Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Một số lưu ý về tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Cập nhật: 11/10/2019 14:40 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh phát triển rất âm thầm và ít có biểu hiện ra bên ngoài nên rất khó phát hiện trong giai đoạn sớm. Nếu như các mẹ không nắm rõ kiến thức và không quan sát cẩn thận thường xuyên thì sẽ rất dễ bỏ qua những triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.


Bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh phát triển rất âm thầm và ít có biểu hiện ra bên ngoài nên rất khó phát hiện trong giai đoạn sớm

Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu là một tình trạng sẽ xảy ra khi những tế bào hồng cầu ở trong máu có chứa lượng hemoglobin ít hơn so với bình thường. Hemoglobin chính là huyết tố mang oxy đi đến các mô và vận chuyển những chất thải và khí CO2 từ các mô đi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu là do rối loạn di truyền, thiếu hụt chất dinh dưỡng, một số loại thuốc điều trị bệnh, nhiễm trùng hoặc cũng có thể do một số căn bệnh mãn tính. Nguyên nhân phổ biến nhất chính là do trẻ bị thiếu hụt chất sắt ở trong chế độ ăn uống  hàng ngày hoặc cơ thể của trẻ không có khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm hoặc có thể là do bé bị mất máu liên tục. Ngoài ra cũng có một vài dạng thiếu máu là do di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm gây ra do hemoglobin bất thường.

Bên cạnh đó, những trẻ sinh non thường bị thiếu máu ngay từ khi mới sinh ra, những trẻ sinh đủ tháng thường có sẵn chất sắt dự trữ ở trong cơ thể. Sau 6 tháng đầu đời, lượng sắt trong cơ thể của trẻ sẽ bắt đầu giảm dần nên chúng ta cần phải bổ sung đầy đủ. Đối với những trẻ trong khoảng từ 9 đến 13 tháng tuổi, nên thường xuyên thực hiện kiểm tra lượng hemoglobin để kiểm tra xem trẻ có nguy cơ bị thiếu máu hay không.

Cách phát hiện tình trạng trẻ bị thiếu máu

Những triệu chứng của bệnh thiếu máu thường gặp nhất chính là cáu gắt, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn, da và môi nhợt nhạt, vùng dưới ngón tay và môi bị đóng màng. Những triệu chứng nặng hơn của tình trạng thiếu máu chính là khó thở, tim có một số vấn đề, tình thần và thể chất bị nhạy cảm cao với tình trạng nhiễm độc chì.

Nếu như kết quả sau khi kiểm tra máu được xác định là hàm lượng sắt ở trong cơ thể của trẻ quá thấp thì sẽ cần phải thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày hoặc bổ sung chất sắt. Trong quá trình sử dụng những sản phẩm bổ sung sắt cần phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng chỉ định của bác sĩ vì sử dụng quá liều sẽ gây ra hậu quả rất khó lường.

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu thường sẽ không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào, lượng sắt trong cơ thể trẻ có thể sụt giảm từ từ. Chính vì thế, các mẹ thường không nhận thấy rằng con mình đã bị mắc bệnh, khi tình trạng thiếu máu đã trầm trọng hơn có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:

  • Gặp một số vấn đề về tim mạch: Thiếu máu chính là tình trạng cơ thể bị thiếu hồng cầu cung cấp oxy gây ra tình trạng bị thiếu oxy cung cấp cho các cơ quan. Chính vì thế, nhịp tim sẽ phải tăng cao hơn để có thể đẩy máy đi khiến cho tim đập nhanh một cách bất thường, sắc mặt nhợt nhạt giống như không có sức sống.
  • Trẻ biếng ăn, chậm phát triển: Tình trạng thiếu máu sẽ có thể khiến cho cơ thể của trẻ bị suy yếu, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và biếng ăn lâu ngày dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, làn da của trẻ sẽ bị nhợt nhạt, xanh xao.
  • Kém phát triển thể chất: Khi trẻ sơ sinh đã bị thiếu máu nặng sẽ gặp phải một số khó khăn về khả năng vận động như chậm biết lẫy, biết ngồi, biết đứng và biết đi. Tóc mọc thưa, dễ bị gãy rụng, móng chân và móng tay yếu.
  • Tổn thương thần kinh: Sắt là một chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ. Khi cơ thể bị thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu sẽ khiến cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và khả năng học tập cũng sẽ kém hơn so với những đứa trẻ khác. Trường hợp trẻ đã bị thiếu máu mãn tính nặng trước 1 tuổi thì cho dù chúng ta có thể bổ sung đầy đủ sắt thì trí tuệ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng tới hơn 10 năm sau.
  • Sức đề kháng yếu: Khi trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch rất cao, dễ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi…

Cách điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh chính là tăng cường sắt ở trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, để có thể chữa bệnh thiếu máu thì thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là chưa đủ mà còn có thể phải uống thuốc sắt, loại thường được sử dụng nhất chính là ở dạng giọt.

Khi dạ dày trống rỗng chính là thời điểm cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất nhưng sắt có thể gây ra tình trạng buồn nôn vì vậy có thể các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung chất sắt thông qua đồ ăn, sữa mẹ hoặc sữa bột. Các bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra lại nồng độ hemoglobin của trẻ sau khi trẻ đã được bổ sung chất sắt trong khoảng 1-2 tháng. 

Thông thường, sẽ cần phải mất tới vài tháng thì công thức máu của trẻ mới có thể quay trở lại mức bình thường và phải mất thêm khoảng 6-12 tháng nữa để có thể bổ sung đủ lượng sắt dự trữ. Sau đó cơ thể của trẻ mới có thể ổn định trở lại và bắt đầu nên duy trì một chế độ ăn uống giàu chất sắt.


Chúng ta có thể điều trị hoặc phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày

Cách phòng tránh tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Chúng ta có thể điều trị hoặc phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt bằng cách đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra,  các bạn cũng có thể làm theo một số cách sau đây:

  • Trước tiên cần phải xác định được bé có nguy cơ bị thiếu máu hay không. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu ở trẻ chính là sinh nhẹ cân, sinh non, khi cho con bú trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn thiếu chất sắt, sử dụng các loại công thức sữa không được bổ sung đầy đủ lượng sắt. Nếu như các bạn lo lắng, hay hỏi ý kiến của bác sĩ xem có cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của mình hoặc cho bé sử dụng thêm một số loại sản phẩm bổ sung hay không.
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian càng lâu càng tốt vì trong sữa mẹ có chứa một dạng sắt đặc biệt mà cơ thể của trẻ sẽ dễ hấp thu hơn so với lượng sắt ở trong những loại thực phẩm khác.
  • Trước khi trẻ đủ 12 tháng tuổi không được cho trẻ dùng sữa bò và trong sữa bò có hàm lượng sắt rất thấp có thể gây ra kích ứng đối với lớp niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng mất sắt từ từ theo thời gian.
  • Nên cho trẻ ăn ngũ cốc để bổ sung sắt, khi trẻ được 8 tháng tuổi có thể bắt đầu cho trẻ ăn thêm những đồ ăn giàu chất sắt như: rau bina, các loại đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, cá và gia cầm…
  • Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Một vài loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, dâu tây, bông cải xanh, dưa vàng, đu đủ, ớt chuông đỏ…

Những vấn đề quan trọng mà các mẹ cần lưu ý

  • Tình trạng thiếu máu sẽ có thể khiến cho cơ thể của trẻ kém phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, các mẹ sẽ cần phải bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiếu yếu cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung các loại thịt, cá, các loại rau củ giàu chất xơ.
  • Nên cho trẻ dùng nhiều thực phẩm chứa vitamin C vì đây là loại vitamin có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa chất sắt ở trong cơ thể.
  • Nếu cho trẻ sử dụng thêm những sản phẩm bổ sung, các bạn tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng canxi và sắt cùng lúc vì canxi sẽ gây ra cản trở đối với quá trình hấp thụ sắt của cơ thể khiến cho tình trạng thiếu máu của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời để giúp cho trẻ có đủ lượng kháng thể để trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu như trẻ thường xuyên bị bệnh thì có nguy cơ rất cao là trẻ đang bị thiếu máu.
  • Đối với những trẻ có nguy cơ bị mắc bệnh cao thì các mẹ sẽ cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn bằng cách bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất sắt trong bữa ăn hàng ngày hoặc viên uống.
  • Trước khi cho trẻ uống sắt bổ sung cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ vì trẻ sẽ rất dễ bị ngộ độc nếu như trong cơ thể bị thừa sắt.

Trên đây chính là một số kiến thức về bệnh thiếu máu ở trẻ em mà chúng tôi đã tổng hợp lại để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ có thể giúp cho các bạn chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất!

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990