Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Người bị trĩ nội nên ăn gì và không nên ăn gì? Cách phòng tránh như thế nào?

Cập nhật: 04/05/2019 14:42 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh trĩ nội là hậu quả của chế độ ăn uống không khoa học. Do đó những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ và bị trĩ nội nên ăn gì, không nên ăn gì giúp khắc phục tình trạng này. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Trong số những bệnh về hậu môn trực tràng thì tỉ lệ bệnh nhân mắc trĩ chiếm 20 – 45% dân số mắc bệnh. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, những bệnh nhân mắc bệnh trĩ thì cần phải điều chỉnh chế độ trên để có một cuộc sống lành mạnh.

Người bị trĩ nội nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ nội thực sự rất quan trọng đối với tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn uống như sau:

Thực phẩm giàu chất sắt

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị trĩ nội

Một số biểu hiện của bệnh trĩ đó là đại tiện ra máu, do vậy mà khi chữa bệnh thì người bệnh luôn được chỉ định những thực phẩm bổ sung chất sắt cho cơ thể như: Mè đen, mận, mơ khô, mộc nhĩ đen, nho khô, hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân, khoai tây luộc, mè, gan gà, cá ngừ, cua hấp, rau bó xôi, dưa đỏ, bông cải xanh nấu chín, rau cần …

Xem thêm:

Thực phẩm giúp nhuận tràng

Những thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng nhanh. Cung cấp một số loại thực phẩm như: Rau mồng tơi, rau dền, rau đay, rau diếp cá, rau khoai lang, củ khoai lang… Các loại trái cây tươi, đặc biệt là đu đủ và chuối… đặc biệt tốt cho người bệnh.

Thực phẩm giàu magie

Magie là một chất có tác dụng tốt trong nhuận tràng, làm giảm các dấu hiệu táo bón. Ngoài ra Magie là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do vậy bị bệnh trĩ nội nên ăn gì? thì không thể bỏ qua những thực phẩm như: đậu nành cá bơn, rau chân vịt, hạt điều sấy khô, bột yến mạch, quả bơ, quả hạnh sấy khô, bơ lạc, nho khô không hạt…

Thực phẩm giàu chất xơ

Nhắc đến thực phẩm tốt cho tiêu hóa và bị trĩ nội nên ăn gì thì những loại thức ăn giàu chất xơ sẽ rất tốt cho bạn. Không chỉ giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh trĩ mà còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó phải kể đến các loại rau màu xanh đậm, đậu phụ, ngũ cốc xay, chuối măng, cà rốt, quả mơ, súp lơ, dâu tây, cam, quýt …

Uống nhiều nước

Người bị bệnh trĩ nội thì cần phải uống nhiều nước bao gồm nước giải khát, nước canh, nước lọc…vì nước là thành phần không thể thiếu để làm mềm phân

Mỗi buổi sáng trước khi ăn 30 phút nên uống một cốc nước để lợi tiểu

Bên cạnh đó thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, …

Một số loại dầu tốt cho người bị trĩ nội

Theo ý kiến của các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược HCM, những loại dầu như dầu lanh, dầu ô liu và giấm táo là những loại rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Bạn có thể sử dụng các loại dầu này trong những bữa ăn hàng ngày thay vì những loại dầu thông thường. Và bổ sung thêm dầu cá sau mỗi bữa ăn, đây là loại dầu rất quan trọng bạn có thể dùng được thường xuyên.

Người bị trĩ nội không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt cho người bệnh bị trĩ nội thì người bệnh cũng cần phải kiêng một số loại thực phẩm. Vậy bị trĩ nội không nên ăn gì?

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng - thủ phạm gây trĩ nội

Đồ ăn chiên xào, cay nóng như ớt, hành…có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến cho việc đi đại điện gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Đồ ngọt

Nước uống có gas, bánh kẹo, socola đều không tốt cho những bệnh nhân trĩ nội. Sử dụng những thực phẩm này sẽ làm tăng áp lực trong khung ruột, không chỉ gây táo bón nặng thêm mà còn làm tăng phản ứng ngứa hậu môn.

Chất kích thích, muối

Người bị trĩ nội cũng nên kiêng một số thực phẩm như rượu, cafein, bia…Sử dụng nhiều muối khiến cho cơ thể bị giữ lại nước khiến cho các mạch máu và tế bào căng ra, bệnh càng trở nặng hơn.

Ngoài ra bệnh nhân trĩ nội cũng không nên ăn quá no sẽ làm gia tăng áp lực của ổ bụng và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch trĩ.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội

Ngoài xây dựng chế độ ăn uống khoa học thì những cách dưới đây sẽ giúp các bạn hạn chế được tình trạng bệnh trĩ nội nhất:

  •        Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ đều đặn

Thói quen đi vệ sinh mỗi ngày nhất là vào buổi sáng sớm  giúp bạn luyện tập phản xạ có điều kiện và không gây rối loạn nhu động ruột

Không nên nhịn đi vệ sinh quá lâu vì đây là một nguyên nhân cảnh báo bệnh trĩ đến gần

Từ bỏ thói quen dùng điện thoại hoặc dùng lực khi đi vệ sinh bởi đây là thói quen không tốt với người bệnh.

  •        Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vi khuẩn là một trong những yếu tố gây nên tình trạng bệnh trĩ sớm nhất là ở phụ nữ. Bởi cấu tạo của âm hộ và hậu môn gần kề, nếu bị tiết dịch mà không được vệ sinh sạch sẽ gây kích thích vùng da ở hậu môn gây nên bệnh trĩ.

  •        Tập thể dục đều đặn

Những bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga cũng giúp tăng nhu động ruột và việc đi vệ sinh thuận tiện hơn.

  • Dùng thuốc ngăn ngừa táo bón

Với những bệnh nhân có cơ địa nóng thì rất hay gặp phải tình trạng táo bón thì nên uống những loại thuốc dùng để phòng bệnh.

Bạn có thể dễ dàng mua được những loại thuốc giúp nhuận tràng và mềm phân tại các hiệu thuốc hay siêu thị. Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết mình phù hợp với những loại thuốc nào.

Không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Phụ nữ mang thai chịu khó vận động

Một trong những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ đó là phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ này, phụ nữ thường ít hoạt động làm giảm dần các chức năng của đường ruột dẫn đến táo bón.

Để phòng tránh tình trạng bệnh này thì phụ nữ khi mang thai không nên đứng lâu hoặc ngồi quá nhiều, thay vào đó hãy hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ giúp tăng tuần hoàn máu, và đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Trên đây là một số thông tin về bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về chăm sóc sức khỏe khi bị bệnh.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990