mmHg.

Nguyên nhân bệnh Cao huyết áp ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp ở trẻ em được cho là trẻ bị béo phì và trong gia đình từng có người mắc bệnh cao huyết áp. Trường hợp này được gọi là tăng huyết áp nguyên phát.

Những nguyên nhân khiến cho trẻ bị tăng huyết áp thứ phát chính là:

  • Do nội tiết: cường cận giáp, cường giáp, hội chứng Cushing, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, cường Aldosteron tiên phát
  • Do thần kinh: tổn thương não tồn dư, xuất huyết nội sọ, liệt tứ chi.
  • Do tim- mạch: bệnh lý mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, Shunt động- tĩnh mạch, tắc tĩnh mạch thận, viêm mạch, hội chứng William- Beuren…
  • Do thận- tiết niệu: viêm cầu thận mạn, tổn thương thận sau xạ trị, viêm thận- bể thận mạn, loạn sản thận bẩm sinh, thận nang đơn, thận đa nang, bệnh thận trào ngược, u thận, chấn thương thận, tổn thương thận do thải ghép, tắc nghẽn niệu quản, tổn thương thận do bệnh hệ thống.

Triệu chứng bệnh Cao huyết áp ở trẻ em

Cũng giống như bệnh cao huyết áp ở người lớn, bệnh cao huyết áp ở trẻ em cũng thường không xuất hiện những triệu chứng điển hình. Chính vì thế, việc chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm có vai trò rất quan trọng đối với trẻ.

Khi trẻ bị cao huyết áp sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Co giật do cao huyết áp
  • Phù ngoại biên
  • Hôn mê sâu
  • Mệt mỏi
  • Giảm thị lực
  • Hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra theo cơn
  • Vã mồ hôi
  • Mặt đỏ bừng
  • Chóng mặt
  • Nôn ói
  • Nhức đầu

Những trường hợp trẻ bị cao huyết áp nhưng không được điều trị bệnh kịp thời sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Tai biến mạch máu não
  • Suy thận
  • Suy tim


Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, tránh những loại đồ cơ nhiều giàu mỡ, nhiều đường, thức ăn nhanh hay những đồ ăn quá mặn

Những trẻ em có nguy cơ bệnh Cao huyết áp

Những trẻ em bị bệnh béo phì hoặc trong gia đình đã từng có người mắc bệnh cao huyết áp sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh khác như: rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ.

Trong số những yến tố có nguy cơ gây bệnh cao huyết áp ở trẻ em, béo phì được cho là nguy cơ gây bệnh chủ yếu. Không những thế, béo phì còn còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác về tình trạng sức khỏe như tiểu đường hay các bệnh lý về tim mạch. Béo phì ở trẻ em bị gây ra bởi tình trạng ăn quá nhiều và hoạt động quá ít. Do đó các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu ý đến thực phẩm mà trẻ tiêu thụ cũng như những hoạt động hằng ngày của trẻ.

Cách phòng tránh bệnh Cao huyết áp ở trẻ em

Chúng ta có thể phòng tránh bệnh cao huyết áp ở trẻ em một cách hiệu quả bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học như: 

  • Luôn giữ trọng lượng của cơ thể ở mức hợp lý
  • Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, tránh những loại đồ cơ nhiều giàu mỡ, nhiều đường, thức ăn nhanh hay những đồ ăn quá mặn. Thay vào đó nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh, những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
  • Hãy cố gắng giúp trẻ giảm bớt stress và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Tăng cường những hoạt động thể chất như vui chơi hoạt động ở ngoài trời, tăng cường tập luyện thể dục thể thao với những bài tập hợp lý. Hạn chế việc cho trẻ sử dụng máy vi tính, tivi, chơi game quá lâu.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Cao huyết áp ở trẻ em

Để có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh cao huyết áp ở trẻ em thì các bác sĩ ẽ cần phải tiến hành đo huyết áp của trẻ một cách chính xác nhất.

Để có thể đo được huyết áp của trẻ có thể sử dụng huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế thủy ngân, máy đo huyết áp điện tử hoặc dao động kế. Đo huyết áp bằng phương pháp nghe vẫn được sử dụng trên lâm sàng để chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ có thể được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khách như: chụp cộng hưởng từ sọ não,  chụp động mạch thận, định lượng hormone

Các phương pháp điều trị bệnh Cao huyết áp ở trẻ em

Để điều trị bệnh tăng huyết áp ở trẻ em sẽ cần phải thực hiện những phương pháp sau đây:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc: trẻ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh khói thuốc lá: nên để trẻ tránh xa khói thuốc lá vì đây giống như cách hút thuốc lá thụ động và nó sẽ có thể gây hại đối với tim và hệ thống mạch máu của trẻ.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ: các phụ huynh cần theo dõi sát cân nặng của trẻ và đưa cho trẻ một chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp để ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp: Ăn những thức ăn ít chất béo, chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất xơ, rau quả, trái cây. Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.

Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần phải hạn chế thời gian trẻ sử dụng những thiết bị điện tử như tivi, máy vi tính… và luôn chú ý kiểm soát tình trạng cao huyết áp của trẻ ngay tại nhà để kịp thời đưa đến các trung tâm y tế để xử lý.

Trên đây chính là một số thông tin liên quan đến căn bệnh cao huyết áp ở trẻ em mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích nhất.

Nguồn: cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990