Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lầm tưởng đột qụy phải nằm yên qua thời điểm vàng " cứu não"

Cập nhật: 28/12/2020 12:50 | Người đăng: Lường Toán

Vừa qua, một người đàn ông 60 tuổi sau khi khởi phát đột quỵ đã được đưa đến Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai vào giờ thứ 26.

Khi xe cấp cứu đưa đến Thái Bình để đưa bệnh nhân đến viện, kíp trực đã tức tốc ra đón với hy vọng kịp thời điều trị tái tưới máu để "cứu não". Khi được hỏi về thời gian khởi phát bệnh thì người đàn ông trả lời "tôi bị từ trưa hôm qua", cho đến nay là giờ thứ 26.

Bác sĩ rất thắc mắc sao bây giờ mới được đưa vào viện thì bệnh nhân hỏi lại: "Bác sĩ không biết là nếu như bị đột quỵ thì cần phải nằm bất động à, như vậy sẽ giúp não được nghỉ ngơi. Tuy nhiên thì cho đến nay tay chân yếu mãi vẫn không cải thiện, nên con đưa đi viện".

Theo bác sĩ Mai Duy Tôn, giám đốc Trung tâm chia sẻ thì đây là một trong rất nhiều ca bệnh được đưa đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng quá muộn, điều đó khiến qua "thời gian vàng" của não.

Một trường hợp khác mà một bệnh nhân nữ khoảng 60 tuổi ra khỏi nhà để tập thể dục. Tuy nhiên thì bà đã gặp phải tình trạng hơi yếu nhẹ đồng thời bị tê bì nửa người phải, đồng thời bị kèm méo miệng nhẹ. Bà cho rằng đó là do bị trúng gió nên tự đi vào giường nghỉ. Sau đó con gái bà gọi bác sĩ đến châm cứu và điều trị cho bà. Tuy nhiên tình trạng vẫn không cải thiện, thì gia đình đưa bà đến bệnh viện, tuy nhiên đã quá thời gian vàng để cứu não.

"Người bị đột quỵ nếu như đến viện muộn sẽ để lại hệ lụy lớn, như nhẹ thì bị tàn phế suốt đời và nặng thì tử vong", bác sĩ Tôn nói.

Một bệnh nhân đột quỵ nằm tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Đỗ Hằng.

Cũng theo bác sĩ Tôn nhấn mạnh, bệnh đột quỵ não nếu càng trì hoãn điều trị thì càng gây ra thiệt hại cho người bệnh. Cụ thể chỉ trong vài phút sẽ khiến cho tế bào não sẽ chết bởi chúng không được cấp máu hoặc oxy. Trường hợp bị đột quỵ thiếu máu não, sẽ khiến cho mạch máu lớn trong não bị tắc. Thường thì cứ mỗi giây trôi qua có khoảng 32.000 tế bào não chết và có 1,9 triệu tế bào não bị chết sau khoảng 1 phút. Còn sau 1 tiếng thì số tế bào não chết sẽ tương ứng mất đi khoảng 3,6 năm tuổi thọ so với người bình thường với người sống sót.

Theo dược sĩ Các Trường Cao đẳng Dược HCM, thời gian vàng cứu sống não do đột quỵ thiếu máu não là khoảng 270 phút trường hợp người bệnh dùng thuốc tiêu huyết khối để làm tan cục máu đông hay trong vòng từ 6-8 giờ để lấy được huyết khối cơ học với những trường hợp bị tắc động mạch lớn trong não. Dù vậy thì với trường hợp này người bệnh tốt nhất hãy điều trị càng sớm thì sẽ càng làm tăng cơ hội phục hồi và ngược lại.

"Với những người bị đột quỵ não, tốt nhất bạn hãy đưa người bệnh vào viện ngay để được điều trị càng sớm càng hiệu quả", bác sĩ Tôn khuyến cáo.

Tốt nhất hãy gọi cứu thương người bệnh đến bệnh viện đồng thời thực hiện: Trường hợp người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Do vậy trong khi chờ xe cứu thương thì tốt nhất bạn hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Cụ thể về các câu hỏi như tình trạng sức khỏe, thuốc đang dùng, tình trạng dị ứng ...với một số bệnh có sẵn nếu có. 

Đồng thời bạn hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống: Trường hợp người bệnh đang ngồi hoặc đang đứng, thì tốt nhất bạn hãy báo cho người bệnh h nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Đồng thời nới lỏng quần áo sẽ giúp cho máu được tăng cường đến não. Tuy nhiên, trường hợp đột quỵ bị ngã thì bạn đừng cố di chuyển họ.

Trường hợp người bệnh bị bất tỉnh trong cơn đột quỵ não thì tốt nhất bạn hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ để xem họ có còn thở không. Còn nếu như bạn không thể bắt được mạch, thì tốt nhất hãy thực hiện hồi sinh tim phổi... 

 Kiểm chứng đột quỵ nhờ vào cách đứng bằng một chân

“Nhắm mắt đứng một chân” từ lâu được biết đến là cách kiểm tra đột quỵ ở các quốc gia như Nhật, Anh, Mỹ tuy nhiên cho đến nay thì nó mới xuất hiện ở Việt Nam... với nhiều cơ sở và dẫn chứng khoa học thuyết phục đứng chuẩn. 

Kiểm tra đột quỵ bằng cách nhắm mắt, đứng 1 chân

Không chỉ với người nổi tiếng và thử thách này đã từng thu hút hơn 2.000 nam giới tuổi từ 50 tuổi trở lên để tham gia hưởng ứng Ngày thế giới phòng đột quỵ trong vòng hai năm trở lại đây.

Cụ thể với trường hợp giữ thăng bằng không tới 20 giây thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị đột quy. Cũng theo anh Minh Tú (42 tuổi) cho biết anh cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đạt thành tích đứng 53 giây. Tuy nhiên cũng có khá nhiều người lo lắng khi bản thân thực hiện tới lui, năm lần bảy lượt... vẫn chỉ trụ vững vài giây. Còn một số trường hợp dù đứng được lâu, song kết quả đó là do thực hiện sai cách, và từ đó giảm độ khó của phép thử.

Trào lưu này bắt đầu từ đâu?

Phép thử nguy cơ đột quỵ trên khá hữu hiệu mà không tốn kém, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Chúng bắt nguồn tại một số quốc gia như:

Nhật Bản: Đây là một nghiên cứu trên 1.387 người (tuổi trung bình 67) của Đại học Y khoa Kyoto đều cho thấy có đến 95,8% người đều không đứng được 20 giây. Phương pháp chụp cộng hưởng từ não bộ trong nhóm thử thách thất bại này cho thấy có chứa đến khoảng 50,5% người bị tắc động mạch nhỏ đều nằm sâu trong não và có khoảng 45,3% người bị chảy máu ít trong não.

Tiến sĩ Yasuharu Tabara chia sẻ, thử thách này cho thấy sự bất thường ở não và nguy cơ bị đột quỵ "thầm lặng". giải thích chi tiết hơn, việc phối hợp tay và chân sẽ kiểm soát bởi mạng lưới thần kinh phức tạp thường nằm sâu trong não. Do vậy nếu như bạn không đứng được 20 giây thì đây là tình trạng báo hiệu sự trục trặc của hệ mạch thần kinh.

Anh Quốc: Ngoài ra thì tại Anh Quốc, hội đồng Nghiên cứu y khoa cũng khảo sát phương pháp này trên 2.766 người ở tuổi 53. Tất cả đều được thực hiện 3 thử thách, trong đó có thử nghiệm "Nhắm mắt đứng một chân" này. Vào khoảng 13 năm sau thì các nhà nghiên cứu đã quay trở lại cho thấy có khoảng 177 người đã mất: 88 trường hợp do ung thư, 47 người do đột quỵ và 42 do nguyên nhân khác.

Trong các thử nghiệm trên thì thử thách "Nhắm mắt đứng một chân" cho kết quả dự đoán nguy cơ tử vong có kết quả chính xác nhất. Trong đó người chỉ đứng được trong 2 giây thường có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần trong 13 năm tiếp theo, nếu so sánh với người có thể giữ thăng bằng được 10 giây trở lên.

Thông tin hữu ích khác
ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong-co-chua-duoc-khong Ung thư da có nguy hiểm không? Có chữa được không? Ung thư da là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Vậy ung thư da có nguy hiểm không có chữa được... ho-khac-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Ho khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Ho khạc ra máu là tình trạng  khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp... vitamin-k-co-tac-dung-gi-nen-an-gi-de-bo-sung-vitamin-k-cho-co-the Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K? Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K cho cơ thể? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm của các... tuyet-chieu-so-huu-mai-toc-dai-chi-voi-cach-goi-dau-bang-b1 Cách gội đầu bằng B1 - Tuyệt chiêu sở hữu mái tóc dài Sở hữu mái tóc dài, mềm mượt là mong muốn của bất kỳ chị em phụ nữ. Trong bài viết này sẽ chỉ ra 4 nguyên nhân khiến mái tóc của bạn bị rụng nhiều.... thuc-hu-cach-dung-vitamin-e-boi-mat-va-nhung-luu-y-khi-su-dung Vitamin E có bôi lên mặt được không? Có tác dụng gì? Vitamin E được biết đến với nhiều công dụng làm đẹp và chăm sóc da. Nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này “Dùng Vitamin E bôi mặt có tốt... bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc...
Xem thêm >>



0899 955 990