Theo nghiên cứu thì dịch bệnh Sốt xuất huyết thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ Cuối tháng 6, và sẽ nguy cơ đạt đỉnh vào tháng 8. Trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang có diễn biến phức tạp thì không ít người đang lo ngại nguy cơ "dịch chồng dịch".
Một số thống kê cho thấy tính đến 6h sáng ngày 30/5 thì Việt Nam đã trải qua 44 ngày không có thêm một ca mắc Covid-19 mới nào trong cộng đồng. Tuy nhiên theo dự kiến thì vẫn có thêm rất nhiều ca bệnh nhập cảnh sắp tới sẽ diễn ra do vậy Nhà nước vẫn đang rất chú trọng trong khâu kiểm soát và cảnh giác trước nguy cơ bùng phát dịch trở lại.
Trong thời điểm hiện nay với thời tiết nóng ẩm cùng với mưa nhiều thì đây được xem là điều kiện thuận lợi phát triển các bệnh truyền nhiễm trong đó có dịch Sốt xuất huyết với nguy cơ lây lan mạnh trong cộng đồng. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, tính từ đầu năm 2020 đến nay đã có ghi nhận khoảng 137 trường hợp bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra số những ca mắc được phân bổ trong khoảng 23/30 quận huyện cùng với 96/579 xã phường. Hiện nay còn xuất hiện khá nhiều ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Thanh Thùy huyện Thanh Oai và xã Khánh Hà, huyện Thường Tín.
Theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thì bệnh viện hiện nay đã ghi nhận có 2 trường hợp bị mắc bệnh mắc sốt xuất huyết đa số là những thanh niên trẻ tuổi. Cả hai trường hợp bệnh nhân đều xuất hiện những biểu hiện thường gặp như tiểu cầu giảm, sốt cao liên tục, mắt xung huyết...

Cũng theo chia sẻ từ BS Thư thì trong thời tiết nóng ẩm cùng với mưa nhiều như những ngày qua. Đây là điều kiện thuận lợi khiến cho muỗi phát triển nhiều. Do vậy nà thời điểm này thường xuất hiện khá nhiều trường hợp sốt xuất huyết, thời điểm đỉnh dịch nhất là tháng 8. Đó là lý do mà người dân cần phải hết sức cảnh giác trong thời điểm này.
Nhất là trong thời điểm nóng như mùa dịch sốt xuất huyết mà bất kỳ ai có xuất hiện những triệu chứng sốt cao liên tục thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám đồng thời thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh sốt xuất huyết. Qua đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị kịp thời nhằm tránh để tình trạng bệnh diễn biến nặng. Tuy nhiên người bệnh cần phải lưu ý ở giai đoạn đầu, người bệnh bị sốt xuất huyết thường xuất hiện những triệu chứng khá giống với sốt virus thông thường. Do vậy bệnh nhân nên đi khám để được điều trị đúng phương pháp và mang lại hiệu quả.
Lo ngại nguy cơ “dịch chồng dịch”?
Để giúp người dân hiểu hơn về dịch Sốt xuất huyết thì bệnh này thường có 4 loại khác nhau. Bởi vậy mà kể cả trường hợp mắc bệnh rồi vẫn có thể bị lại, thậm chí còn có nguy cơ bị nặng hơn với lần đầu mắc bệnh.
Sự khác nhau về dịch Covid 19 và dịch Sốt xuất huyết gồm có 2 con đường lây lan khác nhau. Cụ thể như dịch Covid-19 thường lây qua đường hô hấp, nước bọt hay qua tiếp xúc bề mặt và chạm tay lên mắt, miệng. Còn với nguyên nhân gây Sốt xuất huyết do 4 chủng virus Dengue gây nên. Vật thể của nó là từ muỗi vằn Aedes aegypti đốt và lây truyền virus từ người bệnh sang người lành
Cũng theo bác sĩ Thư chia sẻ, dịch Covid-19 hiện nay ở nước ta đã và đang được kiểm soát khá tốt. Tốt nhất là mỗi người dân cần phải có ý thức trong việc phòng tránh muỗi đốt thì sẽ kiểm soát được sự lây lan bệnh đồng thời không có khả năng "dịch chồng dịch" như nhiều người đang lo lắng hiện nay.
Bộ y tế khuyến cáo là dịch bệnh sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng chống và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bởi vậy các biện pháp phòng bệnh vẫn được đặt lên hàng đầu. người cần cần phải diệt muỗi, diệt loăng quăng hay bọ gậy và đồng thời phòng muỗi đốt, cắt đứt đường lây truyền của muỗi.
Bên cạnh đó thì quan trọng hơn cả, người dân cũng cần phải đậy kín tất cả những dụng cụ chứa nước để hạn chế sự phát triển và sinh sôi của muỗi không vào đẻ trứng. Mỗi tuần, nên thực hiện những biện pháp diệt bọ gậy và loăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn; thay nước bình hoa/bình bông; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, hốc tre, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, bẹ lá...
Ngoài ra bạn đừng quên ngủ màn đồng thời mặc quần áo dài qua đó giúp phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Hãy tích cực phối hợp với ngành y tế trong những đợt phun hóa chất nhằm phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Nếu xuất hiện triệu chứng bị sốt thì tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, người bệnh không tự ý điều trị tại nhà.
Trên đây là những thông tin do dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược HCM tổng hợp về dịch bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành hiện nay. Theo đó thì bạn nên chủ động phòng chống giữ sức khỏe cho bản thân cũng là cách bảo vệ cộng đồng. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!