Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Người đầu tiên ghép gan ở Việt Nam qua đời

Cập nhật: 30/11/2020 12:48 | Người đăng: Lường Toán

Chị Nguyễn Thị Diệp, sau 16 năm được ghép gan, thì vừa qua chị đã ra đi ở tuổi 25, tại nhà riêng vào rạng sáng 29/11.

Vừa qua ông Nguyễn Quốc Phòng,bố của chị Diệp, nay 48 tuổi chia sẻ, con gái ông gần đây liên tục mệt mỏi, sút cân. Chị được điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội, suốt nhiều tháng qua với chẩn đoán là xơ hóa toàn bộ gan. Cô buộc phải được ghép gan lần hai thì mới có hy vọng sống. Tuy nhiên, chị Diệp đã không thể chờ được đến cuộc đại phẫu đó và cô đã không qua khỏi.

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chị Diệp là người đầu tiên tại Việt Nam được ghép gan. Chị được thực hiện ghép vào năm 2004, người cho là bố đẻ.

Thời gian chị Diệp 3 tuổi đã trải qua cuộc phẫu thuật nối đường mật do bị teo đường mật bẩm sinh. Cho đến khi được 9 tuổi, thì chị Diệp được chẩn đoán là xơ gan và bị chảy máu. Sau khi thực hiện thành công ca ghép thì chị Diệp liên tục phải sử dụng thuốc chống thải ghép đồng thời kết hợp khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Vào thời điểm đó thì việc tiến hành ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam thì các bác sĩ tại Học viện Quân y 103 cũng đã phải chuẩn bị trong vòng 5 năm. Khi đó thì có khá nhiều những chuyên gia được cử đi nước ngoài học ghép gan, huyết học và miễn dịch... Cùng với đó thì Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử 10 bác sĩ ra Hà Nội để theo dõi, học tập kinh nghiệm. Đồng thời một số bệnh viện khác nhau Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Nhi trung ương cũng đã cử người tới quan sát. Người chỉ huy kíp mổ ghép gan đầu tiên thời điểm đó là Giáo sư, tiến sĩ Lê Thế Trung.

Diệp và bố cách đây 16 năm sau ca phẫu thuật ghép gan. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Diệp từ bé đã phải nhiều lần trải qua cuộc chiến "thập tử nhất sinh". Sau ca phẫu thuật nối đường mật với ruột thành công thì đến năm 9 tuổi, bệnh tình của chị đã có những chuyển biến xấu, Diệp đành phải dừng lại việc học để lên Hà Nội điều trị. Điều khó khăn nhất với bố mẹ chị Diệp khi không công việc ổn định, thường xuyên phải đi chở gạch, cày thuê nhằm để kiếm thêm tiền trang trải và lo viện phí cho con gái.

Cho đến năm 2004, khi Diệp được chọn là người để thực hiện ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam, thì gia đình cũng lưỡng lự ít nhiều, tuy nhiên thì ông Phòng kiên quyết dù chỉ có 1% cơ hội cũng không bỏ cuộc.

Trải qua 15 giờ phẫu thuật, giáo sư Trung đã rưng rưng khi ca mổ thành công ngoài mong đợi. "Gan tách ra từ bố được ghép vào con vừa khớp với nhau với màu màu sắc thật hồng hào và khỏe mạnh", giáo sư nói sau ca mổ.

Hai tháng sau mổ, thì sức khỏe Diệp cải thiện rõ rệt. Cô bé cũng tăng được 2 kg, với những chỉ tiêu sinh lý rất tốt. Bố Diệp đồng thời cũng khỏe mạnh ra viện và có thể làm việc được bình thường.

Cho đến năm 2018, Diệp được nhận vào làm việc tại Bệnh viện Quân Y hỗ trợ, khoa Dược nhằm giúp có kinh phí trang trải cuộc sống. Cô chỉ cần phải thực hiện một số công việc nhẹ nhàng như cân thuốc, bốc thuốc, hay để phân loại thuốc trong giờ hành chính và được đồng nghiệp ưu tiên không phải trực đêm. Việc thực hiện uống thuốc chống thải ghép điều độ, cộng với việc đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn mỗi tháng cùng giúp chị cải thiện sức khỏe tốt. Diệp luôn nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và bảo vệ lá gan bố dành tặng.

Dù vậy thì trong một năm gần đây, sức khỏe Diệp yếu đi nhiều. Cô thường xuyên bị ốm với bụng bị trướng to, không ăn uống được. Khi cô đi khám và phát hiện men gan tăng cao, xơ gan. Như vậy thì để đảm bảo sức khỏe, Diệp được chỉ định việc truyền huyết tương, đạm, lọc máu nhằm đảm bảo sức khỏe ổn định với các chỉ số cơ thể. Các bác sĩ đã tính đến việc sẽ ghép gan lần hai cho Diệp, tuy nhiên thì sức khỏe Diệp thời điểm đó chưa thể đáp ứng cho cuộc đại phẫu nên đã đưa vào danh sách chờ ghép.

Theo chia sẻ của Phó giáo sư Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Quân y 103, cho biết: "Chị Diệp là một trường hợp ghép gan có kết quả dài nhất tại Việt Nam tính cho đến nay. Bệnh nhân đã được sống với lá gan ghép trong 16 năm, tuy nhiên thì gan ghép cũng có tuổi thọ".

Diệp không còn, dù vậy thì sức sống mạnh mẽ của cô vẫn đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Trong thời gian đợi ghép gan lần hai, thì chị Diệp vẫn sống lạc quan và động viên mọi người với bản thân luôn nỗ lực và cố gắng, bởi không muốn dừng lại ở tuổi đẹp nhất của cuộc đời.

Nguồn tổng hợp: Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990