Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Mỏi gối là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 12/10/2019 15:17 | Người đăng: Lường Toán

Hiện nay, sống lượng những người mắc bệnh về xương khớp ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa dần. Một trong những dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý này chính là nhức mỏi gối. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số thông tin về dấu hiệu này. 


Tình trạng nhức mỏi gối có thể là do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là thoái hóa khớp

Tình trạng nhức mỏi gối có nguy hiểm không?

Tình trạng nhức mỏi gối có thể là do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là thoái hóa khớp. Căn bệnh này thường gặp ở nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là những người cao tuổi và trung niên.

Theo cấu tạo của cơ thể thì đầu gối nằm ở vị trí trung tâm, là cầu nối liên kết của phần xương bánh chè, xương đùi và xương cẳng chân. Xương chày chính là phần xương giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể chính vì thế mà phần xương này cũng rất dễ bị tổn thương.

Khi các tế bào sụn ở khớp gối bị tổn thương sẽ khiến cho lớp sụn bao bọc bề mặt của khớp bị mòn dần và trở nên thô ráp hơn khiến cho các khớp xương bị cọ sát vào nhau. Bên cạnh đó, quá trình viêm xảy ra sẽ gây ra tình trạng mỏi gối, khớp gối bị sưng viêm, ảnh hưởng xấu đến sự vận động của chân.

Những mỏi đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý về xương khớp rất nguy hiểm như: thoái hóa khớp, viêm khớp. Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả rất  nghiêm trọng, thậm chí đã có những trường hợp bị biệt liệt suốt đời.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi đầu gối và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

Chấn thương đầu gối

Các chấn thương ở vùng đầu gối sau khi bị ngã, tai nạn, mang vác vật nặng hoặc có thể là do hoạt động thể thao quá sức sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhức mỏi đầu gối. Ngoài những vết thương ở ngoài da phải kể đến những chấn thương như giãn dây chằng hoặc bị đứt dây chằng, rạn nứt xương, rách gân, trật khớp gối…

Do một số bệnh lý gây ra

Tình trạng mỏi gối có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc phải một số bệnh lý về xương khớp. Sau đây là những căn bệnh điển hình thường gặp nhất:

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối chính là tình trạng bị tổn thương hoặc lão hóa phần sụn ở khớp gối và phần xương dưới sụn với một mức độ cao. Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mãn tính rất thường gặp, có thể gây ra tình trạng viêm khớp gối và dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh lý tự miễn mà cơ thể của chúng ta tự sản xuất ra một kháng thể để chống lại những mô liên kết tại vùng bao khớp, làm cho phần khớp bị viêm, sưng đỏ và khi cử động sẽ cảm thấy đau đớn. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể trong đó bao gồm cả khớp gối.

Bệnh Gout

Gout là một bệnh lý do sự rối loạn của chuyển hóa axit uric ở trong cơ thể. Bệnh gout sẽ gây ra tình trạng viêm khớp cấp tính và có thể phát triển thành mãn tính khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Là bệnh xảy ra khi phần bao hoạt dịch bị viêm khiến cho người bệnh cảm thấy bị đau nhức ở vùng đầu gối và có những tác động xấu, ảnh hưởng đến khả năng vận động của phần khớp gối.

Lối sống không lành mạnh

Tình trạng mỏi gối đang có xu hướng trẻ hóa, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này chính là do lối sống không lành mạnh. Một chế độ sinh hoạt không có giờ giấc ổn định, thức khuya, ngủ không đủ giấc, sử dụng chất kích thích… cùng với một chế độ ăn uống không khoa học sẽ gây ra những tác động xấu đối với khớp, nếu như tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho khớp bị yếu đi và dễ mắc phải nhiều loại bệnh về xương khớp. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là nhức mỏi gối.


Nhức mỏi đầu gối được cho là triệu chứng ban đầu, rất thường gặp ở những người mắc phải một số bệnh lý về xương khớp

Dấu hiệu của nhức mỏi đầu gối

Nhức mỏi đầu gối được cho là triệu chứng ban đầu, rất thường gặp ở những người mắc phải một số bệnh lý về xương khớp. Triệu chứng này sẽ xuất hiện kèm theo với những dấu hiệu sau đây:

  • Những cơn đau ở vùng gối và dưới gối: Cơn đau nhức sẽ xuất hiện kèm theo sưng đau đầu gối là dấu hiệu báo hiệu phần sụn, hệ thống gân, màng hoạt dịch hoặc dây chằng khớp gối đã bị tổn thương.
  • Sưng đau và nóng ở vùng đầu gối: Đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là những túi nhỏ có chứa chất lỏng bao quanh vùng đầu gối. Tác dụng của những bao hoạt dịch này chính là lớp đệm giữa xương và bôi trơn các khớp, giảm ma sát khi chúng ta vận động. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ sưng to hơn làm cho cử động trở nên khó khăn hơn.
  • Có tiếng kêu ở gối khi di chuyển: Đối với những người bị đau khớp gối phần sụn thường có liên kết lỏng lẻo gây ra ảnh hưởng đối với những vận động của khớp làm xuất hiện những âm thanh lục cục khi di chuyển.

Phương pháp điều trị nhức mỏi gối

Đối với từng nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi gối khác nhau sẽ có phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Chính vì thế, ngay sau khi thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu trên cần phải nhanh chóng đến những trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Hiện nay, những người bị đau nhức đầu gối có thể điều trị bằng biện pháp dùng thuốc hỗ trợ điều trị, chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, vật lý trị liệu hoặc có thể kết hợp tất cả những phương pháp trên.

Người bệnh lưu ý chỉ nên sử dụng những phương pháp điều trị này khi có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng hơn, các tổn thương đã biến hóa phức tạp hoặc đã áp dụng những phương pháp điều trị trên nhưng không có hiệu quả thì có thể các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị.

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh khác nhau. Do đó, việc chúng ta phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời là điều vô cùng quan trọng đối với việc ngăn ngừa và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn trang bị thêm những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe xương khớp của chính bản thân mình cũng như những người xung quanh.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990