Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân khiến cho trẻ rụng tóc vành khăn

Cập nhật: 01/10/2019 14:47 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ rụng tóc vành khăn là một trong những biểu hiện khi trẻ bị mắc bệnh còi xương hoặc cơ thể bị thiếu hụt vitamin D. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng này? Hãy cùng Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu nhé!


Rụng tóc vành khăn chính là hiện tượng trẻ bị rụng nhiều tóc, đặc biệt là phần tóc ở vùng sau gáy tạo thành hình giống vành khăn

Rụng tóc vành khăn là gì?

Rụng tóc vành khăn chính là hiện tượng trẻ bị rụng nhiều tóc, đặc biệt là phần tóc ở vùng sau gáy tạo thành hình giống vành khăn. Trẻ trong khoảng từ 4 tháng tuổi trở đi bị rụng tóc chính là dấu hiệu khi cơ thể bị thiếu vitamin D. Chính vì thế, nghi vấn đầu tiên mà các bậc phụ huynh đặt ra khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn chính là vì mắc bệnh còi xương.

Tuy nhiên, trẻ rụng tóc vành khăn chính là một trong số những dấu hiệu của bệnh còi xương, có thể kể tới những biểu hiện như:

  • Thấy đỉnh đầu hoặc trán có bướu nhô rõ
  • Trẻ hay quấy khóc mà không rõ nguyên nhân
  • Xương hộp sọ mềm và bị bẹp bất thường
  • Đổ nhiều mồ hôi, hay giật mình khi ngủ vào ban đêm
  • Phần đỉnh đầu của bé rộng, khi sờ vào thấy mềm, phập phồng theo nhịp thở.
  • Trẻ chậm mọc răng, chậm biết lẫy biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường.
  • Trẻ thường xuyên bị táo bón.

Khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn sẽ không thể khẳng định được chính xác trẻ có bị còi xương hay không. Nếu trẻ bị rụng tóc nhiều, các bậc phụ huynh không nên quá ló lắng mà thay vào đó hãy chú ý quan sát thêm những biểu hiện khác đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết rõ tình trạng của trẻ.

Những nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ

Sau khi đưa trẻ đi khám và nhận thấy trẻ không bị thiếu canxi thì có thể cân nhắc tới những nguyên nhân khác gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Đây chính là một trong số  những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc ở trẻ khi trẻ mới bị ốm và phải sử dụng một số loại thuốc để điều trị.
  • Thói quen giật tóc: Những trẻ đã lớn mà vẫn bị rụng tóc có thể là do trẻ thường vô thức giật tóc là cho tóc bị gãy rụng.
  • Tóc mỏng và nằm nhiều: Đa phần thời gian của trẻ sơ sinh đều nằm ngửa, chính vì thế vùng tóc ở phía sau đầu sẽ tiếp xúc nhiều với mặt dối trong một thời gian dài khiến cho tóc bị rụng và khó mọc hơn những vùng khác. Đối với trẻ có tóc mỏng sẽ gặp phải tình trạng này nhiều hơn so với những trẻ có tóc cứng và chắc khỏe.
  • Bị nấm da đầu: Nếu như trên đầu của trẻ xuất hiện những mảng da đầu không có tóc thì có thể là trẻ đã mắc phải một dạng nấm da đầu. Cha mẹ không nên bỏ qua khả năng này vì nấm da đầu sẽ có thể lây lan sang những vùng khác trên cơ thể.

Cha mẹ nên kiểm tra và theo dõi cẩn thận tình trạng của con mình để biết được chính xác trẻ có thuộc những nguyên nhân đã kể trên hay không. Nếu như đã có thể loại trừ được những lý do gây ra tình trạng rụng tóc vành khăn thông thường mà sau khoảng 2 tháng điều trị vẫn không có bất kỳ triển biến tích cực nào thì hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.


Đa phần thời gian của trẻ sơ sinh đều nằm ngửa, chính vì thế vùng tóc ở phía sau đầu sẽ  dễ bị rụng hơn so với những vùng khác

Cách điều trị khi trẻ bị rụng tóc vành khăn

Nếu như trẻ bị rụng tóc vành khăn do bị thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất thì phụ huynh chỉ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu là có thể cải thiện được tình trạng. Sau đây là một số phương pháp có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ:

  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: cua, tôm, cá, sữa…
  • Có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu như Vitamin D, Canxi… Tốt nhất nên bổ sung những loại vitamin và khoáng chất ở dạng nano để giúp trẻ hấp thụ nhanh hơn và tốt hơn.
  • Để có thể hạn chế được tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn, các bậc phụ huynh cũng cần phải đảm bảo rằng cho trẻ sử dụng loại dầu gội riêng. Tốt nhất nên sử dụng những loại dầu gội có độ tẩy nhẹ để tránh gây ra kích ứng cho tóc cùng với da đầu. Nên sử dụng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng tinh dầu tự nhiên để massage, kích thích tóc mọc nhanh hơn so với bình thường.
  • Thường xuyên cho trẻ tắm nắng, thời gian tắm nắng phù hợp nhất chính là khoảng từ 9-10 giờ sáng và chỉ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 5-7 phút mỗi ngày. Khi tắm nắng sẽ giúp cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Đây là loại vitamin rất cần thiết đối với cơ thể của trẻ, không chỉ có thể ngăn ngừa được tình trạng rụng tóc mà còn có thể phát triển mạnh khỏe hơn.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ

Các bậc cha mẹ không nên để trẻ sơ sinh nằm quá nhiều và cũng không nên để cho trẻ ở trong nhà quá nhiều trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Vào một số thời điểm tốt ở trong ngày như buổi sáng hoặc chiều mát nên để cho trẻ ra ngoài tắm nắng, đồng thời giúp cho trẻ cứng cáp hơn. 

Khi có trẻ tắm nắng có thể giúp cho cơ thể của trẻ tổng hợp được vitamin D. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ra ngoài khi có nắng sớm nhẹ. Tuyệt đối không được cho trẻ tắm nắng khi mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt vì khi đó ánh nắng đã có chứa tia cực tím rất có hại đối với da và mắt của trẻ nhỏ.

Đặc biệt, không nên cho trẻ tắm nắng ở phía sau cửa kính vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào cửa kính sẽ phản xạ lại chúng ta với một cường độ rất mạnh và có thể gây ra nguy hiểm.

Nhìn chung, khi trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và đây cũng chỉ là một hiện tượng sinh lý rất bình thường và không nhất thiết là biểu hiện của bệnh thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D. Để biết chắc chắn nguyên nhân khiến cho trẻ bị rụng tóc vành khăn, các bạn hãy đưa trẻ đi khám từ đó phối hợp chặt chẽ cùng với bác sĩ để có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990