Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Những “chiến sĩ áo trắng” không có “ngày kỷ niệm”

Cập nhật: 27/02/2021 17:01 | Người đăng: Lường Toán

Đây là năm thứ 2 mà ngành y tế không kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam bởi lý do dịch bệnh. Song, có lẽ thì không chỉ với ngày 27/2 mới là ngày của những người làm nghề y. 

Bởi, những “chiến binh áo trắng” này rất xứng đáng được tôn vinh cả 365 ngày trong năm. Đằng sau thông báo “tạm thời không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới ngày hôm nay” từ Bộ Y tế là một kết quả đáng mừng đến từ những nỗ lực, quyết tâm của bao “thiên thần áo trắng”. Và điều dưỡng một lần nữa được tôn vinh hơn hết, góp phần vào thành công của cuộc chiến chống dịch đầy cam go chưa đến hồi kết này.

Tết đầu xa quê

Khi mới bắt đầu nghe tin tỉnh Hải Dương ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 mới, sáng ngày 29/1, thì điều dưỡng Bạch Văn Hoàn đã cùng với ê-kíp tại Bệnh viện Bạch Mai nhận chỉ đạo để lên đường chi viện cho vùng dịch.

Từ 7 giờ sáng, cả đội hiện đã có mặt tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Thời điểm đó thì bệnh viện đa số chưa được trang bị đầy đủ về thiết bị y tế. Mọi người đều phải nhanh chóng làm việc không ngừng nghỉ với mục tiêu có thể tiếp nhận bệnh nhân trong ngày. Trong vòng 15 giờ, bệnh viện ghi nhận có 24 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên.

Luật sư Phạm Văn Học động viên, chia sẻ với người bệnh đang điều trị tại bệnh viện

Anh Hoàn cùng với ê-kíp tiếp tục thiết lập một khu vực hồi sức cấp cứu tại tầng 5 của bệnh viện. Khu vực này lúc đó vẫn rất ngổn ngang, bụi phủ khắp nơi tuy nhiên mọi người đều xắn tay vào dọn dẹp, tay xô và tay chổi. Chỉ sau 1 ngày đã thiết lập xong khu hồi sức cấp cứu.

“Những ngày tiếp theo thì tại tỉnh Hải Dương ghi nhận thêm nhiều ca bệnh nặng hơn. Bất kể ngày hay đêm, nếu như bệnh nhân nào trở nặng, tôi lại vào bệnh viện để tiến hành thực hiện kỹ thuật lọc máu, rồi cho bệnh nhân thở máy. Hằng đêm, tôi vẫn nhận cuộc gọi hỗ trợ đến từ  ê-kíp trực tại Bệnh viện Dã chiến số 2”, điều dưỡng Hoàn kể.

Đến ngày 20/2, Bệnh viện Dã chiến số 2 đã tiếp nhận bệnh nhân H. được chuyển đến từ huyện Kinh Môn. Theo ghi nhận của kết quả chụp X-quang cho thấy, phổi người bệnh bị tổn thương rất nặng. Do vậy Ê-kíp ngay lập tức tiến hành những biện pháp lọc máu, cấp cứu, và cho người bệnh thở máy và tiếp tục theo dõi.

Anh Hoàn chia sẻ“12 giờ đêm tôi nhận được tin báo bệnh nhân H. xuất hiện triệu chứng suy hô hấp. Tôi và ê-kíp ngay lập tức phải đưa vào viện lọc máu, đặt ống thở cho người bệnh. Cho đến 3 giờ sáng, người bệnh qua cơn nguy kịch. Tôi thức trắng đêm để theo dõi biểu hiện sinh tồn của bệnh nhân cho đến 12 giờ trưa hôm sau”.

Thậm chí, đến bữa trưa, anh Hoàn cũng phải ăn cơm vội vàng sau đó tiếp tục vào bệnh viện theo dõi người bệnh. Bởi, đa số những nhân viên y tế tại Bệnh viện Dã chiến 2 đều chưa từng gặp ca bệnh nào nặng như vậy. Ê-kíp chi viện của Bệnh viện Bạch Mai cũng liên tục phải theo dõi, giám sát đồng thời chăm sóc người bệnh 24/24 giờ.

Điều kiện làm việc với cường độ cao đồng thời phải thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm Covid-19, anh Hoàn cùng với đồng đội luôn phải xác định, với mục tiêu không để bất kỳ người bệnh nào tử vong. “Chúng tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 bởi đã từng chinh chiến tại “chiến trường” Đà Nẵng hơn một tháng trước đây. Mặc dù có chút lo lắng hơn tuy nhiên chúng tôi vẫn luôn cố gắng hết sức, mà vượt qua những khó khăn. Quan trọng hơn cả là chúng tôi luôn giữ cho mình một tư tưởng thoải mái với những suy nghĩ tích cực”, nam điều dưỡng bày tỏ.

Chia sẻ về bản thân, anh Hoàn cũng cho biết, trong đợt dịch vừa qua tại Đà Nẵng, bởi không muốn để mẹ lo lắng, nam điều dưỡng trước khi lên đường chỉ gọi điện thông báo cho bố. Trong chuyến đi viện trợ Hải Dương này, anh tiếp tục với nhiều “ngổn ngang” suy nghĩ. Bởi, anh Hoàn phần nhiều lo cho bố mẹ, không hiểu hết được tình hình dịch bệnh ra sao và liệu có được về quê ăn Tết?...

Chia sẻ về lần đầu đón Tết xa nhà, điều dưỡng Hoàn cho biết, mặc dù cũng hơi buồn, nhưng anh không thể làm khác bởi công việc tại đây vẫn còn nhiều dang dở.

“Tôi có gọi điện cho chị gái và dặn chị nếu có thể thì cùng cho các cháu về chơi với ông bà, để ông bà bớt cảm thấy cô đơn”, nam điều dưỡng nói.

Con quên mặt vì bố mải... chống dịch

Lên đường đến với tâm dịch Hải Dương khi con gái chưa đầy 6 tháng tuổi, cho đến nay thì điều dưỡng Nguyễn Việt Anh (Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai) cùng đồng hành cùng Bệnh viện Dã chiến số 2 được gần một tháng. Khi dịch Covid 19 bùng phát hồi tháng 1, nam điều dưỡng đã không ngần ngại xung phong tiến đến tâm dịch. Anh chia sẻ: “Khi nào Hải Dương cần, thì lúc đó chúng tôi cũng sẵn sàng!”.

Được biết đến là một điều dưỡng chuyên khoa Nhi, nên Việt Anh thường hay đùa rằng, mình chăm con giỏi hơn vợ. Dù bên con nhiều là vậy, nhưng từ khi đi vào “điểm nóng”, con gái điều dưỡng Việt Anh... quên cả mặt bố chỉ sau 3 ngày không gặp.

“Tôi vẫn hay thường đùa với mọi người chỉ mong dịch nhanh hết để được trở về nhà, con quên mặt rồi. Còn vợ tôi sau hai ngày đầu lúc mới xuống, vợ bị stress còn không nói chuyện, gọi điện chỉ để nhìn con. Ngay cả đến kỷ niệm 1 năm ngày cưới cả hai vợ chồng cũng không gặp nhau”, nam điều dưỡng tâm sự.

Mặc dù rất nhớ vợ, nhớ con gái nhỏ tuy nhiên điều dưỡng Việt Anh vẫn không quên nhiệm vụ ở tâm dịch. Những ngày đầu tại Bệnh viện Dã chiến số 2, bởi có một lớp găng tay và tấm chắn che tầm nhìn khiến cho việc lấy ven cho các bệnh nhi trở nên khó khăn hơn nhiều.

“Nhiều lúc tôi phải lấy theo giải phẫu bởi 1 - 2 ngày đầu không thể nhìn nổi, khẩu trang N95 khiến cho kính bảo hộ bị mờ đó và thêm một lớp kính bên ngoài chắn. Sau vài ngày đó thì tôi cũng dần quen hơn. Cho đến nay thì tôi gần như phụ trách toàn bộ việc lấy ven, mẫu xét nghiệm cho các bệnh nhi”, điều dưỡng Việt Anh tâm sự.

Không chỉ vậy, việc điều trị cho bệnh nhi nhiễm Covid-19 cũng có những đặc thù nhất định, cụ thể là nguy cơ phơi nhiễm cao như lúc lấy máu. Khi đối với người lớn, thì các nhân viên y tế có thể yêu cầu người bệnh quay mặt đi. Tuy nhiên, với bệnh nhi thì không.

“Nếu tôi sợ thì chắc hẳn không ai làm cả. Do vậy cần phải đảm bảo an toàn cho bản thân khi hoàn thành nhiệm vụ”, nam điều dưỡng tâm sự.

“Nỗ lực gấp đôi” được xem là một châm ngôn của điều dưỡng Việt Anh sau gần một tháng trong tâm dịch Hải Dương.

“Một đặc thù khi điều trị Covid 19 cho bệnh nhi, đó là khi nhập viện thì luôn phải có người lớn đi kèm. Chẳng hạn như hai mẹ con, hai bố con, bà cháu phải âm tính thì mới có thể ra viện. Bởi vậy sự nỗ lực hơn gấp đôi. Khi đi hỏi thăm bệnh nhi, đồng thời cũng luôn phải theo dõi luôn tình hình sức khỏe của người nhà”, điều dưỡng 9X tâm sự.

Cuộc chiến chống Covid-19 hiện tại vẫn vô cùng chông gai. Điều dưỡng Việt Anh cùng với những đồng đội luôn chia sẻ không biết ngày nào có thể trở lại gặp gia đình. Trên hết thì họ luôn cố gắng hết sức để cứu chữa người bệnh. Đối với Việt Anh, nam điều dưỡng luôn có hậu phương vững chắc bởi mỗi lần gọi điện vợ anh thường xuyên nhắn nhủ: “Anh cứ yên tâm công tác, khi nào ổn định anh về với hai mẹ con”...

Với sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ áo trắng trên mặt trận chống dịch, chắc hẳn không chỉ là ngày 27/2 mà tất cả mọi ngày luôn đều biết ơn những người y bác sĩ tận tâm, tận tình, tận lực vì nhân dân. Chúc cho các y, bác sĩ luôn khỏe mạnh, cống hiến lâu dài vì sự nghiệp tương lai! Cảm ơn đội ngũ y, bác sĩ!

 

Thông tin hữu ích khác
y-te-cong-cong Y tế công cộng là gì? Học xong Y tế công cộng ra làm gì? Y tế công cộng là gì? Học ngành Y Tế công cộng ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra và quan tâm khi nhóm ngành Y Dược hiện... thuoc-tanakan-co-tac-dung-gi-huong-dan-cach-su-dung-an-toan Thuốc Tanakan có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng an toàn Thuốc Tanakan là một chế phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng được chỉ định sử dụng vị thuốc... thuoc-ampicillin-co-tac-dung-va-lieu-dung-nhu-the-nao Thuốc Ampicillin có tác dụng và liều dùng như thế nào? Thuốc Ampicillin là một loại thuốc rất quen thuộc. Trong đơn thuốc điều trị về các bệnh nhiễm khuẩn sẽ thường thấy xuất hiện loại thuốc này. Nếu... tim-hieu-ve-cong-dung-va-cach-dung-cua-thuoc-khang-sinh-levofloxacin-500-mg Thuốc kháng sinh levofloxacin 500mg sử dụng như thế nào? Levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm và có phổ kháng khuẩn rộng, không kháng lại các loại thuốc kháng khuẩn khác. Vì Levofloxacin... thuoc-levofloxacin-la-gi-dung-trong-nhung-truong-hop-nao Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì? Cách dùng như thế nào? Thuốc Levofloxacin là loại thuốc kháng sinh dùng trong những trường hợp do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây là những lưu ý... thuoc-alpha-choay-co-tac-dung-gi-va-lieu-dung-cua-thuoc-nhu-the-nao Thuốc Alpha choay có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Alpha choay là một trong những loại thuốc dạng men dùng để kháng viêm và chống phù nề. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có cùng...
Xem thêm >>



0899 955 990