Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân suy tim và các phương pháp điều trị hiệu quả

Cập nhật: 05/11/2019 14:50 | Người đăng: Lường Toán

Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% trường hợp bị suy tim sẽ tử vong sau 5 năm. Hiện nay, căn bệnh nguy hiểm này đang gia tăng một cách nhanh chóng. Chính vì thế, nắm rõ những kiến thức về nguyên nhân suy tim và các phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp cho các bản bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người thân yêu của mình một cách tốt hơn.


Suy tim chính là tình trạng tim bị giảm khả năng co bóp (suy tim tâm thu) hoặc giảm khả năng giãn để nhận máu (suy tim tâm trương)

Suy tim là gì?

Trái tim của chúng ta cũng giống như một chiếc máy bơm. Hoạt động co bóp của tim sẽ giúp cho máu lưu thông và nuôi dưỡng các tế bào ở khắp cơ thể. Suy tim chính là tình trạng tim bị giảm khả năng co bóp (suy tim tâm thu) hoặc giảm khả năng giãn để nhận máu (suy tim tâm trương) khiến cho lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể bị giảm, ứ trệ máu ở vùng ngoại biên và phổi.

Triệu chứng bệnh suy tim như thế nào?

Tùy theo từng mức độ suy tim của người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau từ kín đáo cho đến nặng nề.

Vì lượng máu để nuôi dưỡng cơ thể bị giảm nên người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, ngất xỉu, hệ miễn dịch đối với những tác nhân gây hại bị giảm sút nên rất dễ mắc phải một số bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi…

Bệnh nhân thường cảm thấy khó thở do máu bị ứ trệ ở phổi. Có thể nói triệu chứng thường gặp nhất đối với những người mắc bệnh suy tim chính là khó thở. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, khi tình trạng suy tim đang ở mức độ nhẹ thì tình trạng khó thở sẽ chỉ xuất hiện khi làm những việc gắng sức như leo cầu thang, chạy bộ. Khi bệnh suy tim đã diễn biến nặng hơn thì tình trạng khó thở sẽ xuất hiện ngay cả khi thực hiện những công việc thông thường. Đối với những trường hợp suy tim nặng sẽ gặp phải những cơn suy tim trái cấp, da tím tái, khó thở dữ dội, phù phổi cấp sẽ cần phải điều trị tích cực mới có thể giúp cho người bệnh qua khỏi. 

Cũng vì do máu bị ứ trệ lại ở phổi nên người bệnh sẽ thường bị ho khan và nghe thấy tiếng ran ẩm ở phổi.

Khi máu bị ứ trệ ngoại biên, người bệnh có thể sẽ bị phù chân hoặc nghiêm trọng hơn là bị tràn dịch ở màng bụng, màng phổi, màng tim. Gan to và cảm thấy bị đau nhức, đường tĩnh mạch ở vùng cổ bị giãn căng.

Ngoài ra, người mắc bệnh suy tim có thể có những biểu hiện khác như loạn nhịp, đánh trống ngực. Tình trạng bị loạn nhịp thường gặp nhất ở những trường hợp bệnh nhân bị suy tim rung nhĩ hay còn thường được gọi là loạn nhịp hoàn toàn. Tình trạng suy tim nặng nhất chính là các cơn rung thất, nhanh thất dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến suy tim là gì ?

Bệnh suy tim có thể là hậu của của rất nhiều căn bệnh khác nhau. Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất chính là do:

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh tim chu sản (suy tim xảy ra cho người mẹ trước và sau thời gian sinh con vài tuần)
  • Bệnh tự miễn
  • Cường giáp
  • Tiểu đường
  • Loạn nhịp tim
  • Viêm cơ tim
  • Nghiện rượu
  • Bệnh cơ tim giãn
  • Các bệnh tim bẩm sinh
  • Các bệnh van tim
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ


Tiêu chí quan trọng nhất khi điều trị bệnh suy tim chính là kéo dài cuộc sống của người bệnh, giảm triệu chứng

Phương pháp điều trị suy tim hiệu quả

Tiêu chí quan trọng nhất khi điều trị bệnh suy tim chính là kéo dài cuộc sống của người bệnh, giảm triệu chứng và giảm số lần cần phải nhập viện điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để có thể làm được những điều này thì người bệnh sẽ cần phải điều trị bệnh suy tim một cách toàn diện.

Điều chỉnh lối sống phù hợp

  • Thực hiện một chế độ ăn giảm muối. Đối với những trường hợp bị suy tim nặng lên thì cần phải thực hiện một chế độ kiêng muối tuyệt đối trong khoảng từ 1 cho đến 2 tuần.
  • Làm công việc phù hợp: tránh các công việc đòi hỏi phải gắng sức.
  • Bỏ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tham gia sinh hoạt, giải trí ở hội, câu lạc bộ để giúp tinh thần lạc quan hơn tránh những suy nghĩ tiêu cực.
  • Tập luyện phù hợp: thái cực quyền, thể dục dưỡng sinh. Những trường hợp mắc bệnh suy tim ở mức độ nhẹ có thể tập đạp xe, bơi, đi bộ. Nhưng lưu ý rằng dù tập môn gì cũng không được gắng sức.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh đã được chứng minh qua những thử nghiệm lâm sàng có hiệu quả rất tốt đối với người mắc bệnh suy tim (trừ những trường hợp bị chống chỉ định với thuốc).

  • Ivabradine.
  • Các thuốc kháng Aldosterone.
  • Một số thuốc chẹn β: Bisoprolone; Metoprolone; Carvedilone, Nebivolone.
  • Sacubitril + Valsartan: thuốc Uperio
  • Các thuốc ức chế men chuyển và các thuốc ức chế thụ thể của Angiotensine II.

Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể của người bệnh mà có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc khác như: Digoxine và kháng vitamine K khi có rung nhĩ, lợi tiểu khi có suy tim sung huyết (phù, gan to, ran ẩm ở phổi), Nitrate và vận mạch trong cơn suy tim cấp...

Những kỹ thuật điều trị bệnh nâng cao

Khi mức độ bị suy tim đã nặng hơn và đáp ứng kém đối với những phương pháp điều trị nội khoa thì bệnh sẽ sẽ có thể được chỉ định thực hiện những kỹ thuật điều trị bệnh nâng cao sau đây:

  • Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD)
  • Cấy máy khử rung tự động (ICD)
  • Cấy máy tái đồng bộ thất trái (CRT)
  • Ghép tim
  • Ghép tim nhân tạo

Ở nước ta hiện nay, những kỹ thuật này chưa được sử dụng một cách phổ biến vì cần phải cho những trang thiết bị và bác sĩ có trình độ chuyên sâu, quan trọng  nhất chính là chi phí để thực hiện những kỹ thuật này vẫn còn khá cao so với kinh tế của người bệnh. Đối với kỹ thuật ghép tim còn gặp phải một trở ngại khác chính là nguồn hiến tim rất hiếm. Chính vì thế, phương pháp điều trị bệnh suy tim thích hợp và hiệu quả nhất chính là phát hiện sớm, theo dõi chặt chẽ và tuân thủ chặt chẽ các phương pháp điều trị, đồng thời nâng cao nhận biết về những biện pháp phòng tránh bệnh suy tim.

Cách dự phòng bệnh suy tim

Để có thể sự phòng được bệnh suy tim thì trước hết các bạn cần phải có một lối sống lành mạnh: không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích, thường xuyên tập luyện những môn thể thao vừa sức, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị đúng cách những biến chứng của bệnh suy tim một cách hiệu quả  nhất.

Điều quan trọng nhất vẫn chính là phát hiện bệnh sớm, theo dõi và điều trị tốt các bệnh có thể dẫn đến bệnh suy tim như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim  thiếu máu cục bộ, đây chính là những căn bệnh đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Những bệnh có thể dẫn đến tình trạng suy tim có thể điều trị triệt để bằng cách thực hiện phẫu thuật như: bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh suy tim mà các bạn sẽ cần phải nắm được để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xảy ra đối với sức khỏe. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp cho các bạn nắm được nhiều kiến thức bổ ích. 

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
y-te-cong-cong Y tế công cộng là gì? Học xong Y tế công cộng ra làm gì? Y tế công cộng là gì? Học ngành Y Tế công cộng ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra và quan tâm khi nhóm ngành Y Dược hiện... thuoc-tanakan-co-tac-dung-gi-huong-dan-cach-su-dung-an-toan Thuốc Tanakan có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng an toàn Thuốc Tanakan là một chế phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng được chỉ định sử dụng vị thuốc... thuoc-ampicillin-co-tac-dung-va-lieu-dung-nhu-the-nao Thuốc Ampicillin có tác dụng và liều dùng như thế nào? Thuốc Ampicillin là một loại thuốc rất quen thuộc. Trong đơn thuốc điều trị về các bệnh nhiễm khuẩn sẽ thường thấy xuất hiện loại thuốc này. Nếu... tim-hieu-ve-cong-dung-va-cach-dung-cua-thuoc-khang-sinh-levofloxacin-500-mg Thuốc kháng sinh levofloxacin 500mg sử dụng như thế nào? Levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm và có phổ kháng khuẩn rộng, không kháng lại các loại thuốc kháng khuẩn khác. Vì Levofloxacin... thuoc-levofloxacin-la-gi-dung-trong-nhung-truong-hop-nao Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì? Cách dùng như thế nào? Thuốc Levofloxacin là loại thuốc kháng sinh dùng trong những trường hợp do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây là những lưu ý... thuoc-alpha-choay-co-tac-dung-gi-va-lieu-dung-cua-thuoc-nhu-the-nao Thuốc Alpha choay có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Alpha choay là một trong những loại thuốc dạng men dùng để kháng viêm và chống phù nề. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có cùng...
Xem thêm >>



0899 955 990