Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nám da: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị bệnh hiệu quả

Cập nhật: 13/02/2020 11:51 | Người đăng: Lường Toán

Nám da là một trong những dạng bệnh lý rối loạn sắc tố da, tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai. Nám không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng làm cho người bệnh cảm thấy mất tự tin trong cuộc sống. Qua đó thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tình trạng bệnh. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tổng quan về tình trạng nám da

Nám da hiện nay không phải là vấn đề quá xa lạ với phụ nữ, là khi da xuất hiện những đám màu xám nâu hay màu nâu trên da. Trong đó bị nám da mặt là tình trạng thường gặp nhất, đó là do sự thay đổi sắc tố da xuất hiện trên môi, mặt, cằm trán, hay sống mũi. Bên cạnh đó có thể gặp ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, nhất là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như cổ, cánh tay, mặt…

Nám da xuất hiện nhiều ở nữ giới

>>Tham khảo thêm: Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không? Cách điều trị như  thế nào?

Nám da xuất hiện nhiều nhất ở nữ giới độ tuổi từ 20 – 50 tuổi hay nữ giới ở độ tuổi sinh sản, Trong đó nám sau sinh và nám ở phụ nữ mang thai là khá phổ biến, nam giới ít có xu hướng bị nám da hơn nữ giới. Bệnh cũng liên quan đến chủng tộc, địa lý hay màu da khi phụ nữ Châu Á hay da màu thì có tỷ lệ nám da nhiều hơn so với người da trắng.

Phân biệt nám da

Theo các dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược TP HCM thì Nám da hiện tại được phân thành 2 loại dưới đây:

Nám da nội tiết

Nám da nội tiết còn được gọi là nám chân sâu. Tình trạng này là do sự rối loạn nội tiết dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó làm tăng các sắc tố trên bề mặt da. Sự hình thành nám liên quan chủ yếu đến Estrogen – một hormone sinh dục quan trọng trong cơ thể. Estrogen không chỉ liên quan đến chức năng sinh dục của có thể mà nó còn gây ức chế sự sản sinh hormone MSH.

Những nguyên nhân nào gây giảm estrogen trong cơ thể mà không gây ức chế MSH khiến cho lượng tế bào hắc sắc tố Melanin được sản xuất không kiểm soát sau đó đẩy lùi trên bề mặt da hình thành nám và sắc tố khác như đồi mồi, tàn nhang…

Nám da thông thường

Không giống như nám da nội tiết, nám da thông thường xuất hiện do những nguyên nhân bên ngoài cơ thể, cụ thể là do cách chăm sóc và bảo vệ da ở mỗi người. Trong đó những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nám bao gồm:

  • Do chăm sóc da và sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, điều trị chăm sóc da sai cách hay lạm dụng hình thức lột tẩy da. Tình trạng này khá phổ biến diễn ra tại những thẩm mỹ viện hay spa từ nhỏ đến lớn. Việc điều trị vội vàng mà không tìm hiểu những nguyên nhân tận gốc gây nám khiến cho khách hàng khi dùng các loại mỹ phẩm lột tẩy với hàm lượng acid rất lớn, mạnh. Việc sử dụng liên tục nhiều lần dẫn đến tình trạng bào mòn da khiến cho da bị yếu đi và dễ bị tác động bởi những tia cực tím hay làm cho tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.
  • Do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay ánh sáng xanh có chứa tia UV: Cấu tạo Melanin trong da có vai trò vào vệ. Khi do tiếp xúc với các tia cực tím thì theo phản xạ cơ thể sẽ giúp tăng tiết Melanin đẩy lên trên bề mặt da. Từ đó những tế bào hắc tố này sẽ hấp thụ nhiều tia UV chuyển hóa thành năng lượng đồng thời làm giảm những tác động của tia cực tím trên da. Khi Melanin được sản sinh càng nhiều thì da được bảo vệ càng tốt và người lại. Nếu do sự tập trung quá nhiều hắc sắc tố tạo thành hàng rào bảo vệ da thì sẽ khiến cho da bị sạm đi. Đó là lý do mà khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mà không bảo vệ da thì sẽ hình thành lên nám.
  • Ô nhiễm môi trường: Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng nám da nhưng đó là điều kiện khiến cho tình trạng nám da ở chị em ngày càng trở lên nặng hơn.

Phân biệt nám da và tàn nhang

Nhiều người nhầm lẫn với tình trạng nám da và tàn nhang. Theo đó thì nám da tàn nhang đều do sắc tố da phân bố không đồng đều. Tuy nhiên cả hai trường hợp này đều do những yếu tố khác nhau gây nên. Việc phân biệt được nám da và tàn nhang sẽ giúp bạn có cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Nám da

  • Là tình trạng xuất hiện những đốm màu nâu, rám nắng hay màu xám nâu trên bề da mặt, trán , môi và cằm. Bệnh nám da hiện nay khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20 – 50 tuổi. Nám da có đốm màu sẫm và nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau, có kích thước lớn hơn tàn nhang. Nám da do nhiều nguyên nhân khác nhau:
  • Do ánh nắng mặt trời: Đây là nguyên nhân gây nám da hàng đầu, nhất với với người có gen di truyền thì không tránh khỏi bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy nám thường xuất hiện ở tháng mùa hè mạnh nhất. Vào mùa đông thì sắc tố da cũng có xu hướng giảm hơn.
  • Liệu pháp hormone thay thế: Phụ nữ thời kỳ mãn kinh dùng liệu pháp hormone thay thế sẽ dễ bị nám da hơn. Khách hàng có thể dùng liệu pháp hormone thay thế nhưng chỉ nhận hormone estrogen sẽ khó bị nám da hơn
  • Do tăng nồng độ estrogen: Phụ nữ giai đoạn mang thai thường trải qua sự tăng hormone Estrogen, progestrogen hay MSH trong suốt tam cá nguyệt thứ 2 và 3 của thai kỳ. Nám da do mang thai còn được gọi là Chloasma là do sự tăng nồng độ hormone Progesterone chứ không phải do hormone còn lại.
  • Do yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình hay có gen di truyền thì nguy cơ bị nám nhiều hơn.
  • Do kích ứng mỹ phẩm: Những loại mỹ phẩm hay liệu pháp bạn đang dùng cũng có thể làm tăng sự sản sinh melanin đồng thời làm gia tăng triệu chứng bệnh nám da.

Tàn nhang

Tàn nhang có màu sắc khá đa dạng với màu nâu sẫm, vàng, nâu nhạt, xám, đen hay đỏ. Mức độ tàn nhang thay đổi theo cường độ ánh sáng do vậy mà mùa hè thường đậm hơn mùa đông. Kích thước tàn nhang cũng nhỏ hơn so với nám da, xuất hiện những đốm nhỏ như đầu tăm cho đến hạt vừng.

  • Do ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời phát ra tia UV nếu như da hấp thụ tia UV thì sẽ tăng cường sản xuất sắc tố Melanin. Với những người có vóc dáng tóc vàng hay đỏ, mắt sáng màu và làn da trắng thì thường nhạy cảm với tia UV dẫn đến bị tàn nhang.
  • Do yếu tố di truyền: Độ đậm nhạt hay màu da là yếu tố liên quan đến nguy cơ bị tàn nhang. Những người có màu da trắng hay có màu tóc vàng, đỏ thì thường có yếu tố gen di truyền dễ bị tàn nhanh. Theo nghiên cứu những cặp song sinh cùng trứng cho thấy sự hình thành số lượng tàn nhang tương tự. Bởi vậy yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tàn nhang.

Phương pháp phòng ngừa bệnh nám da

Hãy bảo vệ da đúng cách để phòng ngừa nám

Hiện nay việc điều trị nám da không hề đơn giản mà rất tốn kém. Do vậy mỗi người có thể áp dụng các biện pháp dưới đây giúp phòng ngừa những vấn đề về tăng sắc tố da nói chung và nám da nói riêng.

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 15 giờ: Thời điểm này những tia bức xạ hoạt động mạnh nhất và có thể làm tổn thương đến da.
  • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15 – 30 phút, loại kem chống nắng được lựa chọn cần phải có chỉ số FPS tối thiểu là 30. Tuy nhiên bạn nên bôi lại sau 2 tiếng hoặc nhiều hơn nếu da bị đổ nhiều mồ hôi hoặc đi bơi.
  • Hãy bảo vệ da bằng những trang phục chống nắng  như mũ vành rộng, quần áo hay váy chống nặng có thể giúp bạn hạn chế được sự tác động trực tiếp của những tia nắng lên da.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Rau củ quả tươi sẽ giúp cho làn da của bạn khỏe mạnh và đẹp hơn. Nên uống nhiều người cần thiết cho da cũng như những hoạt động khác của cơ thể. Hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu các loại vitamin A,C,E hay Omega3 …từ đó sẽ giúp đẩy lùi quá trình lão hóa da, giảm thiểu nguy cơ bị nám da. Nên hạn chế bia rượu cũng như những loại thức ăn gây nóng, có thể làm sung huyết da và hạn chế được tình trạng nám da hay những vấn đề làm tăng sắc tố khác trên da.
  • Lựa chọn những loại mỹ phẩm được kiểm định an toàn: Những loại mỹ phẩm có thể chứa những chất độc hại trên da khiến cho da bị bào mòn và rất dễ bị nám. Do vậy bạn không nên sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn trên da. Tốt nhất hãy sử dụng mỹ phẩm phù hợp với da của từng người.
  • Nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những vấn đề trên da: Không nên để tình trạng nám da quá lâu rồi mới đi khám. Bởi lẽ nám da nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì mang lại độ hiệu quả cao. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay những sản phẩm không rõ nguồn gốc vì nó có thể khiến cho tình trạng nám da trở lên nặng nề hơn.

Thông tin trên đây vừa giúp bạn đọc nắm được về tình trạng nám da mà nhiều người gặp phải. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990