Top
Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh chân tay miệng nhiều lần

Cập nhật: 14/11/2019 11:31 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh chân tay miệng là một bệnh rất dễ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em chính là đối tượng thường mắc bệnh nhất. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, nếu như chúng ta không thực hiện những phương pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ có thể tái phát lại nhiều lần.


Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh chân tay miệng nhiều lần

Tay chân miệng chính là một căn bệnh truyền nhiễm. Căn bệnh này có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp cùng với dịch nhầy ở mũi họng, nước bọt, dịch nhầy từ bọng nước hay phân của người bệnh hoặc cũng có thể là sử dụng chung các vật dụng cá nhân đối với những người mắc bệnh chân tay miệng.  Nếu như chúng ta không có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh kịp thời thì bệnh sẽ có nguy cơ rất lớn bùng phát thành dịch bệnh.

Trong 7 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm bệnh thì bệnh có khả năng lây lan rất mạnh. Tuy nhiên, giai đoạn lây nhiễm bệnh cũng có thể kéo dài trong khoảng vài tuần. Nguyên nhân chính của điều này chính là do vi rút gây bệnh vẫn còn lưu trú ở bên trong phân của người bệnh.

Bệnh chân tay miệng là do vi rút ở đường ruột gây ra. Đối với những trường hợp bị nhiễm bệnh là do vi rút coxsackie A16 gây ra thường chỉ ở thể nhẹ, không xuất hiện triệu chứng và có thể tự khỏi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, những trường hợp bị mắc bệnh chân tay miệng do virus enterovirus 71 (EV71) gây ra thường ở thể nặng, xuất hiện nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thậm chí là có thể dẫn tới tử vong. 

Trong mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể sẽ chỉ có thể tạo ra được một loại kháng thể kháng lại một loại vi rút nhất định. Chính vì thế, có thể trẻ sẽ mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm một loại vi rút khác thuộc nhóm enterovirus. Đây chính là lý do khiến cho bệnh chân tay miệng ở trẻ em hoàn toàn có nguy cơ bị tái nhiễm lại.

Hầu hết tất cả các trường hợp trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải đặc biệt cẩn trọng vì có thể trẻ bị mắc bệnh ở thể nặng, kèm theo đó là nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nếu như bệnh không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Hầu hết tất cả các trường hợp trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi nhanh chóng

Tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị chân tay miệng đều có thể bị nhiễm bệnh

Tỷ lệ lây nhiễm vi rút đường ruột đối với những người khỏe mạnh là 17%, người thân và những người tiếp xúc trực tiếp cùng với trẻ bị mắc bệnh sẽ khoảng 23%. Điều này chứng tỏ rằng những người tiếp xúc trực tiếp cùng với những trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh và thậm chí còn có cả khả năng lây nhiễm bệnh cho những người khác.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu phòng bệnh chân tay miệng. Chính vì thế, cha mẹ cùng với những người thân trong gia đình phải chăm sóc cho trẻ sẽ cần phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh như:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng ở dưới vòi nước đang chảy, đặc biệt là trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh cũng như sau khi làm vệ sinh cho trẻ.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc cùng với người mắc bệnh hoặc đang trong diện nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng.
  • Tuân thủ đúng theo vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; khử trùng tất cả những vật dụng ăn uống trước khi sử dụng; không được để trẻ mút tay, không được mớm đồ ăn cho trẻ, không để trẻ bốc đồ ăn hay ngậm đồ chơi, không được sử dụng chung các vật dụng cá nhân…
  • Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng và những vật dụng mà trẻ thường hay tiếp xúc hàng ngày, vệ sinh môi trường sống xung quanh bằng những chất tẩy rửa thông thường để loại bỏ được những vi khuẩn gây bệnh.
  • Dọn dẹp  vệ sinh sạch sẽ nhà tiêu, chất thải của người bệnh cần phải xử lý đúng cách để phòng chống lây nhiễm bệnh.
  • Nếu như phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh chân tay miệng cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần phải hạn chế tiếp xúc cùng với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh và thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng tránh bệnh để ngăn ngừa tối đa khả năng bị nhiễm bệnh chân tay miệng. Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị mắc bệnh chân tay miệng thì khả năng lây nhiễm vi rút sang cho thai nhi rất cao. Hậu quả của điều này chính là trẻ có thể bị nhiễm vi rút đường ruột ở thể nhẹ khi sinh ra. Do đó, các bạn cần phải hết sức lưu ý vấn đề này.

Với những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp trong bài viết trên đây, hy vọng rằng sẽ giúp cho bạn đọc lý giải được tại sao trẻ mắc bệnh chân tay miệng nhiều lần để có phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
tong-quan-ve-benh-vay-nen-va-cach-dieu-tri Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh vảy nến là một trong những bệnh về da mãn tính, xảy ra do tình trạng tăng sinh tế bào và viêm. Biểu hiện của bệnh xuất hiện những mảng màu đỏ,... cach-lam-dep-da-bang-mat-ong 10+ cách làm đẹp da mặt bằng mật ong hữu hiệu Mật ong cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Do vậy mà từ lâu mật ong đã trở thành một trong những cách làm đẹp được nhiều chị em quan tâm.... uong-toi-ngam-mat-ong-vao-luc-nao-tot-nhat-tim-hieu-tac-dung-cua-toi-ngam-mat-ong Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Uống vào lúc nào tốt nhất? Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với công dụng của tỏi trong việc cải thiện sức khỏe tốt hơn. Trong đó thì tỏi ngâm mật ong còn mang lại nhiều giá trị... thuoc-canesten-cream Thuốc Canesten Cream có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng Thuốc Canesten Cream được sử dụng bôi ngoài da với tác dụng là kháng nấm với ký sinh trùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả dùng thuốc... lap-ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể gây nguy hiểm cho người bệnh do tình trạng tắc hoặc vỡ động mạch. Bởi vậy bạn phải biết cách lập kế... thuoc-daktarin Daktarin là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn Thuốc Daktarin được điều trị kháng nấm ở miệng và đường tiêu hóa, an toàn cho trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ về liều dùng, cách...
Xem thêm >>



0899 955 990