Bạn Hùng (20 tuổi) đã cùng với hàng xóm chung tiền để mua silicon lỏng tại chợ với giá một triệu đồng, loại này sẽ được giới thiệu là "mỡ nhân tạo được nhập từ Thái Lan".
Cả 5 người đã chỉ cho nhau bộ phận nào chưa được đẹp trên cơ thể sau đó thay phiên bôi cồn sát khuẩn, rồi sử dụng chung kim tiêm bơm silicon vào vị trí muốn đẹp hơn, anh Hùng (không đồng ý nêu tên thật) chia sẻ.
"Tiêm cho đến khi thấy đẹp thì ngưng, sau đó chia đều chi phí cho nhau mỗi người tầm khoảng 200.000 đồng. Nếu càng nhiều người tiêm chia tiền sẽ càng rẻ", Hùng nói.
Về phần Silicon được mua đã đựng trong chai nhựa không có tem nhãn mác, hơi nhớt với màu trắng trong. Cách sử dụng trước tiên là phải hấp silicon như thức ăn, tiếp theo hãy lọc qua rây để mịn. Trước đó thì người bán thuốc có hướng dẫn "silicon mới, mịn thì sẽ dễ tiêm hơn; còn với silicon để lâu ngày thì khi sử dụng cần phải nấu lại". Do vậy mà Hùng với mọi người đã tự bảo nhau trong quá trình tự tiêm, trường hợp mà silicon bị trào ra thì sẽ dùng "keo con voi" để dán lại.
Bằng hướng dẫn ở trên thì Hùng đã tự tiêm silicon vào rãnh má, môi, đầu gối và mông. Khi mới bắt đầu tiêm xong thì Hùng cảm thấy khỏe mạnh như bình thường, nhưng khi đến tối thì xuất hiện tình trạng sốt run. Tuy nhiên cho đến tối hôm sau, thì Hùng xuất hiện tình trạng sốt cao, sưng phồng, mặt ê buốt và bị cứng đơ vùng má với những dấu hiệu đỏ bừng như nổi gân máu.

Tiếp theo thì Hùng đã đến thẩm mỹ viện, và được được nhân viên mổ "hút silicon" ra ngoài cơ thể tuy nhiên thì mặt vẫn căng cứng và bị sưng to gấp đôi so với bình thường. Tiếp theo thì bạn đã đến bệnh viện tại TP HCM để tiếp tục nạo silicon ở vùng mặt. Ở thời điểm này thì hóa chất đã bị lan rộng sang hai bên bầu má khiến cho mặt bị cứng đơ, môi hếch và không thể cười.
Đến ngày 24/1, thì tiến sĩ Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện JW, trực tiếp thăm khám cho Hùng, đã xác định được lượng silicon nổi lợn cợn và chúng sẽ lan hơn nửa khuôn mặt, với triệu chứng nổi mẩn đỏ, mụn mọc chi chít mưng mủ. Tiếp theo thì Hùng vẫn tiếp tục được mổ nạo vét silicon vùng mặt và môi như vậy sẽ giúp tránh được nguy cơ bị hoại tử cả gương mặt.
"Silicon sẽ bị đóng thành từng khối cứng như bê tông, về sau sẽ bị ngấm sâu và thẩm thấu từ trong lớp biểu bì da đến tận mô cơ của người bệnh có thể gây viêm nặng", bác sĩ Dung chia sẻ. Đồng thời thì Silicon đồng thời cũng sẽ lan rộng khiến cho bạn bị tê cứng hoàn toàn vùng miệng, phồng rộp và môi sưng to tím tái. Quá trình phẫu thuật và bóc tách từ đó cũng gặp nhiều khó khăn bởi silicon thường ở dạng lỏng, vón cục và có thể hòa lẫn trong mô hoại tử, rất khó để phân biệt.
Ngoài Hùng thì còn có một cô gái ngoài 20 tuổi trong nhóm cùng tiêm silicon hiện tại cũng đang gặp phải biến chứng. Cô được đưa đến bệnh viện Trưng Vương để thực hiện mổ nạo vét silicon, cắt lọc hoại tử, sau đó ghép da. Cũng theo chia sẻ của các bác sĩ Đinh Phương Đông, Phó Khoa Bỏng - Tạo hình Thẩm mỹ, tại Bệnh viện Trưng Vương, chia sẻ về tình trạng của cô gái bơm silicon vào trán. Vùng da này đã bị thâm đen, lở loét và hoại tử khiến cho dung nhan của cô bị hủy, mất khối cơ trán, tình trạng phẫu thuật ghép da mà vẫn không thể phục hồi.
Bên cạnh đó còn có trường hợp khác khi tiêm silicon vào mông khiến vùng mông này bị hoại tử nặng, tạo thành những ổ áp xe to, nhỏ nằm len lỏi bên trong khối cơ mông. Các bác sĩ đã không thể lấy sạch được silicon đã bơm vào, do vậy mà cùng silicon còn sót lại trong cơ thể sẽ tiếp tục gây ra sự nhiễm trùng, hoại tử mà người bệnh phải thực hiện mổ đến 5-6 lần.
Hiện tại thì một số người còn lại trong nhóm tiêm silicon với Hùng chưa ghi nhận biến chứng.
Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Đông, hấu như tháng nào bệnh viện cũng sẽ tiếp nhận ca người bệnh bị biến chứng mặt, ngực, hoặc mông nguyên nhân do tiêm silicon lỏng, mặc dù chất này đã bị cấm cách đây khoảng 30 năm nay. Trên thực tế thì còn có người bị tử vong do silicon đi vào máu và phổi, làm thuyên tắc phổi.
Trước đó vào năm 1991, thì silicon đã được đưa vào danh sách cấm sử dụng bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Cho đến năm 1995, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ban hành quyết định cấm tiêm silicon trực tiếp lên những bộ phận của cơ thể. Dù vậy thì cho đến nay thứ chất lỏng “chết người” này vẫn còn ngang nhiên tồn tại và lưu hành "chui" tại nhiều vùng quê, thậm chí ngay tại những cơ sở thẩm mỹ khác vẫn còn sử dụng với một tên khác là "mỡ nhân tạo".
Tình trạng Silicon lỏng được tiêm vào cơ thể sẽ là nguyên nhân gây biến chứng tắc mạch, nhiễm trùng và hoại tử gây ra sự vón cục, đau nhức. Tình trạng thuyên tắc mạch có thể xảy ra sớm sau khi tiêm khoảng một vài ngày đầu. Tuy nhiên thì tình trạng nhiễm trùng này cũng có thể diễn biến chậm hơn, nếu xử lý chậm trễ khiến cho bạn bị nhiễm trùng máu.
Vài năm trước đó cũng có một người phụ nữ ở Trà Vinh tự động dùng bơm kim tiêm để bơm silicon vào nhiều bộ phận khiến cho chúng bị sốc nhiễm trùng, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Cũng gần thới điểm đó không lâu thì chàng trai 21 tuổi tại Tiền Giang đã bị tử vong do bơm silicon vào mông.
Theo đó các Bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo mọi người cần phải tỉnh táo trước khi lựa chọn phương pháp làm đẹp. Tốt nhất hãy chọn đến những bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ từ đó sẽ được các bác sĩ tư vấn và thực hiện, tránh nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên ở một số người thường quá đam mê làm đẹp mà tự thực hiện tại nhà. Họ đã bỏ qua sự khuyến cáo của bác sĩ và gây hậu quả khó lường. Như trường hợp của Hùng thì cả tháng điều trị nạo vét silicon và vẫn chưa khỏi, Hùng tâm sự: "Tiêm silicon mà bị biến chứng như em, chỉ do xui thôi".
Với những chia sẻ tổng hợp trên đây khi tiêm silicon làm đẹp sẽ là lời cảnh tỉnh cho tất cả chị em trước khi muốn tìm kiếm phương pháp làm đẹp an toàn. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé.
Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh tổng hợp