Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngộ độc thức ăn nên làm gì? Chế độ ăn uống như thế nào?

Cập nhật: 18/03/2020 13:50 | Người đăng: Lường Toán

Ngộ độc thực phẩm là một hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải những loại thực phẩm có độc. Tình trạng này tuy không quá nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu được được điều trị kịp thời. Vậy nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Chế độ ăn uống như thế nào? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cách nhận biết ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Ngộ độc thực phẩm gây ra những triệu chứng theo từng nguyên nhân gây bệnh. Do vậy mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Người bệnh nên chú ý đến những dấu hiệu sau đây:

Ngộ độc thực phẩm có thể nguy hiểm đến tính mạng

>>Tham khảo thêm: Cách tính chỉ số BMI như thế nào?

  • Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do virus, vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn tiết ra: Người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn đồng thời sẽ kèm theo triệu chứng mất nước như đổ mồ hôi, khát nước, triệu chứng nhiễm trùng bao gồm vã mồ hôi hoặc sốt.
  • Nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Người bệnh sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện phức tạp không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở những cơ quan khác như hệ thần kinh như chóng mặt và đau đầu, hệ tim mạch bao gồm trụy mạch và nhịp tim nhanh.
  • Những nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này có chứa độc tố: Người bệnh ngay sau khi ăn những thực phẩm mà trong tự nhiên được biết là có chứa nhiều độc tố như cá nóc, sắn măng, cóc…

Thực tế thì ngộ độc thực phẩm khá nguy hiểm nếu như người bệnh có những triệu chứng nặng ở đường tiêu hóa hoặc bị mất nước, nhiễm trùng, xuất hiện thêm các triệu chứng như:

  • Rối loạn tim mạch bao gồm tụt huyết áp, khó thở và loạn nhịp tim
  • Rối loạn thần kinh bao gồm: nhìn đôi, nhìn mờ. nói ngọng, co giật, tê liệt cơ, chóng mặt và đau đầu
  • Phân bị lẫn máu và chất nhầy, tiểu ít, đau ở một số vị trí khác ngoài bụng như đau cổ, họng, tức ngực, đau hàm)
  • Sức đề kháng kém: Với những trẻ em dưới 2 tuổi hay người cao tuổi, bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như ung thư, bệnh khớp, dị ứng, người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh gan, dạ dày tá tràng hay rối loạn sắc tố.

Tình trạng ngộ độc thức ăn cấp tính sẽ xuất hiện triệu chứng chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong 1 – 2 ngày sau khi ăn những thực phẩm nhiễm độc. Tình trạng ngộ độc thực phẩm nặng có thể dẫn đến tử vong, trường hợp nhẹ có thể khiến người bệnh mệt mỏi, suy kiệt về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Do vậy việc tự bảo vệ bản thân là biện pháp khá cần thiết, nên trang bị cho mình những kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm.

Bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?

Như chúng tôi chia sẻ ở trên, ngộ độc thức ăn tuy không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ ảnh hưởng tính mạng cũng rất lớn. Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì người bệnh nên bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn: để hạn chế được độc tố từ thức ăn ngấm nhiều vào cơ thể thì người bệnh cần phải sơ cứu ngộ độc thực phẩm. Trước tiên là phải kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn có trong dạ dày đi ra ngoài. Hãy rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi bệnh nhân nhằm kích thích gây nôn. Người bệnh càng nôn nhiều thức ăn trong dạ dày ra ngoài thì càng tốt. Trong thời gian này, hãy để bệnh nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ rất dễ sặc dẫn đến ngạt thở.

Người bệnh nên được uống nhiều nước và nghỉ ngơi mỗi ngày: Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể chắc chắn bị mất nước. Do vậy việc cần làm là tiến hành bù nước cho bệnh nhân. Nhiều người thắc mắc ngộ độc thức ăn nên uống gì? Ngoài nước lọc ra thì bạn có thể cho người bệnh dùng thuốc Oresol nhằm bổ sung điện giải và lượng nước bị mất.

Hãy gọi cấp cứu theo số 115 và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất: sau khi được sơ cứu thì người bệnh vẫn có thể gặp phải nguy hiểm do biến chứng của bệnh. Do vậy bệnh nhân cần được sự trợ giúp và theo dõi từ các nhân viên y tế.

Ngộ độc thức ăn thì nên ăn gì và không nên ăn gì?

Người bệnh sau khi bị ngộ độc thức ăn thì cơ thể sẽ rất yếu và mệt mỏi, thời điểm này tốt nhất người bệnh nên cho dạ dày được nghỉ ngơi sớm để về với trạng thái ổn định. Nghĩa là người bệnh không nên ăn uống hoàn toàn vài giờ sau khi bị ngộ độc.

Ngộ độc thức ăn nên ăn gì?

Vậy ngộ độc thức ăn nên ăn gì?

Bù nước:

Bù nước là việc làm rất cần thiết cho cơ thể sau khi bị ngộ độc thức ăn, cơ thể luôn trong tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải. Do vậy ban đầu người bệnh có thể bù nước cho cơ thể bằng nước lọc, nước trà loãng, hay nước ép táo, nước luộc thịt…

Bổ sung thực phẩm nhẹ, nhạt và dễ tiêu hóa

Sau 2 ngày rửa ruột thì bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm có thể ăn uống lại bình thường. Thế nhưng lúc này thì người bệnh nên bắt đầu bằng thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như khoai tây nghiền, cháo trắng, cháo bột yến mạch, chuối và bánh mì nướng…

Sau khi có những dấu hiệu hồi phục thì có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm như hoa quả, trứng, rau nấu chín, thịt gà…

Hãy sử dụng thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa

Sữa chua có tác dụng cân bằng vi sinh trong hệ đường tiêu hóa ở bệnh nhân rất tốt. Do vậy bạn nên bổ sung nó hàng ngày cho người bệnh để giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, nhanh chóng bình phục trở lại.

Bị ngộ độc thức ăn không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa mà chúng tôi kể trên thì ngộ độc thức ăn không nên ăn gì cũng là vấn đề bạn đọc cần chú ý:

Không nên dùng thực phẩm khô cứng

Ngay khi bị ngộ độc thức ăn thì đường ruột của người bệnh rất yếu ớt. Do vậy không nên để người bệnh ăn thức ăn cứng, khó tiêu. Bởi nó sẽ khiến làm tăng áp lực cho dạ dày, hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn.

Tiểu biểu thì bệnh nhân cần chú ý những loại rau củ cứng, thực phẩm thô, dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cay, sữa chua và những chế phẩm từ sữa…Chúng rất khó tiêu và đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày ở bệnh nhân.

Tránh đồ uống có cồn, thuốc lá và cafein

Những thực phẩm này đều không tốt cho sức khỏe của bạn, chúng còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi phải làm việc với những chất độc hại. Nhất là sau khi bị ngộ độc thực phẩm thì rượu, bia thuốc lá hay café sẽ cho dạ dày và đường ruột lâu khỏi hơn.

Tránh hoạt động mạnh, mệt mỏi và căng thẳng

Người bệnh cần phải được nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, không nên hoạt động mạnh dẫn đến những chấn thương ngoài ý muốn

Thông tin về bài viết ngộ độc thức ăn trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-11-cach-cham-soc-da-cua-nguoi-han-dep-khong-ti-vet 11 các bước chăm sóc da của người Hàn, đẹp không tì vết "Đẹp như gái Hàn" là câu cửa miệng người Việt Nam khi bàn về sức khỏe làn da. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc da của người Hàn. Hãy... tinh-trang-dau-khop-hang-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong Tình trạng đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không? Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có rất  nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ xương khớp bị yếu đi nên sẽ gây ra hiện tượng đau nhức... dau-xuong-chau-khi-mang-thai Đau xương chậu khi mang thai và cách xử lý giảm bớt tình trạng Bất kỳ một ai cũng mong muốn mang thai và sinh con một cách an toàn. Thế  nhưng, hầu hết tất cả phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng bị đau... day-than-kinh-tuy-la-gi-cau-tao-va-chuc-nang-cua-day-than-kinh-tuy Dây thần kinh tủy là gì? Cấu tạo và chức năng hoạt động Dây thần kinh tủy là gì? Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy như thế nào? Những câu hỏi này nhận được không ít sự quan tâm của bạn đọc. Thực... che-do-an-keto Chế độ ăn Keto là gì? Giảm cân theo chế độ Keto có tốt không? Chế độ ăn Keto là chế độ ăn kiêng mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về chế độ ăn giảm cân Keto là gì và cách thực hiện như thế... tao-bon-uong-thuoc-gi-luu-y-khi-dieu-tri-tao-bon-cho-tre-em Táo bón uống thuốc gì? Lưu ý khi điều trị táo bón cho trẻ em Táo bón uống thuốc gì để cải thiện tình trạng bệnh và khắc phục những biểu hiện khó chịu của bệnh. Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi...
Xem thêm >>



0899 955 990