Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngồi máy tính không đúng cách gây nhiều hệ lụy sức khỏe và cách khắc phục

Cập nhật: 20/09/2022 08:21 | Người đăng: Lường Toán

Máy tính là thiết bị học tập và làm việc ngày càng được phổ cập rộng rãi, từ những người trẻ cho đến dân văn phòng. Trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 như hiện nay thì việc sử dụng máy tính là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo ngồi máy tính không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy với sức khỏe. 

1. Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi ngồi máy tính không đúng cách

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì việc sử dụng máy tính thường xuyên có thể gây nên nhiều nguy hại với sức khỏe mà bạn  không được chủ quan:

1.1. Gánh nặng cho thị giác

Trước tiên phải kể đến tác hại cho mắt. Việc sử dụng máy tính trong thời gian dài sẽ khiến cho mắt phải nhìn vào màn hình quá lâu. Nhiều ghi nhận cho thấy đa số những người sử dụng máy tính thường xuyên phàn nàn về triệu chứng mắt khô, mắt mờ và nhức mỏi. Những triệu chứng kích ứng mắt có mức độ phổ biến lên tới trên 50%. Dù vậy, hiện nay vẫn chưa có đầy đủ chứng cứ cho thấy, việc sử dụng máy tính quá lâu có thể dẫn tới cận thị hay những vấn đề nghiêm trọng khác về thị lực.

Sử dụng máy tính nhiều ảnh hưởng không tốt với sức khỏe

Theo đó thì những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ảnh hưởng tới thị lực bao gồm: thời gian sử dụng nhìn màn hình máy tính, cự ly vị trí hay là góc độ đặt màn hình, chất lượng hình ảnh trên màn hình, thiết lập về độ nhấp nháy, độ sáng và góc độ của nguồn sáng bên ngoài, độ phân giải, độ tương phản và độ sáng và cả những nhân tố thị lực và việc sử dụng mắt kính cá nhân, v.v.

1.2. Nguy cơ tâm thần do sử dụng máy tính nhiều

Một số nghiên cứu khác còn cho thấy, những đối tượng sử dụng máy tính quá nhiều như dân công nghệ, dân văn phòng, hay kể cả những đối tượng khác… thì rất dễ gặp phải những tác động mạnh về tâm lý hay bị rối loạn tâm thần.

Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay cùng với những áp lực lớn đối với công việc thì ngành nghề nào cũng có thể có những người gặp phải những chứng bệnh tâm thần ở các dạng khác nhau. Cụ thể nếu như bạn xuất hiện những dấu hiệu về sự căng thẳng về tâm lý, cảm xúc, ý nghĩ, căng thẳng về hành vi, triệu chứng khó chịu trong cơ thể, đau đầu và ăn không ngon miệng… thì đó đều là những biểu hiện của rối loạn tâm thần.

Nhất là những trường hợp sử dụng máy tính nhiều trong thời gian quá dài, cụ thể là 1 ngày trên 8 tiếng trong thời gian dài. Thì do một số lý do nào mà bạn không được sử dụng máy, hay không có máy tính khiến cho bạn rất dễ gặp phải  tình trạng bồn chồn, bải hoải, khó chịu, giống như nghiện game vậy. Với những trường hợp này thì người bệnh có xu hướng tìm mọi cách có máy tính sử dụng, như vậy mới cảm thấy yên tâm.

Theo đó thì dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM cho biết, tình trạng sử dụng máy tính nhiều trong thời gian quá lâu khiến cho người bệnh rất dễ rơi vào trạng thái bị trầm cảm, rối loạn tâm thần, hay có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc.

Bên cạnh đó, việc dùng lâu bàn phím nhiều cũng có thể gây ra một số chấn thương về các ngón tay không đáng có, bị khô mắt, triệu chứng về cột sống, tình hoặc xảy ra những phản ứng cơ thể như căng thẳng, mỏi mệt, kém tập trung chú ý. Bên cạnh đó bạn còn có thể gặp phải những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, động kinh hay những bệnh về thần kinh như suy nhược. Tình trạng này cần phải được phát hiện và kiểm soát sớm để không gây hại cho cơ thể hay ảnh hưởng đến những người xung quanh. 

1.3. Hệ thống cơ xương

Với những người sử dụng máy tính thì vấn đề được quan tâm nhất  đó là hệ thống cơ xương trong cơ thể. Bởi khi bạn duy trì một tư thế quá lâu thì sẽ gây ra những vấn đề về cơ và xương. Cụ thể bạn sẽ gặp phải tình trạng căng cơ xương bả vai, duỗi đốt sống lưng và đốt sống cổ quá mức, co cơ ngực, căng cơ gấp cẳng tay, trong đó vai và cổ là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất.

1.4. Vấn đề tia bức xạ

Một số nghiên cứu hiện nay cho thấy, với những trường hợp thao tác thông thường, Người sử dụng máy tính có mức độ tiếp xúc với các loại bức xạ thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép theo quy định. Điều này không đủ để gây nguy hại rõ rệt cho cơ thể. Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc dùng máy tính nhiều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay gây xảy thai, thai nhi dị dạng.

2. Cách khắc phục tác hại cho sử dụng máy tính không đúng cách

Khi ngồi vào bàn máy tính thì bạn cần lưu ý là đùi phải để bằng phẳng, không nên để chân bị kẹt dưới gầm bàn; các vật dụng cần thiết thì hãy để trên bàn để dễ dàng có thể với tay lấy được thay vì phải khom lưng lấy đồ. 

Biện pháp khắc phục những ảnh hưởng do máy tính

Màn hình máy tính phải được để thẳng trước mặt, với khoảng cách ít nhất bằng độ dài của một cánh tay duỗi (40cm). Với cự ly đó mà bạn không thể nhìn rõ được chữ trên màn hình thì bạn cần phải đi kiểm tra hoặc điều chỉnh lại số mắt kính của bạn. Ngoài ra thì độ cao của màn hình máy tính cần phải thấp hơn tầm mắt bạn trường hợp nhìn ngang, hoặc góc nhìn có thể xuống dưới khoảng 40 độ. Ngoài ra bạn cần phải chú ý đến nguồn sáng, hay đặt một chiếc gương nhỏ phía trước màn hình máy tính sẽ giúp bạn kiểm tra được vật thể sáng hay nguồn sáng từ trong gương. Từ đó giúp bạn điều chỉnh màn hình để giảm độ sáng hoặc giảm độ nhiễu.

Bên cạnh đó thì bạn cũng cần để bàn phím máy tính ở mặt thẳng trước mặt, lưu ý khi để tay lên bàn phím thì bạn có thể đặt xuống nhẹ nhàng, sát vào hai bên cơ thể, đồng thời gập khuỷu tay một góc 90 độ.

Ngoài ra thì bạn cần phải đặt chuột cao ngang với bàn phím, lưu ý không nên đặt quá cao, hay cố gắng để con chuột tại vị trí gần đường giữa của cơ thể. Đặc biệt là với những người đang làm công việc đồ hoạ máy tính thường xuyên phải sử dụng chuột.

Trong thời gian làm việc với máy tính thì bạn hãy tận dụng mới cơ hội để cơ thể được đứng lên đi lại, điều đó sẽ giúp cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn.  Cụ thể bạn có thể trao đổi công việc với đồng nghiệp, gọi điện thoại hay đơn giản đứng dậy đi lấy một cốc nước. Theo các chuyên gia thì bạn nên đứng dậy đi lại trong vòng 1 giờ 1 lần là cách tốt nhất để thư giãn cơ thể. Việc đứng dậy nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc đồng thời duy trì hoạt động thường xuyên sẽ là cách giúp cho nhịp tim của bạn không bị giảm, đồng thời khiến cho toàn bộ cơ thể không bị trì trệ.

Với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm được những vấn đề sức khỏe khi ngồi máy tính quá lâu, qua đó bạn sẽ biết cách khắc phục tốt nhất. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990