Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lậu cầu khuẩn là gì? Bệnh lậu cầu có nguy hiểm không?

Cập nhật: 20/02/2020 13:45 | Người đăng: Lường Toán

Lậu cầu khuẩn là một trong những tác nhân chính gây nên bệnh lậu cầu. Bệnh thường lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Khi chúng xâm nhập vào màng nhầy của cơ quan sinh sản bao gồm cổ tử cung, ống dẫn trứng và niệu đạo ở người bệnh. Nhiều người khi được chẩn đoán bệnh lậu cầu thì thường lo lắng không biết bệnh lậu cầu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp trong chuyên mục bài viết hôm nay nhé.

Tìm hiểu bệnh lậu cầu là gì?

Bệnh lậu ở người là do một loại tác nhân chính lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Chúng có hình song cầu hình hạt cà phê và bắt màu gram âm.

Vi khuẩn gây bệnh lậu cầu

>>Tham khảo thêm: Viêm tụy có nguy hiểm không?

Lậu cầu khuẩn thường được tìm thấy trong dịch được tiết ra từ dương vật nam giới và dịch âm đạo ở nữ giới. Lậu cầu khuẩn có thể lây qua từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục không an toàn bằng âm đạo, hậu môn. Hoặc khi người bệnh có dùng chung đồ chơi sinh dục mà không được vệ sinh sạch sẽ thì cũng có thể là nguồn lây bệnh gián tiếp.

Sau khi lậu cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh thì chúng có thể lây nhiễm sang các bộ phận khác như tử cung, niệu đạo, trực tràng, họng, mắt. Ngoài ra nhiễm trùng cũng có thể lây nhiễm từ mẹ đang mang thai sang em bé nếu như sinh qua đường âm đạo. Do vậy mà nếu như trong thời kỳ mang thai mà có nghi ngờ mắc bệnh lậu thì cần phải thực hiện xét nghiệm và điều trị trước khi sinh em bé để tránh biến chứng mù lòa bẩm sinh.

Khả năng gây bệnh của lậu cầu khuẩn

Lậu cầu được xem là vi khuẩn được tìm thấy ở người, không tồn tại trong môi trường sống. Những người mắc bệnh này có thể do lây truyền trực tiếp qua đường sinh dục, niêm mạc, qua da hay giác mạc. Bệnh thường lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn mà tác nhân chính là Neisseria Gonorrhoeae gây bệnh:

Lậu sinh dục:

  • Với nữ giới: thường xuất hiện những triệu chứng kín đáo hơn như tăng tiết dịch niệu đạo, âm đạo, viêm cổ tử cung hay viêm tử cung, buồng trứng hay vòi trứng
  • Với nam giới thì vi khuẩn lậu có thể gây viêm niệu đạo gây ra triệu chứng tiểu khó tiểu buốt. Người bệnh sẽ có những biểu hiện đái mủ với đặc điểm rất đau như đái ra dao cạo.

Lậu ngoài đường sinh dục:

  • Lậu họng: Thường gặp ở những đối tượng có quan hệ tình dục qua đường miệng với những triệu chứng như viêm mủ ở hai bên amidan và lưỡi gà
  • Lậu mắt thường gặp ở những trẻ sơ sinh được sinh ra từ bà mẹ mắc lậu sinh dục. Mắt có thể bị viêm đau và sưng đỏ. Nguy hiểm nhất là lậu mắt có thể gây biến chứng mù mắt
  • Lậu hậu môn và trực tràng: Đây là hậu quả của việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn bao gồm những triệu chứng rõ ràng như chảy mủ từ hậu môn rất khó phát hiện.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn lậu có thể theo đường máu trong hệ tuần hoàn tràn ra và gây viêm nhiễm tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như nổi mẩn, sốt, đau cứng các khớp.

Với trẻ sơ sinh thì có thể xảy ra viêm kết mạc do lậu cầu khuẩn theo đường sinh dục của mẹ nếu như bị bệnh. Trường hợp không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng mù lòa.

Bệnh lậu cầu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu cầu được biết là một bệnh xã hội rất nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng cho cả nam và nữ giới với nhiều tổn thương ở bộ phận khác nhau:

  • Viêm họng do lậu, do quan hệ tình dục theo đường miệng hay quan hệ đồng giới
  • Viêm hậu môn và trực tràng do quan hệ qua đường hậu môn khiến cho bộ phận này bị đau và tiết dịch mủ.
  • Viêm khớp do lậu thường gặp ở trường hợp bị lậu cấp tại đường sinh dục.
  • Biểu hiện trên da vùng sinh dục: xuất hiện túi mủ, mụn mủ khu trú tại gần bộ phận sinh dục
  • Cơ thể có biểu hiện rát đỏ, nổi mề đay, hay phát ban hồng đa dạng do phản ứng quá mẫn của cơ thể với bệnh song cầu lậu.
  • Viêm quanh gan hay hội chứng Curtis – Fitr–Hugh
  • Biến chứng với tim mạch: Viêm nội tâm mạc do nhiễm lậu cầu
  • Lậu mắt: Viêm kết mạc có mủ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do dậu, chúng thường được truyền từ trẻ sơ sinh trong giai đoạn đẻ gây biến chứng thủng giác mạc hay loét giác mạc
  • Biến chứng tại chỗ với nam giới: Thường gặp nhất là viêm mào tinh hoàn
  • Biến chứng tại chỗ với nữ giới: Thường gặp nhất ở người bị viêm cấp vòi trứng hay viêm tiểu khung chiếm khoảng 10 – 20% trường hợp bị lậu cấp.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lậu cầu là gì?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch thì để chẩn đoán bệnh lậu cầu cần phải sử dụng các biện pháp dưới đây:

Bệnh lậu cầu gây nên tình trạng đau buốt khi đi tiểu

Xét nghiệm vi nấm này nuôi cấy làm kháng sinh đồ:

Phương pháp này không những giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán và xác định được nguyên nhân gây bệnh mà còn có thể tìm ra được những nguyên nhân làm cho tình trạng lậu cầu ngày càng nghiêm trọng hơn do nấm hay vi khuẩn. Bên cạnh đó điểm mạnh của những phương pháp này là có thể làm kháng sinh đồ để đưa ra lựa chọn thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Mẫu bệnh phẩm có thể được lấy ra dễ dàng từ cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn trực tràng hay dịch hầu họng.

Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn nhuộm gram dương:

Phương pháp này được xem là có độ nhạy và đặc hiệu tương đối cao nếu như bạn lấy mẫu bệnh phẩm từ niệu đạo của nam giới khi có những triệu chứng kể trên. Những hình ảnh sau khi nhuộm cho thấy song cầu khuẩn gram âm hình hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính.

Các biện pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả

Với sự phát triển y học hiện nay thì bệnh lậu cầu hoàn toàn được điều trị khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Cụ thể bạn có thể tham khảo như sau:

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Bệnh lậu hoàn toàn được chữa khỏi nếu như được điều trị kết hợp thuốc kháng sinh đặc hiệu. Theo đó thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh lậu bằng các loại thuốc kháng sinh dạng tiêm và uống. Tuy nhiên để xác định được thuốc kháng sinh phù hợp điều trị vi khuẩn lậu thì bác sĩ sẽ làm kháng sinh đồ. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn một loại kháng sinh phù hợp.

Tuy nhiên một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay là việc người bệnh dùng thuốc điều trị bệnh tùy tiện gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh của một số loại siêu vi khuẩn, nhất là vi khuẩn lậu cầu. Do vậy để đảm bảo điều trị bệnh khoa học, đúng cách thì hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất.

Điều trị lậu cầu bằng kỹ thuật phục hồi gen liên kết DHA

Kỹ thuật phục hồi gen liên kết DHA ngày nay được rất nhiều cơ sở y tế áp dụng để điều trị bệnh lậu hiệu quả hơn. Lưu ý phương pháp này có thể dùng đồng thời với thuốc kháng sinh để nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh bằng thuốc.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ gen DHA: Phương pháp này ứng dụng tia bức xạ nhiệt, chiếu lên những tế bào bị nhiễm bệnh, không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn làm tăng tốc độ quá trình trao đổi chất của tế bào, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể đồng thời giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và hiệu quả.

Phương pháp này giúp khống chế chuỗi chuyển hóa gen tế bào để ngăn chặn tình trạng lậu cầu khuẩn  quay trở lại. Kỹ thuật phục hồi gen liên kết DHA dựa trên sự sàng lọc đặc tính khác biệt giữa bệnh lậu cầu khuẩn với nhóm vi khuẩn mới. từ đó giúp điều trị các tế bào lậu cầu khuẩn, không chế chuỗi chuyển gen và ngăn chặn sự quay trở lại của vi khuẩn không cho chúng sinh ra.

Giúp điều trị bệnh tận gốc, giảm nguy cơ biến chứng hay viêm nhiễm. Kỹ thuật này thường được kết hợp đồng thời với những tinh hoa của phương pháp điều trị biến chứng làm giảm nguy cơ và tình trạng viêm nhiễm đi kèm. Qua đó sẽ điều trị được những tổn thương của bệnh lý gây nên và tiêu diệt hoàn toàn, điều tiết các chức năng miễn dịch trong cơ thể đồng thời phục hồi khả năng sinh lý các cơ quan trong cơ thể.

Thông tin về bệnh lậu cầu vừa được chúng tôi giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990